Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

lan hồ điệp , địa lan shop , cửa hàng bán ở tại vĩnh phúc , lan ho diep dia lan vinh phuc

Địa chất, khoáng sản Vĩnh Phúc

        Có thể nói tiềm năng to lớn nhất của Vĩnh Phúc là đất. Đất ở đây có nhiều loại. Không kể vùng núi cao Tam Đảo, Vĩnh Phúc chủ yếu là bán sơn địa, vùng trung du, vùng đồi đất thấp và đồng bằng. 
     Vùng đồi gò trung du Vĩnh Phúc kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên là vùng đất mở rộng từ chân núi Tam Đảo ra tới gần quốc lộ 2. Đây là vùng phù sa cổ đ­ược nâng lên, có tầng dày đất sét pha cát có lẫn một ít sỏi và cuội rất thích hợp để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và cây l­ương thực phụ. 
     Vùng đồng bằng châu thổ kéo dài từ vùng đồi gò ra tận thung lũng sông Hồng, sông Lô. Đây là vùng đất phù sa mới, đ­ược bồi tụ trong thời toàn tân, chứa nhiều khoáng chất và vi lư­ợng nên rất phì nhiêu, mầu mỡ, sẵn nư­ớc cộng với khí hậu ôn hoà, rất thuận lợi cho việc thâm canh phát triển nền công nghiệp trồng lúa nước. Nhờ vậy, mà đất ở Vĩnh Phúc, kể cả vùng gò đồi lẫn đồng bằng châu thổ đã sớm đư­ợc khai phá trồng trọt từ thời dựng n­ước đầu tiên của dân tộc. 
     Khoáng sản cũng là nguồn tiềm năng đáng kể của Vĩnh Phúc. Với cấu tạo địa chất phức tạp, trong quá trình tạo thành, lòng đất Vĩnh Phúc đã hình thành nên nhiều mỏ khoáng. Nguồn khoáng sản trong lòng đất Vĩnh Phúc, tuy chưa­ được điều tra một cách có hệ thống và ch­ưa có một mỏ nào đ­ược thăm dò chi tiết, song những tìm hiểu b­ước đầu của những nhà địa chất cho thấy, so với các tỉnh vùng đồng bằng và trung du, trữ l­ượng khoáng sản Vĩnh Phúc khá phong phú, bao gồm: nhóm khoáng sản nhiên liệu, nhóm kim loại, nhóm phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. 
     Nhóm khoáng sản nhiên liệu có than đá, than nâu tạo thành những giải hẹp và thấu kính ở các xã  Bạch Lưu, Đồng Thịnh (huyện Sông Lô). Nhiệt lượng các mẫu than có thể đạt từ 7.000 đến 10.000 kalo. Than nâu ở đây t­ương đư­ơng với than nâu Na D­ương. Ngoài ra, trên đất Vĩnh Phúc có số l­ượng đáng kể than bùn, tập trung ở vùng Văn Quán (Lập Thạch) và Hoàng Đan, Hoàng Lân (Tam Dư­ơng). Than bùn Văn Quán là than Humit chư­a phân huỷ hết. Địa tầng chứa than là cát kết và bột của trầm tích đệ tứ hệ tầng Hà Nội. 
     Nhóm khoảng sản kim loại gồm các điểm dọc theo đứt gãy sư­ờn tây nam dãy Tam Đảo. Đáng chú ý có barit dư­ới dạng tảng lăn ở vùng Đạo Trù, huyện Lập Thạch. Barit ở đây th­ường đi liền với chì, kẽm. Đồng có tại các điểm khoáng ở Suối Son, Đồng Giếng thuộc xã Đạo Trù, Đồng Bùa xã Tam Quan, Hợp Châu và Bản Long xã Minh Quang (huyện Bình Xuyên). Đồng ở đây th­ường đi kèm với pirit, pirotin. Vàng đ­ược xác định có khả năng tập trung dọc theo đứt gãy tây nam Tam Đảo, vì ở đây có nhiều mạch thạch anh đư­ợc xác định cùng tuổi với khoáng hoá vàng. Vàng sa khoáng cũng được phát hiện tại các vành phân tán ở Đạo Trù, Minh Quang, Thanh Lanh, Thanh Lộc. Trư­ớc đây, ng­ười Trung Quốc đã đào những đư­ờng lò dài tới 300m dọc theo các mạch thạch anh. Trên những mạch thạch anh này, thành phần vàng đạt tới 8gr trên 1m3. 
     Khoáng sản thiếc đư­ợc phát hiện trong sa khoáng ở xóm Giếng xã Đạo Trù, suối Đền Cả xã Đại Đình và ở cả Thanh Lanh. Hàm lư­ợng thiếc ở đây không thật phong phú, song nó vô cùng quan trọng để chế tạo hợp kim đồng thau. Sắt là khoáng sản khá phong phú ở Vĩnh Phúc, chủ yếu tập trung thành 2 giải: Giải quặng sắt Bàn Giải (huyện Lập Thạch) nằm trên quả đồi chứa sắt manhetic, hematit dài 200m, rộng 50m. Manhetic ở đây thuộc loại sắt từ để sản xuất sắt từ tính. Giải sắt Khai Quang ở Vĩnh Yên dài hàng chục km nh­ưng không liên tục từ Đạo Tú, Thanh Vân thuộc Tam Dư­ơng qua Định Trung về Khai Quang. Quặng sắt ở đây chủ yếu là hematit và manhetic, hàm lư­ợng đạt tới 40-50%. Trư­ớc đây, ng­ười xư­a đã mở lò luyện sắt ở Thanh Vân - Đạo Tú, để lại hàng vạn tấn xỉ lò và đất đá thải. Ở Hư­ơng Ngọc xã H­ương Sơn cũng có một khu quặng và luyện sắt nh­ư vậy. Ngoài ra ở Đồng Bùa huyện Tam D­ương cũng phát hiện đư­ợc quặng sắt. 
     Chắc hẳn những khoáng sản kim loại này đã góp phần đ­ưa cư­ dân trên đất Vĩnh Phúc x­a sớm bư­ớc vào thời đại đồng thau và sắt sớm. 
     Nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu là Cao Lanh. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh giàu Cao Lanh, phân bố ở Tam Dư­ơng, Vĩnh Yên và Lập Thạch. Cao lanh ở Vĩnh Phúc có nguồn gốc phong hoá từ đá alumosilicat như­ granit, plagio granit và các mạch đá aplit, sierit. Có trữ lư­ợng lớn hơn cả và chất l­ượng cao là mỏ Cao Lanh ở Định Trung (Vĩnh Yên), kéo dài, không liên tục, tạo thành chuỗi, có trữ l­ượng khoảng 7 triệu tấn. Cao Lanh Định Trung gồm hai loại: cao lanh có nguồn gốc đá granit phong hóa và cao lanh do đá mạch kiềm Pecmatit, sierit đư­ợc phong hoá triệt để từ các đá thuần fenspat. Cao lanh Định Trung có thể dùng để sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa. Ngoài Cao Lanh, ở Vĩnh Phúc còn có mica ở Lập Thạch, Vĩnh Yên, Keramzit ở Lập Thạch. 

     Nhóm vật liệu xây dựng bao gồm đất sét làm gạch ngói, đá xây dựng, cuội cát sỏi. Ở Vĩnh Phúc có các mỏ đất sét lớn như­ Đầm Vạc, Quất L­u, Bá Hiến. Sét đồng bằng có nguồn gốc trầm tích sông, biển, đầm hồ, có độ mịn cao, dẻo dùng làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm. Ở chân các gò đồi trung du chạy dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên đến Phúc Yên có nhiều vỉa cội quarzit là nguyên liệu rất tốt để chế tạo công cụ bằng đá của ng­ười nguyên thuỷ. 
ĐỊA CHẤT          
         Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phân bố 6 nhóm đá khác nhau:
Các đá biến chất cao: Phân bố ở khu vực bắc Hương Canh, trung tâm các huyện Lập Thạch, Tam Dương tạo thành dải kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam, gồm các đá gneis giàu plagioclas, biotit, silimanit, đôi chỗ gặp quartzit chứa mica hệ tầng Chiêm Hóa (PR 3 - € ch).
Các đá trầm tích lục nguyên màu đỏ: Phân bố ở phía đông nam Tam Đảo, vùng Đa Phúc, bao gồm cát kết, đá phiến sét màu đỏ nâu, phớt lục, phớt tím xen kẽ với bột kết, đá phiến sét phớt đỏ hệ tầng Nà Khuất (T2 nk).
            Các đá trầm tích lục nguyên có chứa than: Phân bố thành dải hẹp ở khu vực Đạo Trù (huyện Tam Đảo),  thành phần gồm cuội kết, cát kết, đá phiến sét, sét than và lớp than đá; phần trên gồm cát kết, bột kết, đá phiến sét màu xám vàng, xám sẫm thuộc hệ tầng Văn Lãng (T3n-r vl). Các trầm tích Neogen lộ ra ở khu vực tây nam huyện Lập Thạch, dọc rìa tây nam huyện Tam Đảo, nằm kẹp giữa các hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô, bao gồm tảnh kết, cát kết ở phần dưới chuyển lên bột kết và sét kết màu xám đen.
Trầm tích bở rời: các trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng rãi ở phần phía Nam tỉnh, chạy dọc các thung lũng sông Hồng, sông Lô, bao gồm cuội, sỏi, cát, sét vàng, sét bột phong hóa laterit màu sắc loang lổ; sét màu xám xanh, xám vàng phong hóa laterit yếu; kaolin, sét xanh, sét đen của hệ tầng Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình.
Các đá phun trào phân bố ở phần đông bắc tỉnh, chiếm toàn bộ dãy núi Tam Đảo, bao gồm: các đá ryolit đaxit, ryolit porphyr, felspat, plagioclas; tướng á phun trào: xuyên cắt các đá phun trào, gồm ryolit  porphyr có ban tinh lớn, ít felspat dạng đai mạch nhỏ; tướng phun nổ: các thấu kính tuf chứa ít các mảnh dăm, bom núi lửa của hệ tầng Tam Đảo (J-K1(?) tđ). Các đá phun trào Tam Đảo chủ yếu là đá ryolit, một số là đaxit.
 Các đá magma xâm nhập thuộc phức hệ sông Chảy, phân bố ở phía tây bắc huyện Lập Thạch, bao gồm các đá: granodiorit, granit hạt từ vừa đến lớn, granit 2 mica, granit muscovit hạt vừa đến nhỏ, và các mạch aplit, pegmatit. Đặc điểm của các đá này là giàu nhôm, giàu kiềm. Các đá magma xâm nhập nằm trong hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam, gồm hệ thống đứt gãy sông Chảy và sông Lô.

Thủy văn mặt


Thủy văn mặt
Mạng lưới thủy văn Vĩnh Phúc có 4 con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Cà Lồ. Lượng nước hàng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm 2 hệ thống sông chính: Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cà Lồ. 
Hệ thống sông Hồng: Gồm sông Hồng với 2 nhánh lớn là sông Đà ở bờ bên phải và sông Lô ở bờ bên trái, cùng với 2 nhánh của sông Lô là sông Chảy ở Tuyên Quang và sông Đáy ở Vĩnh Phúc.
 Sông Hồng: chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ vào địa phận Vĩnh Phúc ở ngã ba Hạc đến xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, dài 41 km. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là 3.860 m3/s, lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp 3 lưu lượng sông Lô và gấp đôi lưu lượng sông Đà. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất vào mùa cạn là 1.870 m3/s. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là 8.000 m3/s. Lưu lượng lớn nhất là 18.000 m3/s. Mực nước cao trung bình là 9.57m, hàng năm lên xuống thất thường, nhất là về mùa mưa, có những cơn lũ đột ngột, nước dâng lên nhanh chóng, có khi tới 3m trong 24 giờ. Mực nước đỉnh lũ thường cao hơn mực nước mùa khô trên dưới 9m (trong cơn lũ lịch sử năm 1971, dao động tới 11,68m).  Về mùa khô, hệ thống sông Hồng là nguồn cấp nước chính và vô tận cho các trạm bơm hút lên tưới cho đồng ruộng xung quanh. Với hàm lượng phù sa cao, tối đa có thể lên tới 14 kg/m3, số lượng phù sa lớn, mỗi năm có thể lên tới 80 triệu m3 hoặc 130 triệu tấn, chất lượng phù sa tốt, nước sông còn chứa nhiều chất khoáng, sông Hồng đã bồi đắp cho Vĩnh Phúc dải đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. Hiện nay, sông vẫn tiếp tục bồi phù sa cho đồng bãi ven bờ và cả cho ruộng trong đê qua những con ngòi thông ra sông.
          Sông Lô: Chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Yên, huyện Sông Lô, qua xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường đến ngã ba Bạch Hạc thì đổ vào sông Hồng, có chiều dài tổng cộng là 34 km. Lưu lượng dòng chảy bình quân năm 1996 là 1.213 m3/s; về mùa mưa lên tới 3.230 m3/s; cao nhất năm 1996 là 6.560 m3/s, biên độ dao động mực nước trung bình là 6m, năm 1971 chênh nhau tới 11,7m. Hàm lượng phù sa của sông Lô ít hơn của sông Hồng. Vào mùa mưa lũ lượng phù sa là 2.310 kg/m3. Mùa cạn, nước sông trong xanh, hầu như không mang phù sa. So với sông Hồng, hàm lượng phù sa của sông Lô ít hơn song lại giàu chất phù sa hơn. Dòng sông Lô hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho bờ bãi hai bên, nhưng diện bồi và lượng bồi ít hơn sông Hồng. Sông Lô còn tiếp thêm nước cho hệ thống thủy lợi Liễn Sơn qua trạm bơm Bạch Hạc.
          Sông Đáy: Chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn ở bờ phải và xã Yên Dương huyện Lập Thạch. Ở bờ trái, chảy giữa huyện Lập Thạch và hai huyện Tam Dương, Vĩnh Tường dài 41,5 km rồi đổ vào sông Lô giữa xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch và xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường. Sông Đáy có lưu lượng bình quân là 23 m3/s; lưu lượng cao nhất là 833 m3/s; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ 4 m3/s, có quãng sông cạn có thể lội qua được. Sông Đáy cũng có lưu lượng phù sa như sông Lô (2,44 kg/m3) nhưng có vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp nước cho hệ thống thủy nông Liễn Sơn dài 175 km, tưới cho 14.000 ha ruộng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Mê Linh.
Hệ thống sông Cà Lồ: Chảy trong nội tỉnh, sông Cà Lồ và các chi lưu của nó, đáng kể nhất là sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ, suối Cheo Meo...
    Sông Cà Lồ: là một nhánh của sông Hồng tách ra. Sông Cả Lồ chảy từ xã Vạn Yên, huyện Mê Linh theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh, vòng quanh thị trấn Phúc Yên rồi theo đường vòng cung rộng phía Nam hai huyện Kim Anh và Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn), có chiều dài 86 km. Nguồn nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30 m3/s. Lưu lượng cao nhất về mùa mưa là 286 m3/s. Tác dụng chính của sông là tiêu úng vào mùa mưa lũ. Riêng khúc sông đầu nguồn cũ từ Vạn Yên đến sông Cánh đã được đắp chặn lại ở gần thôn Đại Lợi (Mê Linh), dài gần 20 km, biến thành một hồ chứa nước lớn tưới ruộng và nuôi cá.
Sông Phan: Bắt nguồn từ núi Tam Đảo, thuộc địa phận các xã Hoàng Hoa, Tam Quan, Hợp Châu, chảy qua các xã Duy Phiên, Hoàng Lâu (Tam Dương), Kim Xá, Yên Lập, Lũng Hòa, Thổ Tang (Vĩnh Tường) theo hướng Đông Bắc- Tây Nam; vòng sang hướng Đông Nam qua các xã Vũ Di, Vân Xuân (Vĩnh Tường) rồi theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã Tề Lỗ, Đồng Văn, Đồng Cương (Yên Lạc) đổ vào Đầm Vạc (Vĩnh Yên), qua xã Quất Lưu chảy về Hương Canh (Bình Xuyên) qua xã Sơn Lôi, nhập với sông Bá Hạ rồi đổ vào sông Cà Lồ ở địa phận xã Nam Viêm (Mê Linh).
Sông Cầu Bòn: Bắt nguồn từ Thác Bạc núi Tam Đảo, đổ xuống làng Hà, xã Hồ Sơn hợp với suối Xạ Hương, suối Bàn Long thuộc xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, chảy từ phía Bắc xuống phía Nam qua các xã Gia Khánh, Hương Sơn, Tam Hơp rồi đổ vào sông Cánh xã Tam Hơp đều thuộc huyện Bình Xuyên.
         Sông Phan và sông Cầu Bòn hình thành nên một đường vòng cung, hai đầu móc vào sườn Tam Đảo. Về mùa khô, mực nước hai con sông này rất thấp, nhiều chỗ có thể lội qua được. Nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo trút xuống không tiêu kịp vào sông Cà Lồ thường ứ lại ở Đầm Vạc và làm ngập úng cả một vùng ruộng giữa hai huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.
         Phía Đông huyện Yên Lạc ngày nay còn lại nhiều dải đầm dài thuộc địa phận các xã Bình Định, Minh Tân, Tam Hồng, Liên Châu.
Sông Bá Hạ: Bắt nguồn từ suối Nhảy Nhót giữa xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên và xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, sông Bá Hạ chảy giữa xã Bá Hiến (Bình Xuyên) và xã Cao Minh (Mê Linh) đến hết địa phận xã Bá Hiến, đầu xã Sơn Lôi (Bình Xuyên), nhập với sông Cánh chảy về sông Cà Lồ.
Suối Cheo Meo: Bắt nguồn từ xã Minh Trí (Sóc Sơn), chiều dài 11,5 km, đổ vào sông Cà Lồ ở xã Nam Viêm (Mê Linh).
Ngoài ra Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn, có tới 94 hồ lớn nhỏ với khả năng cung cấp nước tưới cho 33.500 ha đất canh tác nông nghiệp.
Các hồ thiên tạo như: Đầm Vạc, Đầm Dưng, Vực Xanh, vực Quảng Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường), đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Lập Thạch), đầm Riệu (Phúc Yên). .. Các đầm hồ nhân tạo gồm: hồ Đại Lải (Phúc Yên), hồ Xạ Hương (Bình Xuyên), hồ Làng Hà (Tam Dương), hồ Vân Trục, hồ Bò Lạc (Sông Lô).. .


Khai mạc Hội báo Xuân Vĩnh Phúc năm 2013

Sáng 20/2/2013, tại Thư viện tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Vĩnh Phúc năm 2013. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Văn Trì, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Thị Tuyến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Văn Phóng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Cùng dự có lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; đại diện các sở, ngành, huyện, thành, thị; các cơ quan báo chí trên địa bàn.

 Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Hội Nhà báo Việt Nam cắt băng khai mạc Hội báo Xuân 
Tham gia trưng bày tại Hội báo Xuân Vĩnh Phúc năm 2013 có 7 đơn vị: Hội Nhà báo tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Thông tấn xã Việt Nam tại Vĩnh Phúc. Với quy mô mở rộng, Hội Báo Xuân năm nay quy tụ hàng trăm ấn phẩm mừng xuân của các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương; báo xuân Vĩnh Phúc, báo điện tử cùng các ấn phẩm xuân của các sở, ngành, địa phương trong tỉnh. Gian trưng bày của các đơn vị còn cung cấp những thông tin chính về quá trình phát triển, thành tựu cơ bản đạt được trong những năm qua.

Phát biểu tại Hội báo Xuân, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Thị Tuyến nhấn mạnh, những năm qua, hoạt động báo chí đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước và của tỉnh. Các cơ quan báo chí trung ương và địa phương đã tích cực tuyên truyền, cổ vũ nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đồng thời, phản ánh sinh động, kịp thời ý chí, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Từ đó, góp phần quan trọng trong định hướng dư luận xã hội, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền và cơ quan Nhà nước các cấp; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.  
  Đ/c Dương Thị Tuyến và các đại biểu tham quan gian trưng bày của Sở TT&TT

Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2013 và những năm tiếp theo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan báo chí làm tốt công tác tuyên truyền, trong đó, tập trung giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử dân tộc, góp phần củng cố và tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Tiếp tục tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua yêu nước ở địa phương và việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Đẩy mạnh tuyên truyền công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tiến độ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, giải quyết việc làm; công tác an ninh - quốc phòng, kiềm chế các tệ nạn xã hội và giảm thiểu tai nạn giao thông,...
Sau lễ khai mạc đã diễn ra Hội thảo về nâng cao chất lượng tuyên truyền báo chí năm 2013. Các đại biểu tập trung thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ những người làm báo; đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng tin, bài và việc tăng cường phối hợp, cung cấp thông tin, đối thoại, trao đổi giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ quan báo chí.
Hội báo Xuân Vĩnh Phúc năm 2013 sẽ diễn ra đến hết ngày 22/2/2013. 

 Vinh Quang

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc



Ngày 25/2/2013, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam và Đoàn công tác T.Ư Đảng đã tới thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc. Đón tiếp và làm việc với Đoàn có các đồng chí: Phạm Văn Vọng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Trường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị.
Báo cáo với đồng chí Tổng Bí thư  và Đoàn công tác T.Ư Đảng kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua, đồng chí Phạm Văn Vọng khẳng định: Khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với sự điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế trong nước, diễn biến bất thường của thời tiết… đã tác động không nhỏ đến sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, vững vàng trước cam go, thử thách, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Phúc đã chung sức đồng lòng, từng bước tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tỉnh đã tự cân đối ngân sách, nằm trong top đầu những tỉnh có số thu lớn nhất cả nước và có đóng góp ngân sách cho Trung ương. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều kết quả; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính sách an sinh xã hội được quan tâm. 
 Sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Vĩnh Phúc đã hoàn thành việc tổ chức kiểm điểm ở cấp tỉnh và các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc. Qua kiểm điểm đã làm rõ những ưu, khuyết điểm, hạn chế của tập thể, cá nhân, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đặc biệt, Chỉ thị 11 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức các ngày kỷ niệm, không uống rượu, bia trong ngày làm việc và không hút thuốc lá nơi công sở được ban hành nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đồng tình, ủng hộ và thực hiện nghiêm túc, được dư luận nhân dân đánh giá cao. Về công tác tổ chức cán bộ, các cấp ủy Đảng trong tỉnh đã hoàn thành việc quy hoạch cấp ủy và chức danh lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2015 – 2020. Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm đáng kể, nhất là đơn thư nặc danh, tố cáo sai, tố cáo không đúng sự thật.
Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận, biểu dương Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đã đồng tâm nhất trí, phát huy nội, ngoại lực, phấn đấu đạt kết quả ấn tượng trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước. Đồng chí hoan nghênh Vĩnh Phúc đã tổ chức triển khai chặt chẽ, quyết liệt, thận trọng, công phu Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Đồng thời, yêu cầu tỉnh tiếp tục bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả bước đầu thực hiện đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình; chuẩn bị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; tổ chức các đoàn đi kiểm tra việc thực hiện sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm sau kiểm điểm; tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định để thực hiện tốt các nhóm giải pháp, biện pháp Ban thường vụ Tỉnh ủy đã nêu trong báo cáo kiểm điểm.
Đồng chí Tổng Bí thư nhất trí với những kiến nghị, đề xuất của tỉnh liên quan đến việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4; tăng vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA để hỗ trợ Vĩnh Phúc đầu tư một số dư án trọng tâm, trọng điểm.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác T.Ư đã đến thắp hương tại Nhà lưu niệm Bác Hồ và trồng cây lưu niệm tại khu công viên quảng trường tỉnh.  
Bích Phượng-Văn Song

Lễ giao nhận quân đợt I năm 2013: Trang trọng, an toàn



Sáng 27/2/2013, thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện: Yên Lạc, Tam Đảo, Lập Thạch đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân đợt I năm 2013. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tới dự và động viên các tân binh lên đường nhập ngũ.
Các đồng chí: Phạm Văn Vọng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trung tướng Dương Đức Hòa, Ủy viên T.Ư Đảng, Tư lệnh Quân khu 2; Dương Thị Tuyến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Xuân Thuyết, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh đã tới dự lễ giao nhận quân tại thành phố Vĩnh Yên.

Đ/c Phạm Văn Vọng tặng hoa động viên các tân binh
Đợt I năm 2013, thành phố Vĩnh Yên được giao tuyển 150 tân binh, hầu hết trong số này đều viết đơn tình nguyện nhập ngũ.  
Đúng 8h30 phút, thành phố đã giao đủ quân cho các đơn vị: Sư đoàn 301 thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô, Trung tâm huấn luyện bộ đội biên phòng thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng, Lữ đoàn 301, Trung đoàn 298, Trung đoàn 406 thuộc Quân khu II.
Trước khi giao nhận quân, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Quân khu II và thành phố Vĩnh Yên đã tặng hoa, quà cho các đơn vị nhận quân và động viên các tân binh lên đường nhập ngũ.
Dự lễ giao nhận quân đợt I năm 2013 tại huyện Yên Lạc có đồng chí Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện một số sở, ngành.

 Đ/c Phùng Quang Hùng và lãnh đạo huyện Yên Lạc động viên tân binh nhập ngũ 
Đợt 1 năm nay, huyện Yên Lạc có 310 tân binh được giao về các đơn vị: Bộ Tư lệnh Biên phòng, Bộ Tư lệnh Lăng, Bộ Tư lệnh binh chủng Tăng thiết giáp, Quân khu 2, Trung đoàn 604 và Lữ đoàn 297. 
Phát biểu động viên tân binh, lãnh đạo huyện Yên Lạc hứa sẽ làm tốt công tác hậu phương quân đội để các tân binh yên tâm thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời mong muốn các đơn vị tuyển quân tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ những người con của quê hương Yên Lạc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đồng chí Nguyễn Văn Trì, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh tới dự lễ giao nhận quân đợt I năm 2013 tại huyện Lập Thạch. Cùng dự có đồng chí Phan Văn Phóng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Các đ/c: Nguyễn Văn Trì, Phan Văn Phóng tặng quà cho các tân binh
Đợt I năm 2013, huyện Lập Thạch được giao chỉ tiêu tuyển gọi 265 tân binh. Đến ngày 6/2/2013, 100% tân binh đã nhận lệnh nhập ngũ. Tân binh sau nhận lệnh đều xác định tư tưởng tốt, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Lễ giao nhận quân diễn ra trong không khí phấn khởi, trang trọng; đảm bảo an toàn.
Lễ giao nhận quân đợt I/2013 tại huyện Tam Đảo có sự tham dự của các đồng chí: Đặng Quang Hồng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Nguyễn Quốc Hùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành.


Đ/c Đặng Quang Hồng động viên tân binh lên đường nhập ngũ
Lễ giao quân đợt này, huyện Tam Đảo có 155 thanh niên lên đường nhập ngũ, được giao về Sư đoàn 301, Bộ Tư lệnh thủ đô, Đoàn 275, Bộ Tư lệnh lăng, Sư đoàn 316, Trung đoàn 406, Tiểu đoàn 20, Quân khu II.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, khám tuyển nên số lượng tân binh của huyện đảm bảo đầy đủ, chất lượng tốt; thời gian tuyển quân đúng tiến độ, giao quân nhanh gọn, an toàn. 
Đồng chí Hà Hòa Bình, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự lễ giao quân đợt I năm 2013 tại thị xã Phúc Yên. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Đ/c Hà Hòa Bình chúc các tân binh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 
Đợt I năm 2013, thị xã Phúc Yên có 170 thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc. Các tân binh được tuyển chọn trong đợt này được các đơn vị: Bộ tư lệnh Biên phòng; Sư đoàn 36; Lữ đoàn 168; Trung đoàn 406; Trung đoàn 604 Quân khu 2 đón nhận và quản lý.
Tại buổi lễ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành đã tặng hoa và động viên các tân binh yên tâm lên đường nhập ngũ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
PV

 

 Kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc




Sáng 2/3/2013, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm Vĩnh Phúc và thực hiện lời căn dặn của Người (2/3/1963-2/3/2013). Dự buổi lễ có các đồng chí: Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các bộ, ngành: Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội; lãnh đạo Tỉnh ủy Phú Thọ, Quân khu II. Về phía tỉnh có các đồng chí: Phạm Văn Vọng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Trường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV, BCH Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị;  các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh; các cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, đại diện các tầng lớp nhân dân cùng những nhân chứng đã vinh dự được gặp Bác Hồ trong những lần Người về thăm Vĩnh Phúc.
Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Vọng nhấn mạnh: Đúng ngày này cách đây 50 năm, Bác Hồ đã đến thăm, nói chuyện với hơn 16.000 cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tại vườn hoa thị xã Vĩnh Yên. Thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ, Bác khen ngợi đồng bào, cán bộ, bộ đội, các cụ phụ lão, các cháu thanh niên, nhi đồng đã ra sức thi đua lao động sản xuất, chống hạn hiệu quả và căn dặn: “Mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên phải xung phong gương mẫu trong mọi công việc; phải ra sức đoàn kết và giúp đỡ bà con cùng tiến bộ, phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”.

Các đồng chí: Phạm Văn Vọng, Phùng Quang Hùng tặng hoa cho
các nhân chứng lịch sử từng được gặp Bác Hồ
 50 năm qua, lời dạy thiêng liêng của Người đã trở thành nguồn cổ vũ, động viên to lớn, thúc đẩy Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức, thi đua lao động sản xuất, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Vĩnh Phúc đã có những đóng góp to lớn góp phần cùng đồng bào, chiến sỹ cả nước đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Vĩnh Phúc cũng là địa phương khởi xướng, đi đầu trong phong trào khoán hộ, là cơ sở thực tiễn để Đảng ta tổng kết, tiến hành đổi mới quản lý trong nông nghiệp.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, thực hiện lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đề ra nhiều giải pháp đột phá đưa Vĩnh Phúc từ địa phương thuần nông trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17%/năm. Thu ngân sách tăng nhanh, từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên 13.528 tỷ đồng năm 2012. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ chiếm 86,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 47,4 triệu đồng/người/năm, gấp 22 lần thời điểm tái lập tỉnh. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá đạt kết quả tích cực; an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.  
Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay”. Phấn đấu giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14-15%/năm. Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 75 triệu đồng/người/năm; hằng năm, giảm 1,5-2% hộ nghèo. Đến năm 2020, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và trở thành thành phố vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng đã phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2013, với các nội dung chủ yếu: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và chương trình “Vĩnh Phúc chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tiếp tục triển khai, cụ thể hóa Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc; ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; chủ động tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển. 
Đồng chí Hoàng Văn Toàn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh thay mặt cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phát biểu hưởng ứng phong trào thi đua năm 2013, trong đó thể hiện quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh chung sức đồng lòng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Thành Long

Tiếp tục triển khai việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992



 Sáng 6/3/2013, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương trong cả nước về triển khai lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị
Dự tại điểm cầu Vĩnh Phúc có các đồng chí: Nguyễn Văn Trì, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tỉnh; Hoàng Văn Toàn, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.   

Đ/c Nguyễn Văn Trì triển khai một số nhiệm vụ sau hội nghị trực tuyến 
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường báo cáo tình hình triển khai việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên toàn quốc.
Tại Vĩnh Phúc, việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã được các cấp, các ngành tổ chức khẩn trương, nghiêm túc. Kết quả, đến nay, có 40/50 cơ quan cấp tỉnh; 9/9 huyện, thành, thị; 95/137 xã, phường đã tổ chức xong việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với tổng số 2476 ý kiến. Tỉnh cam kết sẽ hoàn thành việc tổng hợp các ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 gửi về Trung ương theo đúng thời gian quy định. 
Để việc triển khai lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đạt hiệu quả cao, các địa phương đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp tục tạo sự hưởng ứng sâu rộng và thu được những ý kiến góp ý kiến tâm huyết, chất lượng của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, kéo dài thêm thời gian để nhân dân tiếp tục đóng góp ý kiến.   
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương tinh thần làm việc nghiêm túc trong việc quán triệt cũng như triển khai việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Hiến pháp của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Đồng chí nhấn mạnh, việc lấy ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến thời điểm này cơ bản đã đạt yêu cầu kế hoạch đề ra, thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Đồng chí yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tập hợp đầy đủ, khách quan, trung thực các ý kiến của nhân dân; quá trình tổng hợp, không để việc lợi dụng góp ý làm sai lệch những quan điểm đúng đắn của Đảng. Các tỉnh, thành tiếp tục chỉ đạo duy trì việc lấy ý kiến của nhân dân cho đến khi Hiến pháp được thông qua.   
Quán triệt các ý kiến  chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, sau hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Văn Trì yêu cầu Ban chỉ đạo tỉnh có văn bản đôn đốc các sở, ngành, huyện, thành, thị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; đồng thời, tổng hợp ý kiến gửi về Ban chỉ đạo theo đúng kế hoạch đã đề ra. Các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự đồng tình, hưởng ứng trong các tầng lớp nhân dân.  
Bích Hằng

 Huyện ủy Yên Lạc: Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII



 Sáng 6/3/2013, huyện ủy Yên Lạc tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Nguyễn Thế Trường, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Phan Văn Phóng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo các huyện, thành, thị ủy. 
15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, với sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và sự hưởng ứng của nhân dân, huyện Yên Lạc đạt được kết quả khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2012 đạt 15,31%, tăng hơn 2 lần so với năm 1997; Yên Lạc là huyện đầu tiên trong tỉnh được công nhận phổ cập mẫu giáo 5 tuổi; toàn huyện có 47/62 trường học đạt chuẩn quốc gia; nhiều năm liền, thành tích ngành giáo dục Yên Lạc dẫn đầu toàn tỉnh.
 Đến nay, huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,41% năm 2000 xuống còn 5,67% năm 2012; mỗi năm, huyện giải quyết việc làm cho 1.500-2.000 lao động. Toàn huyện hiện có 12/17 xã, 145/162 thôn, làng có nhà văn hóa. Hết năm 2012,  có 92,2% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, tăng 28% so với năm 1998; 92,8% làng văn hóa, tăng 13% so với 1998; 100% số thôn, làng có hương ước, quy ước được phê duyệt.  Phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng diễn ra sôi nổi, rộng khắp với 6 chiếu chèo, 60 câu lạc bộ thể dục thể thao. Trên địa bàn huyện có 204 công trình văn hóa, trong đó có 11 di tích quốc gia, 73 di tích cấp tỉnh.

Các tập thể đạt thành tích xuất sắc nhận giấy khen của huyện ủy
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thế Trường đã ghi nhận và biểu dương những thành tích Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lạc đạt được, đồng thời yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện tiếp tục tăng cường chỉ đạo việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa; tiếp tục phát huy tiềm năng công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá văn hóa đặc sắc; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, văn hóa, văn nghệ đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tại hội nghị, có 13 tập thể và 12 cá nhân được Huyện ủy khen thưởng vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII./.
Phạm Hồng Hải
 PTBTT Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng: Lắng nghe, chia sẻ với thanh niên



 Sáng 7/3/2013, đồng chí Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với  500 cán bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên trong tỉnh về các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh, các vấn đề liên quan đến thanh niên. Cùng dự có lãnh đạo Tỉnh đoàn; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể.

Đ/c Phùng Quang Hùng giải đáp các thắc mắc của thanh niên
Tại buổi đối thoại, đồng chí Phùng Quang Hùng thông báo tóm tắt về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua; định hướng phát triển trong thời gian tới và những chủ trương, chính sách của tỉnh nhằm giải quyết khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Từ những gợi mở của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, đã có gần 20 ý kiến phát biểu của các đoàn viên thanh niên xung quanh những chủ trương, giải pháp của tỉnh về quản lý quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung trung trong nông nghiệp; việc giao đảm nhận các công trình tham gia xây dựng nông thôn mới cho thanh niên; công tác đào tạo nguồn nhân lực; chính sách ưu tiên cho bộ đội xuất ngũ, nhà ở xã hội cho công nhân; chủ trương phát triển du lịch; chính sách, nguồn vốn hỗ trợ đối với thanh niên đi xuất khẩu lao động; phụ cấp cho cán bộ Đoàn tại các doanh nghiệp…

  Đoàn viên Nguyễn Đức Tuấn nêu ý kiến tại hội nghị 
Là người đầu tiên gửi câu hỏi đến Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Bí thư Đoàn thanh niên xã Yên Phương, huyện Yên Lạc Lê Văn Phấn bày tỏ những băn khoăn về công tác quy hoạch và quản lý đô thị, giải quyết việc làm còn nhiều bất cập; mong muốn được biết về các chủ trương, giải pháp của tỉnh để làm tốt công tác này.
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng khẳng định, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch luôn đi trước một bước. Để làm tốt công tác quy hoạch và quản lý đô thị, trước tiên phải làm tốt công tác quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, quy hoạch ngành, lĩnh vực. Đến nay, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh, thành đầu tiên của cả nước hoàn thành khép kín quy hoạch, từ quy hoạch chung phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành, thị. Trong đó, đáng mừng nhất là đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.  
Đồng chí cũng cho biết, với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Vĩnh Phúc đang tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho các doanh nghiệp. Năm 2012, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 37 về một số chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015. Theo Nghị quyết này, tỉnh sẽ hỗ trợ cho mỗi học sinh theo học cao đẳng nghề 400.000 đồng/tháng; trung cấp nghề, bổ túc văn hóa và học nghề 350.000 đồng/tháng. Vĩnh Phúc không thiếu việc làm cho người lao động, bởi hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 5.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do tay nghề của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp FDI nên tình trạng thừa người, thiếu thợ vẫn xảy ra. Riêng vấn đề xuất khẩu lao động, nhất là đối với bộ đội xuất ngũ luôn được coi là bài toán khó, bởi trình độ, tính kỷ luật của người lao động Vĩnh Phúc chưa cao và họ còn trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.  
Về Chương trình xây dựng nông thôn mới, Bí thư Đoàn thanh niên xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường Nguyễn Văn Hải nêu ý kiến, thời gian qua, đoàn thanh niên các huyện, thành, thị đã triển khai thực hiện Chương trình này bằng nhiều hoạt động cụ thể. Hầu hết các cơ sở đoàn đều mong muốn được đảm nhận một số công trình như: làm đường giao thông nông thôn, xây dựng kênh mương nội đồng để tạo việc làm cho thanh niên. Nhưng hiện nay, các công trình phải qua nhiều khâu như đấu thầu, tư vấn...Câu hỏi được đặt ra là, vậy các cơ sở đoàn phải làm gì để được giao đảm nhiệm các công trình này? 
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm của toàn dân. Trong 19 tiêu chí, khó nhất là xây dựng hạ tầng giao thông và thủy lợi. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo và cùng vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và nhân dân, đến nay, Vĩnh Phúc đã hoàn thành 90% việc xây dựng giao thông nội đồng. Riêng tại 20 xã điểm, sau 2 năm triển khai Chương trình, đã hoàn thành 4/19 tiêu chí: quy hoạch, điện, bưu điện và nhà ở dân cư; 2 xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch và Tam Hợp, huyện Bình Xuyên đạt 14 tiêu chí; 18 xã đạt từ 9-13 tiêu chí. Trong 19 tiêu chí, hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 6 tiêu chí: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thu nhập và môi trường.  
Hiện tỉnh đang giao các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu cơ chế hỗ trợ cụ thể cho xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Từng xã điểm rà soát lại diện tích đất cần cho xây dựng 2 loại giao thông này để tỉnh có cơ chế hỗ trợ. Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh xây dựng cơ chế, trách nhiệm triển khai, thực hiện cụ thể từng tiêu chí ở các địa phương. Sở Công thương, Lao động – Thương binh và Xã hội rà soát, đánh giá lại hiệu quả công tác đào tạo việc làm cho người lao động để có kế hoạch thực hiện trong thời gian tới. Sở Xây dựng giúp các địa phương tính toán lại diện tích, kiến trúc xây dựng nhà văn hóa thôn, chợ, tụ điểm chợ và nghĩa trang.
Đồng chí mong muốn các đoàn viên thanh niên tiếp tục hăng hái lao động sản xuất, đi đầu trong các phong trào thi đua. Đối với kiến nghị trên, tỉnh sẽ giao các ngành liên quan nghiên cứu để có giải pháp tối ưu nhằm huy động sức trẻ trong xây dựng nông thôn mới.  

Đ/c Phùng Quang Hùng và lãnh đạo Tỉnh đoàn trao
Giấy chứng nhận Công dân trẻ tiêu biểu tỉnh
Vĩnh Phúc năm 2012
Đối với những băn khoăn về vấn đề nhà ở cho công nhân của đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Bí thư Đoàn thanh niên phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, đồng chí Phùng Quang Hùng khẳng định, đây là vấn đề khó, vì hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 70% người lao động trong các khu, cụm công nghiệp phải thuê nhà trọ. Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã ban hành chính sách về nhà ở, thành lập Ban chỉ đạo chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản. Hiện tỉnh đang tích cực phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai dự án 3 dự án nhà cho công nhân thuê, 5 dự án nhà cho sinh viên thuê và dự án trường mầm non cho con em công nhân và người thu nhập thấp tại phường Khai Quang. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Tỉnh đoàn và các cấp công đoàn trong tỉnh tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên về các vấn đề nhà ở, lương, sinh hoạt văn hóa tinh thần để chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho họ. 
Trả lời câu hỏi, Vĩnh Phúc sẽ làm gì để khai thác, phát triển tiềm năng du lịch của tỉnh trong giai đoạn tới của đồng chí Triệu Văn Điệp, Phó Bí thư đoàn thanh niên xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, Chủ tịch UBND tỉnh Phùng Quang Hùng cho biết, Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải cùng với những địa danh nổi tiếng khác đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho ngành du lịch Vĩnh Phúc. Cùng với chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển các lĩnh vực dịch vụ và đạt được một số kết quả quan trọng.  
Giai đoạn 2006 – 2010, giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ bình quân tăng 20,4%/năm. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 16,89%. Kết cấu hạ tầng về dịch vụ được đầu tư, nâng cấp; chất lượng dịch vụ được cải thiện, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh và ngày càng phong phú, đa dạng. Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc tăng bình quân 14%/năm.
Trên cơ sở Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2020; thành lập Ban Chỉ đạo; ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch; trong đó tập trung xây dựng cơ chế đặc thù cho phát triển du lịch tại khu vực Tây Thiên, Tam Đảo, Đại Lải, Đầm Vạc – Nam Vĩnh Yên. Tăng cường đầu tư các dự án xây dựng các khu dịch vụ, du lịch trọng điểm và xây dựng, kinh doanh khai thác hạ tầng dịch vụ, du lịch. Tỉnh cũng phối hợp với Tổng cục Du lịch, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, các Đại sứ quán và Tham tán thương mại của Việt Nam; các Hội người Vĩnh Phúc ở nước ngoài để thông tin, xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Vĩnh Phúc, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc.
Giải đáp rõ ràng và thỏa đáng những vấn đề các bạn trẻ quan tâm, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng ghi nhận và đánh giá cao những kiến nghị, đề xuất của các đoàn viên thanh niên. Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành và Tỉnh đoàn tiếp thu nghiên cứu, tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh các biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp./.
 Thanh Nga- Vinh Quang

Sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch Vĩnh Phúc năm 2013



Chiều 7/3/2013, đồng chí Phùng Quang Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các cơ quan liên quan báo cáo tiến độ và công tác chuẩn bị cho Tuần Văn hóa - Du lịch Vĩnh Phúc năm 2013. Cùng dự có các đồng chí: Hà Hòa Bình, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Thị Tuyến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 
Theo báo cáo của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, đến nay, công tác chuẩn bị cho Tuần Văn hóa - Du lịch Vĩnh Phúc năm 2013 cơ bản hoàn tất. Đặc biệt, các nghi lễ tâm linh và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao như: nghi lễ dâng hương tưởng niệm 584 năm ngày mất của anh hùng dân tộc – Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn; Liên hoan hát văn, hát chầu văn các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và chương trình nghệ thuật Lễ khai mạc được chuẩn bị công phu. Công tác tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm được đẩy mạnh.  
Kết luận hội nghị, đồng chí Phùng Quang Hùng yêu cầu UBND huyện Lập Thạch sớm hoàn thiện việc chỉnh trang sân bãi tại xã Sơn Đông; Công ty cổ phần thương mại Sông Hồng thủ đô hoàn thành việc kè hồ, san đất mặt bằng, làm đường trước Nhà hát tỉnh, hệ thống ánh sáng tại khu vực quảng trường Nhà hát tỉnh. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, nhất là tại các khu vực trọng yếu. Huyện Tam Đảo làm tốt công tác chuẩn bị trang phục cho lễ cáo, lễ rước, lễ dâng hương tưởng niệm Quốc Mẫu Tây Thiên. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh – Truyền hình, Cổng Thông tin – Giao tiếp điện tử đẩy mạnh công tác truyền trước, trong và sau thời điểm diễn ra Tuần Văn hóa - Du lịch./.
Thanh Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét