Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

lan hồ điệp , địa lan shop , cửa hàng bán ở tại vĩnh long , lan ho diep dia lan vinh long


Giới thiệu tổng quan về Vĩnh Long
1. Vị trí địa lý:
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2 bằng 0,4% diện tích cả nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước
2. Khí hậu:
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25oC đến 27oC, nhiệt độ cao nhất 36,9oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7,3oC.
- Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng trong 1 ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp hàng năm đạt 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.550-2.700 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
- Độ ẩm không khí bình quân 80-83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% và tháng thấp nhất là 77% (tháng 3).
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi bình quân theo tháng vào mùa khô là 116-179 mm.
- Lượng mưa trung bình đạt 1.450 - 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân 100 - 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).
Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khi hậu cực đoan nhưng những hiện tượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,v.v..có thể là những tác động ban đầu của biến đổi khí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm khi bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế-xã hội nói chung.
3. Đặc điểm địa hình:
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thuỷ bộ.
- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa).
Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng biến đối khí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế kỷ những vùng có cao trình 0,5 m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1 m).
4. Dân số:
Theo số liệu thống kê dân số trung bình tỉnh Vĩnh Long năm 2010 là 1.031.994 người, tăng hơn 30 ngàn người so với 10 năm trước hay tương đương dân số của 2 xã hiện nay. Mật độ dân số trung bình là 698 người/km2, đứng hàng thứ 2 ở ĐBSCL sau thành phố Cần Thơ, gấp 1,7 lần mật độ trung bình của ĐBSCL và 2,8 lần mật độ trung bình của cả nước.
Trừ Thành phố Vĩnh Long, mật độ dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các huyện trong tỉnh, thấp nhất là huyện Trà Ôn có mật độ 566 người/km2, bằng 82% mật độ của huyện cao nhất là Long Hồ với 780 người/km2.
Trong giai đoạn 1990 - 2000 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm nhẹ, chủ yếu do nhiều người di chuyển đến các thành phố lớn như Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh làm ăn sinh sống. Năm 1995 tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,55%,năm 2005 giảm xuống còn 1,13% và năm 2010 là 0,92%. Tỷ lệ sinh trung bình năm năm qua khoảng 0,28%o (từ 0,48%o năm 2005 xuống còn 0,2%o năm 2010).
Cũng như nhiều tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long là tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài người Kinh, các dân tộc khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh, trong đó người Khơmer chiếm gần 2,1%, người Hoa và các dân tộc khác chiếm khoảng 0,6%. Nếu như người Kinh phân bố đều ở các nơi thì người Khơmer tập trung ở một số xã vùng xa thuộc các huyện Tam Bình, Vũng Liêm, Bình Minh, Trà Ôn, người Hoa tập trung ở thành phố và các thị trấn. 
5. Tài nguyên thiên nhiên:
a. Tài nguyên đất:
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dưới tác động của sông Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất tỉnh Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm 30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích).
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không có đất lâm nghiệp): Đất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.
Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực tế sử dụng đất đến 1/1/2010 cho thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng như đất trồng cây hàng năm đều đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo hướng tăng diện tích màu và cây ăn trái. Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các huyện thị đều thống nhất tăng diện tích cây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích luân canh lúa và hoa màu. 
b. Tài nguyên nước:
- Nước ngầm:
Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình thăm dò thì nguồn nước ngầm ở Vĩnh Long rất hạn chế và chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định. Các tầng nước ngầm của Vĩnh Long như sau:
- Tầng nước ngầm ở độ sâu trung bình 86,4 m, nước nhạt phân bổ chủ yếu ở vùng ven sông Hậu và sông Tiền, bề dày tầng chứa nước không lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 46.169 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 150 m, nước nhạt phân bổ khu vực ven sông Hậu và một số xã phía Nam tỉnh Vĩnh Long. Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 86.299 m3/ngày.
 - Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 333,2 m, chất nước kém không thể khai thác.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình 425 m. Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 31.669 m3/ngày.
- Tầng chứa nước phân bổ ở độ sâu trung bình từ 439 m trở xuống. Nước nhạt chỉ phân bổ ở khu vực thành phố Vĩnh Long (ven sông Tiền). Bề dầy tầng chứa nước khá lớn. Đây là tầng chứa nước đang được khai thác nhiều bằng các giếng khoan công nghiệp. Đặc biệt đây là tầng chứa nước khoáng. Trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 19.520 m3/ngày.
- Nước mặt:
Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thống kênh rạch này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-2500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000-19.000m³/s.
- Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500-3000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.
- Sông Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có bề rộng trung bình từ 110-150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông như sau:
Phía sông Cổ Chiên: 1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525-650m³/s.
Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ văn điều hoà, lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thuỷ triều, tuy bị ô nhiễm nhẹ nhưng hoàn toàn dùng cho sinh hoạt được khi đã qua công trình xử lý nước, như vậy với tất cả các đô thị, khu dân cư có 3 con sông này chảy qua đều có thể lấy nước mặt (xử lý đạt tiêu chuẩn) để phục vụ cho nhu cầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch, đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được.
Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m3 (không kể những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau năm 2010).
Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng 200 triệu m3, chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông nghiệp với chiều dầy 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện, thành phố
  
(VinhLong Portal) - Phát triển kinh tế tập thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng qui mô sản xuất, kinh doanh và góp phần làm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Xác định được tầm quan trọng đó nên thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long luôn chú trọng phát triển loại hình kinh tế quan trọng này.

Hiện toàn tỉnh có 35 HTX nông nghiệp (trong đó có 2 Liên hiệp HTX). Với tổng vốn hoạt động 63,2 tỷ đồng, 1.489 xã viên, canh tác hơn 641,5 ha đất nông nghiệp,78,7   ha đất chăn nuôi thuỷ sản. Phần lớn các HTX hoạt động theo loại hình dịch vụ, hỗ trợ nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất và dịch vụ đầu ra sản phẩm. Một số HTX đã tham gia vào chương trình khuyến nông, khuyến công, đầu tư sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP và GLOBALGAP nên hoạt động tiếp tục ổn định và phát triển như HTX nông nghiệp Tân Quới, HTX nông nghiệp Tân Bình, HTX rau an toàn Thành Lợi huyện Bình Tân, HTX nông nghiệp Chánh An huyện Mang Thít… Tuy nhiên do phần lớn các HTX chưa đăng ký thương hiệu, chất lượng sản phẩm nên khâu tiêu thụ chưa ổn định, sản phẩm tiêu thụ còn thông qua đầu mối và nhu cầu của doanh nghiệp nên ảnh hưởng đến thu nhập của HTX, quy mô sản xuất chưa được mở rộng.
Trong lĩnh vực tín dụng - ngân hàng: Hiện toàn tỉnh có 03 Quỹ tín dụng nhân dân. Tổng số thành viên là 3.027 người, tổng nguồn vốn hoạt động 23.649 triệu đồng. Trong đó vốn điều lệ là 2.065 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,7% trong tổng nguồn vốn hoạt động, so với năm 2005 tăng 1.499 triệu đồng, nợ cho vay đến tháng 12/2010 là 20.488 triệu đồng. Các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động ổn định, thành viên được phát triển, nguồn vốn huy động, vốn cho vay đều tăng, hiệu quả hoạt động được nâng cao. Tính đến cuối tháng 8/2010, lãi của hai Quỹ tín dụng Long Hồ và Bình Minh là 528 triệu đồng, riêng Quỹ tín dụng Bình Tân mới đi vào hoạt động nên các khoản chi phí nhiều, trong khi đó nguồn thu chủ yếu là lãi cho vay chưa đến kỳ thu.
Lĩnh vực giao thông vận tải: Hiện có 16 HTX kinh doanh loại hình này, phần nhiều hoạt động theo loại hình dịch vụ hỗ trợ, một số HTX hoạt động theo loại hình tập trung và bán tập trung. Hiện đang quản lý 786 phương tiện vận tải các loại (trong đó có 218 phương tiện thủy). Phần lớn các HTX hoạt động ổn định, mở rộng luồng tuyến, chi nhánh, trạm ở một số tỉnh, thành trong khu vực. Mặc dù còn khó khăn trong cạnh tranh thị trường, nhưng nhìn chung các HTX đã duy trì tốt hoạt động, hiệu quả kinh doanh từng bước được nâng cao. Một số HTX đã mạnh dạn đầu tư vốn mua sắm mới phương tiện, mở rộng quy mô ngành nghề như sửa chữa phương tiện, xây dựng cửa hàng xăng, dầu… nâng chất lượng phục vụ, có chiều hướng phát triển tốt như HTX giao thông vận tải Long Hồ, HTX xe khách Ngọc Điệp, HTX giao thông thủy Tân Tiến…
 Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Có 04 HTX lĩnh vực thương mại dịch vụ. HTX hoạt động trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh, khai thác chợ bước đầu đạt hiệu quả tích cực và từng bước được nhân rộng; một vài mô hình HTX mới được thành lập như HTX TM-DV An Phước huyện Mang Thít, HTX TTCN - TMDV Thanh Thanh huyện Long Hồ. Điển hình HTX thương mại dịch vụ Hoàn Thiện ở Tam Bình, qua một năm hoạt động, vốn điều lệ 250 triệu đồng, 18 xã viên, doanh thu trên 1 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 400 triệu đồng, lãi 300 triệu đồng, trích lập quỹ 155 triệu đồng.
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: Hiện toàn tỉnh có 20 HTX thuộc lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp (TTCN), với tổng vốn điều lệ là 2,5 tỷ đồng, số xã viên là 98 người, số lao động khoảng 2000 người, thu nhập bình quân từ 1,0 đến 1,4 triệu đồng/người/tháng. Các HTX vừa giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong nông thôn, vừa tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Nhiều HTX hoạt động hiệu quả như: HTX TTCN An Phú, HTX TTCN Đồng Tiến, HTX TTCN- TM-DV Thanh Thanh. Điển hình HTX TTCN Nhân Trí ở Vũng Liêm, thành lập tháng 02/2009 với vốn góp 500 triệu đồng, 16 xã viên, HTX đã mở rộng địa bàn hoạt động, giải quyết việc làm cho 400 lao động nhàn rỗi ở nông thôn, có thu nhập ổn định từ 1,0 đến 1,4 triệu đồng/ tháng; qua hai năm hoạt động, HTX đã ủng hộ tiền quà tết cho người lao động, tiền tập vở, tiền quà trung thu cho các em học sinh trên 60 triệu đồng.
Lĩnh vực xây dựng: Hiện nay có 14 HTX hoạt động, tổng vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, số xã viên là 125 người, số lao động khoảng 518 người, thu nhập bình quân từ 2,4 triệu đồng đến 2,8 triệu đồng /người/tháng.Trong năm năm qua, tổng doanh thu đạt trên 90,8 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 5,4 tỷ đồng, lợi nhuận thu được trên 2,2 tỷ đồng. Phần lớn các HTX xây dựng hoạt động ổn định và hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận khá cao, đời sống xã viên và người lao động không ngừng được nâng lên. Nhiều HTX đã phát triển mạnh, tạo được uy tín đối với các địa phương và các chủ đầu tư, các công trình do HTX thi công đảm bảo được chất lượng khi đưa vào sử dụng. HTX xây dựng Vũng Liêm, HTX xây dựng Tiến Phát Vũng Liêm… được bình chọn HTX điển hình tiên tiến nhiều năm liền.
 HL Nguồn BC Số: 1038 /SKHĐT.KTTT&TN
Điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Long

  Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Long 
      Vĩnh Long là Tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc vùng giữa sông Tiền - sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 136 km với tọa độ địa lý từ 9o 52' 45" đến 10o 19' 50" vĩ độ Bắc và từ 104o 41' 25" đến 106o 17' 00" kinh độ Đông. Vị trí giáp giới như sau : 
       - Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. 
       - Phía Tây và Tây Nam giáp Tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.   
 - Phía Đông và Đông Nam giáp Tỉnh Trà Vinh.       
    - Phía Tây Bắc giáp Tỉnh Đồng Tháp. 
 Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam; nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, phân bố sử dụng đất đai. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.
Với vị trí địa lý như trên trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TPHCM và các khu công nghiệp miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên TPHCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TPHCM về các tỉnh miền tây. Mặt khác đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, Vĩnh Long với vị trí địa lý có nhiều mặt lợi thế như đã nêu trên sẽ tạo động lực cho sự phát triển KTXH theo các hướng trục giao thông thủy bộ đã được quy hoạch của tỉnh.
 Địa hình, địa mạo :
Tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, có cao trình khá thấp so với mực nước biển (cao trình < 1,0 m chiếm 62,85% diện tích). Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của Tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm Tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình từ 1,2 - 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình < 0,4 m). Phân cấp địa hình của Tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:
- Vùng có cao trình từ 1,2 - 2,0 m: 29.934,21 ha - chiếm 22,74%. Phân bố ven sông Hậu, sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của Huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp và dân cư nông thôn sống tập trung ven sông rạch lớn và trục giao thông chính, đầu mối giao thông thủy bộ; nông nghiệp chủ yếu cơ cấu lúa - màu và cây ăn quả.        
- Vùng có cao trình từ 0,8 -1,2m: 60.384,93 ha - chiếm 45,86%. Phân bố  chủ yếu là đất cây ăn quả, kết hợp khu dân cư và vùng đất cây hàng năm với cơ cấu chủ yếu lúa màu hoặc 2-3 vụ lúa có tưới động lực, tưới bổ sung trong canh tác, thường xuất hiện ở vùng ven Sông Tiền, Sông Hậu và sông rạch lớn của Tỉnh .
- Vùng có cao trình từ 0,4 - 0,8 m: 39.875,71 ha - chiếm 30,28%. Phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa cao sản (chiếm 80% diện tích đất lúa) với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao; đất trồng cây lâu năm phải lên liếp, lập bờ bao mới đảm bảo sản xuất an toàn, trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trên vùng đất này.         
- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m: 1.481,15 ha - chiếm 1,12%  có địa hình thấp trũng, ngập sâu; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa ĐX-HT, lúa HT-Mùa) trong điều kiện quản lý nước khá tốt.    Vĩnh Long nằm trên trục quốc lộ 1A chạy ngang qua Tỉnh và quốc lộ 53, 54, 80 nối liền với Tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp và Quốc lộ 57 nối liền với Bến Tre. Cùng với mạng lưới sông rạch khá dầy, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước đối với nông nghiệp và là mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các Tỉnh ĐBSCL và cả nước. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc, kinh tế miệt vườn là truyền thống của Tỉnh. Khu công nghiệp của Tỉnh phân bố theo trục lộ giao thông chính như: khu công nghiệp Bắc cổ chiên, khu công nghiệp Bình Minh, khu công nghiệp Hòa Phú, khu sản xuất gạch ngói dọc theo đường Tỉnh 902... và ven sông Tiền với cảng Vĩnh Thái và khu sản xuất gạch ngói khá phát triển. Sông Mang Thít nối liền giữa sông Tiền - sông Hậu là trục giao thông thủy quan trọng của Tỉnh và ĐBSCL, đồng thời là vùng phát triển khu sản xuất công nghiệp mía đường. Ngoài ra trên địa bàn Tỉnh còn có sân bay quân sự  nhưng hiện nay khu vực sân bay này đang xuống cấp và bị lấn chiếm, tuy nhiên đây cũng là một trong những lợi thế nếu được đầu tư nâng cấp hình thành sân bay dân dụng sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Tỉnh. Ưu thế về giao thông thủy bộ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Vĩnh Long trong tương lai.
Do trong quá trình phát triển sản xuất với sự ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp như hệ thống đê bao, hệ thống kinh thủy lợi, hệ thống cống đập, kỹ thuật canh tác của từng đối tượng cây trồng nên hiện nay đang có sự thay đổi cục bộ về cao trình. Hiện nay Chính Phủ đang giao Tổng Cục Địa Chính để khảo sát để xây dựng lại bản đồ địa hình vùng ĐBSCL nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng theo mực nước biển gốc tại mũi Nai (Hà Tiên) .Vĩnh Long phân bố trọn trong vùng phù sa nước ngọt, trước đây là nơi được khai phá và phát triển sớm nhất ở ĐBSCL (khoảng trên 259 năm). Dân số năm 2001 là 1.020 triệu người, mật độ dân số khá cao 692 người/ km2 (so với ĐBSCL là 401 người/km2 và cả nước là 236 người/km2).  
 Thời tiết - khí  hậu :
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.      
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28oC, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1oC. Nhiệt độ tối cao 36,9oC; nhiệt độ tối thấp 17,7oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8oC.
* Bức xạ: Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 795.600 kcal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.           
* Ẩm độ: ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 75-79%.
* Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của Tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179 mm/tháng.       
* Lượng mưa và sự phân bố mưa: Lượng mưa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có sự chênh lệch khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm (năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dl, chủ yếu vào tháng 8-10 dl.
Ở Vĩnh Long so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm khá thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung vào mùa mưa cùng với lũ tạo nên những khu vực bị ngập úng ở phía bắc Quốc lộ 1A và những nơi có địa hình thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực.
Mặt khác Vĩnh Long là vùng có truyền thống đất học với nhiều danh nhân trí thức cùng  với sự hình thành đô thị sớm nhất trong vùng và ngày nay là nơi tập trung của các viện trường của Trung Ương và Tỉnh: Đại học dân lập Cửu Long, Trường cao đẳng cộng đồng, Trường xây dựng Miền Tây, Trường sư phạm kỹ thuật ...
        Toàn Tỉnh có 6 huyện và 1 thị xã với 107 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên 147.519 ha (có quy mô nhỏ nhất so với các tỉnh ĐBSCL)
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long họp phiên thường kỳ tháng 02
 – Ngày 01/03/2013, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức họp phiên thường kỳ nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng trong tháng 02/2013 và xác định những nhiệm vụ trọng tâm tháng 03/2013.

Trong tháng 02 tình hình KT-XH của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã thu hoạch gần 40.000ha vụ lúa Đông Xuân, đạt 63%, năng suất ước đạt 7 tấn/ha. Việc mua lúa trữ đã làm giá lúa gạo nhích lên, góp phần gỡ khó cho nông dân.
 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng ước đạt 2.390,6 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 20,42% so cùng tháng năm trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 55,25 triệu USD, tăng 45,82% so với cùng kì năm trước, đạt 13,48% kế hoạch năm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 02/2013 tăng 1,16% so với tháng trước. Tổng thu ngân sách ước đạt 342,9 tỷ đồng, đạt 12,77% dự toán năm. Do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài nên chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng đã giảm khoảng 13,57% so với tháng trước. Tổng dư nợ cho vay tính đến cuối tháng đạt 13.500 tỷ đồng, tăng 2,56% so tháng trước. Tính đến nay, nợ xấu chiếm 6,15% trên tổng dư nợ cho vay, tăng 0,09% so với cuối năm 2012.
Ảnh: Ông Nguyễn Văn Diệp – Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chủ trì phiên họp
 Trong tháng không có xảy ra dịch bệnh trên người, không phát hiện bệnh lở mồm long móng trên gia súc, bệnh cúm gia cầm và bệnh tai xanh trên heo
Nhiều hoạt động mừng Đảng- mừng xuân Quý Tỵ được tổ chức tạo không khí vui tươi phấn khởi cho nhân dân, 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo đều có quà Tết. Dịp này, tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đến thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, với tổng kinh phí 8,420 tỷ đồng. Các cơ quan đơn vị vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp trên 19 tỷ đồng để tặng 50.272 phần quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tỉnh cũng đã tổ chức thành công lễ công bố nghị quyết của chính phủ về việc thành lập thị xã Bình Minh.
Công tác trọng tâm tháng 3 được ông Nguyễn Văn Diệp chỉ đạo cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu trên cơ sở thành lập BCĐ cấp tỉnh, trong đó chú ý vấn đề chuyển đổi vật liệu gạch không nung.
Trong sản xuất nông nghiệp, ông cũng chỉ đạo tập trung thu hoạch dứt điểm lúa Đông Xuân, xuống giống lúa Hè Thu, quan tâm phòng chống hạn- mặn. Ngành nông nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng vật nuôi đang diễn biến phức tạp, có kế hoạch kiểm soát chặt để kiến nghị kịp thời cũng như hướng dẫn nông dân cách phòng trị. Bên cạnh đó, tâp trung công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, ghi nhận kịp thời những vấn đề mà người dân quan tâm trong đợt lấy ý kiến này.
Các địa phương cần nắm chắc tình hình khiếu kiện, khiếu nại của người dân, làm rõ nguyên nhân do đâu khiến tai nạn giao thông, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội gia tăng. Ngoài ra, tiến hành sơ kết công tác tuyển quân đợt 1 và chuẩn bị cho công tác này đợt 2.
Ngọc Hân
 - Nhịp độ sản xuất nông nghiệp; công nghiệp tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ; hoạt động thương mại khá sôi động nhưng sức tăng không nhiều; tài chính ngân hàng duy trì hoạt động, bảo đảm vốn cho nền kinh tế và kinh phí cho quản lý, sự nghiệp, nhất là sự nghiệp văn hóa – xã hội.

 Nông nghiệp – thủy sản
Lúa đông xuân 2012 - 2013, toàn tỉnh gieo trồng được 63.529 ha, giảm 222,3 ha so với cùng vụ năm trước và đã thu hoạch khoảng 7.442 với năng suất ước đạt 6,54 tấn/ha. Đến nay đã có 7.289 ha lúa hè thu được xuống giống trên chân ruộng thu hoạch lúa đông xuân sớm và rau màu trong dịp Tết. Cây màu vụ đông xuân 2012 – 2013 đã xuống giống được 13.900 ha, tăng 13,16% so với cùng kỳ năm trước; trong đó diện tích màu xuống ruộng là 8.782 ha, chiếm 63,2% diện tích xuống giống và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngoại trừ dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn và sâu đục trái đang tấn công trên các vườn cây có múi gây thiệt hại nặng cho nhà vườn, nhìn chung các loại cây lâu năm tiếp tục phát triển. Ước sản lượng cây lâu năm thu hoạch trong 2 tháng đầu năm đạt 94.170 tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn đang được đầu tư nhiều; mô hình chăn nuôi gà theo hướng tập trung, an toàn sinh học đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên đàn gia súc, gia cầm có xu hướng phát triển chậm lại do ảnh hưởng tình hình dịch bệnh của các tỉnh trong khu vực; mặt khác giá sản phẩm gia súc, gia cầm giảm mạnh và thấp hơn giá thành, người chăn nuôi bị thua lỗ nên không mạnh dạn đầu tư tái đàn.
Toàn tỉnh hiện có 422,6 ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh, tăng 11 ha so với số đầu năm và giảm 8 ha so với cùng kỳ năm 2012; trong đó diện tích đang thả nuôi là 308,5 ha, chuẩn bị nuôi 76,6 ha, chuyển sang đối tượng nuôi khác 7,5 ha và có 30 ha treo ao. Ước sản lượng thủy sản nuôi trong tháng đạt 14.950 tấn. Lũy kế sản lượng thủy sản nuôi trong 2 tháng đạt 25.944 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá tra nuôi thâm canh đạt 23.876 tấn, cá nuôi lồng bè đạt 1.651 tấn.
Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02/2013 ước giảm 13,57% so với tháng trước và giảm 2,99% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,26% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,21%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 21,11%; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,49%.
Một số ngành công nghiệp có mức sản xuất trong 2 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm 2012 là: Sản xuất giày dép tăng 53,34%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 38,76%; may trang phục tăng 32,3%; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản tăng 29,22%; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng tăng 23,39%; sản xuất, truyền tải và phân phối điện tăng 21,28%; sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự tăng 8,87%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 7,83%... Một số ngành có mức sản xuất trong 2 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất sản phẩm gốm sứ khác giảm 10,58%; sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 21,13%; sản xuất xi măng, vôi, thạch cao giảm 27,85%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 37,69%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 41,68%; sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu giảm 46,67%...
Thương mại – giá cả thị trường
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2013 ước đạt 2.390,6 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 20,42% so với cùng tháng năm trước; lũy kế 2 tháng đầu năm đạt 4.678,4 tỷ đồng, tăng 15,58% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành thương nghiệp tăng 20,52%, khách sạn - nhà hàng tăng 15,71%, du lịch giảm 2,76% và dịch vụ tăng 15,01%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 02/2013 ước đạt 21,14 triệu USD, giảm 38,03% so với tháng trước và tăng 17,59% so cùng tháng năm trước; 2 tháng đầu năm đạt 55,25 triệu USD, tăng 45,82% so với cùng kỳ năm trước và đạt 13,48% kế hoạch năm. Tổng trị giá nhập khẩu trong tháng 2/2013 ước đạt 7,54 triệu USD, giảm 13,06% so với tháng trước và giảm 34,17% so với cùng tháng năm trước; lũy kế trong hai tháng đầu năm đạt 16,2 triệu USD, giảm 5,44% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2013 tăng 1,16% so với tháng trước; trong đó khu vực thành thị tăng 1,02%, khu vực nông thôn tăng 1,21%. Sau hai tháng (tức tháng 02/2013 so với tháng 12 năm trước) chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,46%, thấp hơn 1,76% so với cùng kỳ. Tuy vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong hai tháng đầu năm tăng 10,57% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 4,93% so với số liệu tương ứng của năm 2012.
Tài chính - ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước(kể cả các nguồn thu phản ảnh qua ngân sách nhà nước)  đến cuối tháng 02/2013 ước thực hiện được 342,9 tỷ đồng, đạt 12,77% dự toán năm và giảm 10,61% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các khoản thu cân đối ngân sách địa phương 279,6 tỷ đồng, đạt 14,59% và giảm 9,46% so với cùng kỳ năm trước; các khoản thu phản ảnh qua ngân sách nhà nước 63,2 tỷ đồng, đạt 8,21% dự toán năm và giảm 15,73%.
Tổng chi ngân sách(kể cả các khoản chi phản ảnh qua ngân sách nhà nước) đến cuối tháng 02/2013 ước thực hiện được 670,4 tỷ đồng, đạt 14,79% dự toán năm và tăng 27,73% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chi cân đối ngân sách địa phương 620,2 tỷ đồng, đạt 16,48%; các khoản chi phản ảnh qua ngân sách nhà nước 50,2 tỷ đồng, đạt 6,53% dự toán năm.
Số dư nguồn vốn huy động trên địa bàn ước tính đến cuối tháng đạt 14.100 tỷ đồng, giảm 0,05% so với tháng trước và tăng 0,59% so với số đầu năm. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn ước đến cuối tháng 02 đạt 13.500 tỷ đồng, tăng 2,56% so với tháng trước và tăng 1,09% so với số đầu năm; trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 68%. Cơ cấu dư nợ cho vay trên địa bàn được cải thiện đáng kể, đến ngày 31/01/2013 có 40,67% dư nợ với mức lãi suất từ 13%/năm trở xuống, 47,87% dư nợ với lãi suất từ trên 13% đến dưới 15%/năm; dư nợ lãi suất trên 15%/năm chỉ còn chiếm 11,46%, trong đó cho vay ngắn hạn chỉ còn 7,19% so với tổng dư nợ ngắn hạn.
Tính đến 18/02/2013, nợ xấu toàn tỉnh chiếm tỉ lệ 6,15% trên tổng dư nợ, tăng 0,09 điểm phần trăm so với thời điểm cuối năm 2012. Việc xử lý nợ xấu được các tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực thực hiện bằng nhiều biện pháp theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nhà nước và chi nhành ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long nhằm phấn đấu kéo giảm nợ xấu xuống dưới 5% trên tổng dư nợ trong năm 2013.
Nguyễn Nguyên - Nguồn BC.CTK
Tình hình hoạt động thương mại 2 tháng đầu năm 2013
- Sức mua tăng không cao so với cùng kỳ năm trước; chỉ tăng mạnh tập trung vào những ngày cận Tết do ảnh hưởng của kinh tế còn khó khăn. Xuất khẩu do ảnh hưởng của Tết nên giảm trong tháng 2 nhưng tăng trong 2 tháng đầu năm.

 Theo Báo cáo của Cục Thống kê Vĩnh Long, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2/2013 ước đạt 2.390,6 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng trước và tăng 20,42% so với cùng tháng năm trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.678,4 tỷ đồng, tăng 15,58% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngành thương nghiệp tăng 20,52%, khách sạn - nhà hàng tăng 15,71%, du lịch giảm 2,76% và dịch vụ tăng 15,01%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 02/2013 ước đạt 21,14 triệu USD, giảm 38,03% so với tháng trước và tăng 17,59% so cùng tháng năm trước; 2 tháng đầu năm đạt 55,25 triệu USD, tăng 45,82% so với cùng kỳ năm trước và đạt 13,48% kế hoạch năm. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt mức tăng khá như: Xuất khẩu gạo tăng gấp 2,2 lần về sản lượng và tăng 73,45% về giá trị; giày da tăng 35,31%; hàng thủy sản tăng 88,37%; hàng dệt may tăng 61,91%. Có 3/8 nhóm hàng giảm mạnh nhưng do quy mô nhỏ nên ảnh hưởng không đáng kể đến mức tăng tổng kim ngạch.
Tổng trị giá nhập khẩu trong tháng 2/2013 ước đạt 7,54 triệu USD, giảm 13,06% so với tháng trước và giảm 34,17% so với cùng tháng năm trước; lũy kế trong hai tháng đầu năm đạt 16,2 triệu USD, giảm 5,44% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 02/2013 tăng 1,16% so với tháng trước; trong đó khu vực thành thị tăng 1,02%, khu vực nông thôn tăng 1,21%. Hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng đều ổn định và tăng nhẹ; riêng nhóm hàng thực phẩm tăng mạnh (tăng 3,68%), ăn uống ngoài gia đình tăng 1,66%, giá gas tiếp tục được điều chỉnh giảm theo giá thế giới. Sau hai tháng (tức tháng 02/2013 so với tháng 12 năm trước) chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,46%, thấp hơn 1,76% so với cùng kỳ. Tuy vậy, chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong hai tháng đầu năm tăng 10,57% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 4,93% so với số liệu tương ứng của năm 2012 nhưng đã vượt qua 2 chữ số do chỉ số giá tiêu dùng bình quân hai tháng của 20/32 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng đã tác động làm chỉ số giá tiêu dùng chung tăng; trong đó ảnh hưởng đáng kể là giá dịch vụ y tế tăng gấp hơn 3,6 lần. Ngoài ra còn có chỉ số giá tiêu dùng một số nhóm khác tăng cao như: Điện và dịch vụ điện tăng 18,63%; dịch vụ giáo dục tăng 13,53%; dịch vụ may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 9,2%; ga và chất đốt khác tăng 8,81%, …
Nguyễn Nguyên
Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 11 và 11 tháng năm 2012
 - Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ khá nhưng vẫn thấp hơn so với tiến độ các năm trước do ảnh hưởng của tình hình khó khăn chung của cả nước.

 Tuy khu vực nhà nước giảm nhưng khu vực dân doanh và có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tăng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá cố định năm 1994) tháng 11 ước thực hiện  717,566 tỷ đồng, tăng 14,65% so tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế nhà nước 27,128 tỷ đồng, tăng 30,30%; khu vực kinh tế dân doanh 438,065 tỷ đồng, tăng 3,76%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 252,373 tỷ đồng, giảm 3,69%.
Giá trị sản xuất công nghiệp 11 tháng năm 2012 ước thực hiện 6.556 tỷ đồng, tăng 14,98% so với cùng kỳ năm 2011.
- Khu vực kinh tế nhà nước: Ước thực hiện là 255,421 tỷ đồng, giảm 26,91% so cùng kỳ năm 2011. Hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc khu vực này đều có giá trị sản xuất giảm mạnh so cùng kỳ năm 2011 như: Công ty Thuốc lá Cửu Long giảm do sản phẩm tồn kho lớn và tiêu thụ chậm, Công ty Cổ phần Cơ khí Cửu Long giảm do nguyên liệu đầu vào tăng cao gây khó khăn cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng, Xí nghiệp Phân bón Cửu Long giảm do một số thị trường truyền thống bị thu hẹp… Một số ít doanh nghiệp duy trì được tăng trưởng như: Công ty Cổ phần In Nguyễn Văn Thảnh, Công ty TNHH 1 thành viên Cấp nước Vĩnh Long, Xí nghiệp Xi măng 406 v.v… nhưng với quy mô nhỏ nên không kéo được sự sụt giảm của toàn khu vực.
- Khu vực kinh tế dân doanh: Ước thực hiện 3.865,543 tỷ đồng, tăng 14,97% so cùng kỳ năm 2011. Nhiều sản phẩm chủ yếu thuộc khu vực này duy trì được mức tăng trưởng so cùng kỳ năm 2011 như: Thủy sản đông lạnh, gạo xay xát và lau bóng, thức ăn gia súc gia cầm, nước mắm, nước uống tinh khiết, chiếu lát, cửa nhôm v.v…Tuy nhiên, vẫn có không ít sản phẩm chững lại và giảm mạnh so cùng kỳ năm 2011 như: Cát sông, thức ăn thủy sản, hột vịt muối, thảm lát, dầu nhờn, thuốc viên, vỏ nang capsule, ống tiêm kim chích, cửa sắt, tàu và xà lan...
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Ước thực hiện 2.435,038 tỷ đồng, tăng 22,34% so cùng kỳ năm 2011. Hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc khu vực này đều duy trì mức tăng trưởng cao so cùng kỳ năm 2011 như: Công ty Liên doanh Dinh dưỡng thủy sản quốc tế ANCO, Công ty Liên doanh Tỷ Xuân, Công ty TNHH ACECOOK… Các doanh nghiệp còn lại có quy mô nhỏ hơn cũng đạt mức tăng trưởng khá cao như: Công ty TNHH Quốc Thảo, Công ty TNHH BO HSING, Công ty Liên doanh Xi măng Việt Hoa v.v…
Nguyễn Nguyên
Trên 9000 tỷ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2011– 2015 và định hướng đến năm 2020
 - Ngày 23/8/2012, Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành quyết định ban hành Kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 2011– 2015, định hướng đến năm 2020 với tổng kinh phí thực hiện là 9.127,3 tỷ đồng

 Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan xây dựng phương án, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch.
Theo đó, các mục tiêu cụ thể đến 2015 của Kế hoạch bao gồm:  
- Giao thông vận tải: Cải tạo nâng cấp một số tuyến đường trọng yếu, đảm bảo kết nối, liên thông với các tuyến Quốc lộ, tạo thành hệ thống giao thông đồng bộ trong phạm vi toàn tỉnh, nâng tải trọng thông xe các tuyến đường, cầu được nâng cấp, xây dựng mới; Nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm xã đạt tiêu chí nông thôn mới ở 22 xã điểm, từng bước đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nông sản của địa phương và đảm bảo giao thông đi lại của người dân được thông suốt.
- Nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản: Xây dựng hạ tầng thủy lợi đảm bảo chủ động, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ưu tiên phát triển cánh đồng mẫu lớn, mô hình trang trại có qui mô lớn, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
- Điện lực: Đầu tư, xây dựng các đường dây trung, hạ thế, phục vụ sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt của người dân, phấn đấu đến năm 2015 bình quân đầu người đạt 822kWh/người và toàn tỉnh đạt 99,5% hộ sử dụng điện.
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hoàn thiện quy hoạch vùng cấp nước đô thị và nông thôn. Cụ thể, đối với cấp nước đô thị: đảm bảo cung cấp 100% số hộ dân sử dụng, giờ cấp nước 24/24, mức nước cung cấp bình quân 140lít/người và đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất, thương mại dịch vụ; chất lượng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia về ăn, uống. Đối với cấp nước nông thôn: Phấn đấu đạt 80% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh; có 60% hộ dân sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung.
- Thông tin truyền thông: Đảm bảo hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước thông suốt; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
Về giao thông vận tải, từ nay đến 2015 sẽ triển khai các dự án: Đường tỉnh: 13 dự án đường dài 142,628Km, 15 dự án cầu dài 733,5m; đường huyện: 9 dự án đường dài 39 Km; 8 cầu dài: 320m; đường liên ấp: 120 dự án dài 203 Km; 72 cầu dài 2.880m và 12 cống hở; hệ thống đường giao thông tại các đô thị trọng điểm của tỉnh như: Thành phố Vĩnh Long, huyện Bình Minh (chuẩn bị lên thị xã) và các khu vực chuẩn bị lên khu đô thị như: Phú Quới, huyện Long Hồ, Tân Quới, huyện Bình Tân, Cái Ngang, huyện Tam Bình, Hựu Thành, huyện Trà Ôn, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm; mở rộng nâng cấp Cảng Vĩnh Long đáp ứng nhu cầu của nhóm cảng biển số 6, khai thác hiệu quả cảng Bình Minh và cảng An Phước; đồng thời, quản lý và khai thác tốt hệ thống sông, kênh hiện có, sử dụng nguồn vốn hợp lý từ ngân sách và các nguồn vốn khác đảm bảo thông suốt, phục vụ nhu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa của tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường tỉnh còn lại, kết nối liên thông với hệ thống Quốc lộ, đường cao tốc và các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang nâng tải trọng thông xe toàn bộ các tuyến đường tỉnh, giải quyết tắc nghẽn, quá tải, đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho vùng kinh tế có tuyến đi qua, cụ thể, đường tỉnh: 12 dự án đường dài 93,76 Km, 14 dự án cầu dài 1.780 m; đường huyện: 7 dự án đường dài 31,5 Km; 10 cầu dài: 420m và đường liên ấp: 110 dự án dài 203 Km; 60 cầu dài 1.800m và 7 cống hở.
Về nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản, từ nay đến 2015 sẽ xây dựng hạ tầng thủy lợi 38 dự án, hạ tầng nông nghiệp, thủy sản 09 dự án. Giai đoạn 2016 - 2020: Ưu tiên phát triển cánh đồng mẫu lớn, mô hình trang trại có qui mô lớn, sản xuất chuyên canh, cụ thể: Xây dựng hạ tầng thủy lợi 24 dự án, hạ tầng nông nghiệp, thủy sản 15 dự án.
Về điện lực, nhu cầu công suất cực đại đến năm 2015 đạt 176,4MW. Sản lượng điện tiêu thụ đạt 947,7GWh. Điện thương phẩm tính bình quân đầu người đạt 822 kWh/người. Mục tiêu đến năm 2015 đạt 99,5% hộ sử dụng điện. Giai đoạn 2016 - 2020: Dự kiến nhu cầu công suất cực đại đến năm 2020 là 327,8MW. Sản lượng tiêu thu điện đạt 1.868GWh. Điện thương phẩm bình quân đầu người đạt 1.549kWh/người.
Về cấp nước sạch sinh hoạt, từ nay đến năm 2015 sẽ hoàn thiện quy hoạch vùng cấp nước đô thị, đảm bảo công suất cấp nước 70.640m3/ngđ; lắp đặt tăng thêm 339.000m đường ống dịch vụ, đấu nối thêm cho 29.000 hộ sử dụng; độ bao phủ về cấp nước đạt 100%; giờ cấp nước 24/24; mức nước cung cấp bình quân 140lít/người và đáp ứng nhu cầu sản xuất, thương mại dịch vụ và sinh hoạt; chất lượng nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc gia về ăn, uống; cụ thể: Xây dựng mở rộng 8 hệ thống cấp nước, công xuất tăng thêm 30.100m3/ngày đêm. Cấp nước sạch nông thôn: Nâng công suất cấp nước, đảm bảo đạt 50.000m3/ngày đêm, phấn đấu đạt 80% hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh; có 60% hộ dân sử dụng nước từ các trạm cấp nước tập trung, cụ thể: Xây dựng mới 43 trạm cấp nước, nâng cấp, mở rộng 70 trạm cấp nước. Giai đoạn 2016 - 2020, nâng công suất cấp nước đô thị ên 128.800m3/ngày đêm; tăng chiều dài mạng lưới chuyển tải và phân phối thêm 430.000md, cụ thể: Đầu tư nâng cấp mở rộng 6 hệ thống cấp nước ở thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, thị trấn Trà Ôn, thị trấn Long Hồ, thị trấn Tam Bình và khu đô thị Phú Quới. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn: Nâng công suất cấp nước tăng thêm 27.990 m3/ngày đêm. Năng lực cấp nước toàn hệ thống sẽ là 77.990 m3/ngày đêm, đảm bảo cho người dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 85 – 90% , cụ thể: Xây dựng mới: 18 trạm cấp nước, nâng cấp mở rộng: 35 trạm cấp nước.
Về tông tin truyền thông, từ nay đến năm 2015: Thực hiện 4 nhóm dự án gồm: Nhóm ban hành chính sách về phát triển công nghệ thông tin (CNTT), hỗ trợ; Nhóm dự án về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước; Nhóm dự án về phát triển hạ tầng CNTT và Nhóm dự án về đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đảm bảo hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước thông suốt; đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng. Có 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; có 85% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi thông tin nghiệp vụ; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử mức độ 3 và 30% mức độ 4. Giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện đồng bộ bốn nhóm dự án, phát triển hệ thống kết nối đa dạng, hình thành được siêu xa lộ thông tin trong toàn tỉnh và liên thông đường trục quốc gia. Hình thành xã hội thông tin, chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử và công dân điện tử. Có 100% cán bộ, công chức sử dụng hộp thư điện tử trong trao đổi thông tin nghiệp vụ; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên trên cổng thông tin điện tử mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Tham gia với các chương trình phát triển hạ tầng từ các Bộ, ngành Trung ương xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các nguồn lực phát triển đất nước. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện thẻ công dân điện tử, Chính phủ điện tử. Phát triển đồng bộ hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, chuyển sang phát sóng truyền hình mặt đất và truyền hình cáp công nghệ số; 100% các mạng cáp dọc ở các tuyến đường, phố chính tại thành phố, thị xã, thị trấn được ngầm hoá; công nghệ số được áp dụng rộng rãi trong truyền dẫn, phát sóng phát thanh.
Phước Lượng - Nguồn QĐ số: 1341/QĐ-UBND
Giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng 7 đạt 635,62 tỷ đồng
 - Theo Báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 7 ước tính đạt 635,62 tỷ đồng, tăng 3,56% so với tháng trước và tăng 15,1% so với cùng tháng năm trước.

Các khu vực kinh tế đều tăng so với tháng trước và cùng tháng năm trước nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với những tháng đầu năm; riêng kinh tế nhà nước tiếp tục giảm nhẹ so với tháng trước và giảm mạnh so với cùng tháng năm trước.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp đạt 3.851,6 tỷ đồng, tăng 15,12% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành công nghiệp có dấu hiệu chững lại và giảm mạnh như: Sản xuất tân dược, dầu nhờn, phân hóa học, ống tiêm kim chích, thức ăn thủy sản, gốm đất đỏ; đóng và sửa chữa tàu, xà lan, ... Tuy nhiên, vẫn có một số ngành tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: Chế biến thủy sản, xay xát và sản xuất bột, xi măng, sản xuất và phân phối điện, cung cấp nước, ...; đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành chế biến rau quả, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất giày dép, ... tăng trưởng khá mạnh.
Cụ thể tình hình sản xuất ở từng khu vực kinh tế như sau:Khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 26,46 tỷ đồng, giảm 0,69%; khu vực ngoài nhà nước đạt 374,28 tỷ đồng, tăng 3,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 234,87 tỷ đồng, tăng 4,65%.
Thanh Bình - Nguồn BC số: 440/BC-CTK
Công tác huy động vốn và cho vay trong 6 tháng đầu năm tiếp tục tăng
 - Mặc dù lãi suất huy động tối đa bằng VND được điều chỉnh giảm 3%/năm so với đầu năm nhưng nguồn vốn huy động trên địa bàn nhìn chung ổn định do chỉ số lạm phát từng bước giảm trong khi đó lãi suất huy động VND vẫn đang ở mức có lợi cho người gửi tiền.

Tính đến ngày 30/5/2012, huy động vốn đạt 12.061 tỷ đồng, tăng 837 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó tiền gửi dân cư đạt 8.654,4 tỷ đồng, tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 3.102 tỷ đồng. Tuy nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế và kho bạc nhà nước có nhiều biến động, nguồn vốn huy động chứng chỉ bằng vàng và ngoại tệ có thời điểm giảm mạnh nhưng nguồn vốn huy động vẫn duy trì được tăng trưởng so với đầu năm do nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ trong dân cư ổn định và tăng mạnh hơn. Dự báo thời gian tới nguồn vốn huy động vẫn ổn định, ước đến cuối tháng 6/2012, tổng nguồn vốn huy động toàn địa bàn đạt 12.380 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 1.156 tỷ đồng.
Về cho vay: ưu tiên nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, các chương trình cho vay đối tượng chính sách trên địa bàn. 5 tháng qua, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực ưu tiên đều được các ngân hàng đáp ứng vốn; doanh số cho vay toàn tỉnh đạt 12.739 tỷ đồng, tăng 2.030 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, đối với ngắn hạn chủ yếu là cho vay các lĩnh vực thu mua lương thực, nông nghiệp nông thôn và vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất; đối với trung dài hạn cho vay các nhu cầu vốn trung dài hạn trong nông nghiệp, nông thôn, cho vay theo hỗ trợ tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định 63 của Thủ tướng Chính phủ, các nhu cầu tiêu dùng và các dự án sản xuất kinh doanh khác... Ước tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 sẽ đạt 18.000 tỷ đồng, tăng 3.511 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Hoàng Thư - Nguồn BC số: 335/BC-VIL2
Khu - tuyến công nghiệp đã góp phần làm tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, hiệu quả kinh tế-xã hội mang lại rất lớn
(VinhLong Portal) - Tính đến nay, tỉnh Vĩnh Long có 02 khu và 01 tuyến công nghiệp đang triển khai thực hiện đi vào hoạt động và 03 khu đã được Chính phủ duyệt chủ trương sẽ triển khai từ nay đến năm 2020.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) tăng cao: Năm 2005 thực hiện: 267.188 triệu đồng, chiếm 9% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; đến năm  2010 đạt 4.438.223 triệu đồng, chiếm 39% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh; năm 2011 đạt 6.674.110 triệu đồng, tăng 50,4% so năm 2010, chiếm 42% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu khá lớn: Năm 2011 là 134,4 triệu USD, tăng 168% so năm 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 48 %/ năm.
Nhập khẩu giữ ở mức cân đối so với xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá ngày càng cao, chủ yếu là nhập khẩu trang thiết bị máy móc: Năm 2011 tổng giá trị nhập khẩu là 64,2 triệu USD, tăng 91,6% so năm 2005, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 47%/ năm.
Nguồn thu ngân sách Nhà nước gia tăng đáng kể: Năm 2011 thu 59,86 tỷ đồng, tăng 74,6% so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 47%/ năm, góp phần tích cực nguồn thu ngân sách tỉnh để tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Công tác trợ giúp xã hội phát triển: Hằng năm các doanh nghiệp khu-tuyến công nghiệp hỗ trợ các hoạt động nhân đạo xã hội, phối hợp tổ chức các phong trào như xây nhà tình thương, cấp tập vở cho học sinh nghèo, chăm sóc công nhân ốm đau, thai sản,... với giá trị hằng năm đều tăng.
Giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động: Năm 2005, có 2.676 lao động làm việc trong các khu-tuyến công nghiệp, trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cũng còn rất nhiều hạn chế, nhưng đến nay đã có 14.019 lao động làm việc trong các khu-tuyến công nghiệp (lao động trong tỉnh chiếm 82%, trình độ đại học và trên đại học 460 người, cao đẳng 181 người, trung cấp 402 người, sơ cấp và lao động phổ thông 12.976 người).
Thu nhập và đời sống người lao động được nâng lên: Tiền lương lao động bình quân (trực tiếp và gián tiếp) của lao động hiện nay từ 2,8 đến 6 triệu đồng/người/tháng. Quan hệ lao động từng bước hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp đạt kết quả khá tốt (đạt trên 80% DN) hạn chế đình công lãng công xảy ra góp phần ổn định sản xuất kinh doanh.
Định hướng phát triển các KCN đến năm 2020: Triển vọng trong thời gian tới kinh tế thế giới và trong nước phục hồi, có nhiều thuận lợi và cơ hội sẽ diễn ra, cùng với sự quyết tâm phối kết hợp chặt chẽ của BQL các KCN với các ngành, các cấp,... Vĩnh Long sẽ tiếp tục quy hoạch xây dựng 03 KCN Bình Tân, Đông Bình, An Định với diện tích là 950 ha (theo Công văn số 1453/TTg-KTN, ngày16/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ). Hiện nay BQL các KCN đã lập và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện KCN và các khu tái định cư, nhà ở công nhân, thiết chế văn hoá gắn liền với 03 KCN này.
Mỹ Dung (Nguồn Báo cáo 164/BC-BQL)
Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
 - Theo nguồn tin của Văn phòng Chính phủ, trong hai ngày 31-3 và 01-4, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cho biết: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I-2012 có xu hướng giảm dần và có tốc độ tăng thấp nhất so cùng kỳ các năm trước. So tháng trước, CPI tháng 3 chỉ tăng 0,16%. So tháng 12-2011, CPI tháng 3 tăng khoảng 2,55%. Tính đến ngày 20-3, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 1,44% so ngày 31-12-2011. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 1,56%, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước giảm 2,13%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, như giảm trần lãi suất huy động, giảm lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, liên ngân hàng... Lãi suất tín dụng hiện nay đã giảm khoảng 1 - 1,5% so đầu năm. Tỷ giá giao dịch VND/USD trên thị trường sau Tết Nguyên đán tương đối ổn định. Cán cân thanh toán quốc tế trong quý I diễn biến tích cực. Cán cân vãng lai thặng dư gần 2 tỷ USD. Dự trữ ngoại tệ của Nhà nước được cải thiện. 
Quý I-2012, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 24,5 tỷ USD, tăng 23,6% so cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 24,8 tỷ USD, tăng 6,9% so cùng kỳ năm trước. Nhập siêu bằng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu, là mức thấp nhất so cùng kỳ nhiều năm gần đây. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế từ đầu năm đến ngày 15-3 ước đạt hơn 136,9 nghìn tỷ đồng, bằng 18,5% dự toán năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 2,52 tỷ USD, xấp xỉ cùng kỳ năm 2011. Tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm ước đạt hơn 2,63 tỷ USD, bằng 63,6% so cùng kỳ năm trước. Vốn ODA giải ngân ước đạt 290 triệu USD, bằng 97,3% so cùng kỳ năm trước.
Nền kinh tế trong quý I gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 4%. Sản xuất công nghiệp những tháng đầu năm vẫn gặp nhiều khó khăn. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,1% so cùng kỳ năm 2011, là mức tăng thấp nhất so cùng kỳ nhiều năm qua. Khó khăn hiện nay của sản xuất công nghiệp là giá và chi phí đầu vào ở mức cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm. Chỉ số tồn kho tại thời điểm ngày 1-3 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt hơn 569,7 nghìn tỷ đồng, tăng 21,8% so cùng kỳ năm trước. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 21-3, có hơn 15.300 DN thành lập mới với tổng vốn đăng ký khoảng 74,6 nghìn tỷ đồng, giảm 8% về số lượng DN và giảm 12% về vốn đăng ký so cùng kỳ năm trước. Có hơn 2.200 DN đã làm thủ tục giải thể và hơn 9.700 DN đăng ký ngừng hoạt động có thời hạn hoặc dừng thực hiện các nghĩa vụ thuế, tăng khoảng 6% so cùng kỳ năm trước.
Cũng tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã nghe và thảo luận: Báo cáo bổ sung tình hình thực hiện NSNN năm 2011, triển khai thực hiện NSNN năm 2012; báo cáo tóm tắt quyết toán NSNN năm 2010; Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020... Ðối với Ðề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư trình, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục làm rõ hơn những nội dung liên quan ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ  của cơ quan mình; cần bám sát định hướng, quan điểm chỉ đạo về tái cơ cấu kinh tế; đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn của quá trình tái cơ cấu; làm rõ mục tiêu, nội dung, giải pháp thực hiện tái cơ cấu để hoàn thiện đề án này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội...
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm hơn nữa thị trường bán lẻ trong nước bởi đây là một thị trường đầy tiềm năng. Phó Chủ tịch nước lưu ý, có địa phương, người dân khó tiếp cận được hàng Việt. Ðối với vấn đề thông tin tuyên truyền, Phó Chủ tịch nước đề nghị đối với các chính sách liên quan đời sống người dân, xã hội, thì lãnh đạo các bộ, ngành cần phát ngôn chính thức giải thích rõ để dư luận hiểu và đồng thuận.
Phát biểu ý kiến kết luận phần kinh tế-xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: Tình hình quý I-2012 cho thấy có những chuyển biến tích cực: Lạm phát tháng 3 đã được kiểm soát và giảm, mục tiêu giảm lạm phát năm 2012 xuống một con số là khả thi, các chỉ số vĩ mô khác tiếp tục ổn định; các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tốt kinh tế vĩ mô của nước ta; lãi suất tuy chưa đạt như mong muốn nhưng bắt đầu giảm; thanh khoản của các ngân hàng thương mại được giải quyết cơ bản một bước; thị trường chứng khoán khởi sắc; dự trữ ngoại hối được cải thiện đáng kể...
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đề cập nhiều khó khăn, thách thức lớn không thể chủ quan, thỏa mãn như: tốc độ tăng trưởng GDP quý I thấp hơn so cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào cao, tiêu thụ chậm, tồn kho ở mức cao, dẫn đến quy mô sản xuất thu hẹp, nhiều DN phải giải thể, ngừng hoạt động, phá sản. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp. Lãi suất giảm nhưng còn cao, việc tiếp cận vốn còn khó khăn. 
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc chủ động bám sát tình hình, kịp thời đề xuất những chính sách, giải pháp ứng phó kịp thời với những biến động của tình hình kinh tế thế giới; kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra theo hướng ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất linh hoạt, phù hợp yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản của các ngân hàng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; kiểm soát không để các ngân hàng huy động với lãi suất cao, hạ dần lãi suất phù hợp chỉ số lạm phát; giữ ổn định tỷ giá, an toàn hệ thống ngân hàng.
Ðể tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư điều tra, phân tích rõ một cách khoa học, chính xác thực trạng của các DN hiện nay (số lượng đăng ký, giải thể, ngừng hoạt động...). Phân tích rõ các nguyên nhân khó khăn để Chính phủ có hướng tháo gỡ, duy trì phát triển sản xuất. Tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản xuất khẩu. Quan tâm DN nhỏ và vừa. Hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đưa hàng hóa và dịch vụ về nông thôn.
Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường ngoài nước; tháo gỡ mọi khó khăn về thủ tục cho sản xuất, kinh doanh. Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012 và kế hoạch đầu tư phát triển từ NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012. Ðẩy mạnh huy động các nguồn vốn trong nước, tạo điều kiện giải ngân các nguồn vốn đã cam kết trong các dự án FDI đã được cấp phép; ưu tiên vốn đối ứng để giải ngân nhanh nguồn vốn ODA. Ðẩy nhanh hoàn thiện các đề án tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và tái cơ cấu DN nhà nước một cách đồng bộ và hiệu quả.
Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, y tế, xóa đói, giảm nghèo... nhất là đối với các gia đình chính sách, người nghèo. Tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, chống ùn tắc và giảm tai nạn giao thông; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận trong dư luận xã hội.
N.H.N
15,9 tỉ đô la Mỹ, là tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong hai tháng đầu năm đạt của cả nước đạt được
(VinhLong Portal) - Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong hai tháng đầu năm đạt 15,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó kim ngạch nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh.

Trong số các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, điện tử, máy tính và linh kiện đạt 1,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 101,4%; sắt thép đạt 960 triệu đô la Mỹ, tăng 16,6%; hóa chất đạt 417 triệu đô la Mỹ, tăng 22,2%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ đạt 216 triệu đô la Mỹ, tăng 64,7%.
Các mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu khác ghi nhận kim ngạch tăng ở mức một chữ số trong hai tháng đầu năm gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,3 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,2%; vải đạt 882 triệu đô la Mỹ, tăng 4,5%; chất dẻo đạt 707 triệu đô la Mỹ, tăng 9,2%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 387 triệu đô la Mỹ, tăng 9,8%.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong hai tháng đầu năm tăng chủ yếu do lượng nhập khẩu và đơn giá bình quân một số mặt hàng nhập khẩu tăng; trong đó giá sắt thép tăng 1,4%, giá phân bón tăng 15,4%, giá xăng dầu tăng đến 18,5%.
Nhập siêu hai tháng đầu năm 2012 ước đạt 628 triệu đô la Mỹ, bằng 4,1% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
Trong tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2012, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,2 tỉ đô la Mỹ, tăng 36,8%.
.H.N
Một số nét về tình hình kinh tế Vinh Long tháng 01 năm 2012
(VinhLong Portal) - Tháng 01/2012 là tháng tập trung chuẩn bị cho tết Nhâm Thìn. Các địa phương trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo chăm sóc lúa đông xuân, sản xuất rau màu và cây ăn quả, phòng ngừa tốt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; đẩy mạnh sản xuất thủy sản, đảm bảo cung ứng hàng hóa và các hoạt động dịch vụ phục vụ tết..


Nông nghiệp - thủy sản
Lúa Đông Xuân đã xuống giống 64.418 ha, giảm 1.494 ha so với vụ Đông Xuân 2010 - 2011, đạt 99,1% kế hoạch. Nhìn chung ngoài diện tích đã thu hoạch, các trà lúa còn lại đang phát triển khá tốt. Trong tháng 01/2012 toàn tỉnh ước xuống giống khoảng 2.772 ha cây màu các loại, tăng gấp đôi diện tích năm 2011, trong đó có trên 1.100 ha được gieo trồng trên đất ruộng không gieo sạ lúa Đông Xuân. Diện tích màu Đông Xuân 2011 - 2012 lũy kế đến nay đạt 7.066 ha, cao hơn cùng kỳ 790,6 ha và đạt 38,1% kế hoạch. Các nhà vườn tập trung đầu tư chăm sóc những vườn cây đang chuẩn bị cho thu hoạch vào dịp tết. Trên các vườn cây ăn trái đã kết thúc mùa vụ thu hoạch, bà con nông dân đang đầu tư chăm sóc, vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán, vét mương bồi gốc… phục hồi sinh lực cho cây, tạo tiền đề nâng cao năng suất thu hoạch trong vụ sau. Từ  các mô hình vườn cây ăn trái lâu năm đặc sản cho hiệu quả kinh tế cao đã thúc đẩy phong trào trồng mới và cải tạo vườn cây già cỗi, vườn cây kém hiệu quả tiếp tục phát triển chủ yếu là trồng lại cam sành, sầu riêng, dừa.
Trong tháng không có dịch phát sinh trên đàn heo nhưng các bệnh như tụ huyết trùng, thương hàn, tiêu chảy, E.Coli …vẫn rải rác xảy ra ở một số huyện, thành phố với mức độ nhẹ và được phòng ngừa chữa trị kịp thời. Từ đó đàn heo của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định. Hiện nay giống bò cỏ của địa phương có trọng lượng nhỏ ngày càng được lai tạo có trọng lượng lớn hơn và rút ngắn thời gian nuôi. Thịt bò hơi được tiêu thụ mạnh hơn và giá ổn định so cùng kỳ hiện ở mức khá cao nên đàn bò tiếp tục được các ngành, đoàn thể phát động phong trào, đầu tư vốn, hỗ trợ kỹ thuật và người dân hưởng ứng tích cực. Đàn bò của tỉnh hiện có tốc độ phát triển chậm lại và có xu hướng bão hòa do nguồn thức ăn tươi bắt đầu khan hiếm, quỹ đất trồng cỏ không nhiều, điều kiện chăn thả hạn chế, nguồn rơm nguyên liệu cũng ngày càng giảm do khâu cơ giới trong thu hoạch nên chất lượng nguồn rơm giảm và rất khó thu gom.  Trong tháng tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm được kiểm soát chặt chẽ và không có dịch bệnh phát sinh, giá các sản phẩm ở mức khá cao và tiêu thụ thuận lợi nên đàn gia cầm tiếp tục phát triển mạnh, nhất là đàn gà phục vụ trong dịp tết.
Hoạt động nuôi thủy sản tiếp tục duy trì và phát triển nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là con cá tra xuất khẩu nuôi ao, hầm. Trong tháng ước sản lượng sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng thu hoạch khoảng 6.240 tấn, giảm 2.300 tấn so với cùng kỳ. Nuôi cá lồng, bè tiếp tục phát triển khá chủ yếu là nuôi cá điêu hồng.
Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong tháng 01/2012 (theo giá cố định 1994) ước tính đạt 518,463 tỷ đồng, giảm 26,15% so với tháng trước và tăng 27,48% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế nhà nước, giá trị sản xuất trong tháng đạt 20,786 tỷ đồng, giảm 51,65% so với tháng trước và giảm 16,20% so cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước, ước tính giá trị sản xuất trong tháng đạt 295,064 tỷ đồng, giảm 30,35% so với tháng trước nhưng tăng 24,19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 195,994 tỷ đồng, giảm 39,50% so với tháng trước nhưng tăng 28,01% so với cùng kỳ năm trước; Kinh tế cá thể đạt 99,07 tỷ đồng, giảm 0,58% so với tháng trước và tăng 17,26% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:, giá trị sản xuất trong tháng ước đạt 202,613 tỷ đồng, giảm 13,94% so với tháng trước nhưng tăng 40,41% so với cùng kỳ năm trước.
Thương mại - giá cả
Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 01/2012 đạt 2.044,35 tỷ đồng, tăng 12,66% so với tháng trước; Trong đó thành phần kinh tế Nhà nước ước đạt 68,95 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng  3,37%, tăng 9,01% so với tháng trước; kinh tế tư nhân ước đạt 328,47 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 16,07%, tăng 12,53% so với tháng trước; kinh tế cá thể ước đạt 1.646,93 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 81,42% và tăng 12,85% so với tháng trước.
Do nhu cầu đi lại vui chơi giải trí và du lịch của người dân trong dịp trước tết tăng lên nên số khách du lịch tháng 01/2012 cũng tăng lên. Ước tính lượng khách lưu trú và du lịch trong tháng đạt 57,4 ngàn lượt người, tăng 7,97% so tháng trước (khách lưu trú tăng 2,9%; khách du lịch tăng 45,8%).
Ước tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 1/2012 đạt 22,98 triệu USD giảm 21,78% so với tháng trước. Trong tháng xuất khẩu mặt hàng gạo dự ước xuất đạt 10,3 ngàn tấn đạt 5,7 triệu USD giảm 3,1 ngàn tấn và giảm 1,88 triệu USD so với tháng trước. Xuất khẩu hàng thủy sản tuy có thị trường tiêu thụ nhưng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thường thiếu ổn định, chi phí đầu vào cao; vấn đề chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm… là những khó khăn lớn nhất trong việc xuất khẩu nhóm hàng này. Vì vậy xuất khẩu hàng thủy sản trong tháng 01/2012 ước đạt 2,64 triệu USD giảm 7,12 % so với tháng trước. Xuất khẩu giày dép các loại ước đạt 9,92 triệu USD giảm 24,92 % so với tháng trước. Các mặt hàng khác: hàng dệt may ước đạt 1,6 triệu USD giảm 13,3 %....
Uớc tổng trị giá nhập khẩu tháng 01/2012 đạt 8,23 triệu USD, giảm 23,01% so tháng trước. Trị giá nhập khẩu thực hiện trong tháng 01/2012 giảm là do rơi vào tết  Nhâm Thìn, thời gian nghỉ tết của các doanh nghiệp dài ngày nên nhu cầu nhập khẩu vật tư cho sản xuất giảm. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trong tháng vẫn là các loại nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, xăng dầu. Riêng hàng tiêu dùng và máy móc thiết bị trong tháng thực hiện nhập rất ít.
Chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong tháng 01/2012 là 100,83% so với tháng trước tăng 0,83%. Giá cả tháng này tăng khá ở cả 2 nhóm hàng chính là lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm. Trong đó: hàng LTTP  tăng 1,04% (Lương thực giảm 4,06%; Thực phẩm tăng 2,85%), hàng phi LTTP tăng 0,94%. So với cùng kỳ năm trước thì biến động giá tăng 15,53%. Tuy giá cả trong tháng có tăng nhưng nhìn chung cũng không có biến động lớn và cũng đúng theo quy luật thị trường hàng năm nhờ hàng hóa phong phú đa dạng đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm của người dân. Việc giá cả tháng Tết cũng là tháng đầu năm dương lịch có mức tăng thấp là một tín hiệu tốt cho thấy các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy được tác dụng ngay trong đầu năm mới.
Tài chính - ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước trong tháng ước đạt 230,92 tỷ đồng, đạt 9,68% dự toán NS năm. Trong đó, thu cân đối ngân sách địa phương 180,93 tỷ đồng với các nguồn thu đạt khá: Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 28 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 48,25 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 8,03 tỷ đồng, thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 36,5 tỷ đồng… Tổng chi ngân sách của tỉnh trong tháng ước thực hiện 361,85 tỷ đồng, đạt 9,29% dự toán NS năm. Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương được 341,85 tỷ đồng, đạt 10,53%; các khoản chi phản ảnh qua ngân sách nhà nước được 20,0 tỷ đồng, đạt 3,08% dự toán năm.
Tính đến 18/01/2012 số dư nguồn vốn huy động các ngân hàng đạt khoảng 11.085 tỷ đồng, ước đến cuối tháng 01 tổng số dư nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 11.150 tỷ đồng, giảm 74 tỷ đồng (giảm 0,66%) so với đầu tháng. Doanh số cho vay trong 19 ngày đầu tháng 01 đạt 1.300 tỷ đồng, ước tính doanh số cho vay trong tháng 01/2012 đạt 2.300 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay đến ngày 18/01/2012 đạt khoảng 13.073 tỷ đồng, ước tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn đến cuối tháng 01/2012 đạt 13.075 tỷ đồng, giảm 342 tỷ đồng. Dư nợ giảm chủ yếu do nhu cầu vay thu mua lương thực giảm, trong khi đó các doanh nghiệp tranh thủ trả nợ để giảm chi phí lãi vay, các dự án vay trung dài hạn đang đến kỳ trả nợ, trong đó có các dự án bất động sản. Lãi suất huy động VND của các TCTD ít biến động, đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng các TCTD huy động với mức lãi suất phổ biến sát 6%/năm; ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên đa số là 14%/năm. Lãi suất cho vay VND phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 17 - 19%/năm, thấp nhất 15%/năm; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 17 - 20%/năm, thấp nhất 15%/năm; cho vay lĩnh vực phi sản xuất 22 - 25%/năm.
Nguyễn Nguyên
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
(VinhLong Portal) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với một trong các quan điểm chỉ đạo là: Điều tra, đánh giá khoáng sản phải đi trước một bước, làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và dự trữ quốc gia.


Chiến lược sẽ ưu tiên đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cả phần đất liền và biển, hải đảo để làm rõ tiềm năng tài nguyên khoáng sản. Thăm dò, khai thác khoáng sản gắn với chế biến và sử dụng hiệu quả. Cân đối giữa khai thác với dự trữ khoáng sản; phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng gắn với bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Mục tiêu của Chiến lược là khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, tạo sản phẩm có giá trị kinh tế cao; đến năm 2020 chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản tập trung với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản.
Bên cạnh đó, chỉ xuất khẩu sản phẩm sau chế biến có giá trị cao đối với khoáng sản quy mô lớn. Các khoáng sản còn lại khai thác chế biến theo nhu cầu trong nước tăng cường dự trữ khoáng sản quốc gia làm cơ sở phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng
Trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, sẽ đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản quan trọng như: Than nâu ở đồng bằng sông Hồng; bauxit, sắt laterit ở Tây Nguyên; đất hiếm - urani; chì kẽm ở Tây Bắc, Việt Bắc, Trung Bộ; liti, vàng ở Trung Trung Bộ; đá hoa trắng ở Bắc Bộ...
Trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, đối với khoáng sản than, sẽ đẩy mạnh thăm dò phần sâu dưới - 300m đối với các mỏ ở bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, Quảng Nam; lựa chọn một số khu vực có triển vọng nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, thăm dò đến mức sâu - 1000m. Lựa chọn phương pháp khai thác thử nghiệm tại một số khu vực thuộc bể than đồng bằng sông Hồng bảo đảm an toàn môi trường, không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội trên mặt đất, làm cơ sở đề xuất giải pháp khai thác tổng thể bể than giai đoạn sau năm 2020.
Đối với khoáng sản vàng, chỉ thăm dò, khai thác đối với mỏ vàng gốc. Công tác chế biến quặng vàng phải sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước; không thăm dò, khai thác vàng sa khoáng.
Đối với các loại khoáng sản kim loại khác, thực hiện thăm dò, khai thác phải gắn với chế biến sâu chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, không xuất khẩu quặng và sản phẩm sau chế biến.
Bên cạnh đó, không khai thác đá vôi tại khu vực sườn núi dọc theo hai bên đường quốc lộ để bảo vệ cảnh quan; đối với khoáng sản đá vôi trắng, không xuất khẩu đá khối.
N.H.N
Sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Long 11 tháng năm 2011
(VinhLong Portal) - Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 11 tháng năm 2011 (theo giá cố định 1994) ước tính đạt 5.766,78 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.


Mức độ tăng trưởng có phần chậm, chưa tương xứng năng lực sản xuất hiện có do tác động của tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nguồn cung cấp nguyên liệu của một số ngành chưa ổn định, lãi suất tín dụng tuy hiện đang có xu hướng giảm so với những tháng đầu năm nhưng vẫn còn ở mức khá cao …
Khu vực kinh tế nhà nước: Giá trị sản xuất trong 11 tháng đạt 357,54 tỷ đồng, tăng gấp gần 1,52 lần cùng kỳ năm trước nhưng do tỉ trọng nhỏ nên chỉ đóng góp cho giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 2,51%.
Hầu hết các doanh nghiệp khu vực này đều có giá trị sản xuất tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước: Xí nghiệp Phân bón Cửu Long tăng gấp 2,03 lần cùng kỳ do mở rộng được thị trường ở Miền Trung và Tây Nguyên; Công ty Thuốc lá Cửu Long tăng 49,57% do tăng sản lượng thuốc lá điếu gia công cho khách hàng; Công ty Cổ phần Cơ khí Cửu Long tăng 37,47% do hợp đồng được sản phẩm bánh máy xới tay, bồn chứa nhiên liệu và khung nhà thép; Công ty In Nguyễn Văn Thảnh tăng 10,01%; Công ty Cấp nước tăng 5,62%. Chỉ riêng Xí nghiệp Xi măng 406 giảm 4,87% do trong quí I chưa ký kết được hợp đồng cung cấp xi măng cho các công trình lớn.
Khu vực ngoài nhà nước: Giá trị sản xuất trong 11 tháng đạt 3.356,6 tỷ đồng, tăng 12,04% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp cho giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,46%; trong đó các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 10%, kinh tế cá thể tăng 17,12% so với cùng kỳ năm trước (do ảnh hưởng lớn của việc các doanh nghiệp sản xuất gốm, gạch chuyển xuống loại hình kinh tế cá thể).
Nhiều sản phẩm chủ yếu của khu vực kinh tế này duy trì được mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ như: gạo xay xát, gạo lau bóng, thức ăn gia súc gia cầm, thức ăn thủy sản, bánh các loại, nước mắm, nước chấm, sản xuất các sản phẩm từ thịt, lương thực chế biến, bánh mì, nước uống tinh khiết, thuốc viên, ống tiêm kim chích, bê tông ly tâm, vỏ nang capsule, gạch nung, cửa nhôm, ... Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm chững lại và giảm mạnh so với cùng kỳ do khan hiếm về nguyên liệu và đầu ra không ổn định như: thủy sản đông lạnh, trứng vịt muối, thảm lác, chiếu lác, dầu nhờn, gốm mỹ nghệ, cửa sắt, tàu và xà lan, ...
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Giá trị sản xuất trong 11 tháng đạt 2.052,64 tỷ đồng, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp cho giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,23%.
Nhiều doanh nghiệp khu vực này có giá trị sản xuất tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước như: Công ty TNHH BO HSING tăng gấp 2,1 lần cùng kỳ (do từ giữa quí I đã ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm), Công ty TNHH CJ VINA AGRI tăng gấp 3 lần cùng kỳ; Công ty Liên doanh Dinh dưỡng Thủy sản quốc tế (ANCO) tăng 39,24%, Công ty Liên doanh Tỷ Xuân tăng 17,46%, Công ty TNHH Phú Quý ngừng sản xuất từ đầu năm (do khó khăn về tài chính và nguyên liệu) đến tháng 5/2011 mới tổ chức lại sản xuất nhưng cũng tăng 57,29% so với cùng kỳ, … Tuy nhiên, sản xuất của một số doanh nghiệp chững lại do khó khăn nhất định: Công ty TNHH ACECOOK chỉ tăng 0,7% do khó khăn về thị trường xuất khẩu; Công ty Liên doanh Xi măng Việt Hoa giảm 4,62% do sản lượng xi măng gia công giảm mạnh trong ba tháng gần đây; Công ty TNHH Quốc Thảo giảm 18,77% do nguồn nguyên liệu thiếu ổn định.
Nguyễn Nguyên
Tổng thu ngân sách 10 tháng đầu năm 1.975,51 tỷ đồng, đạt 97,36%
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long trong tháng 10/2011 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 180,82 tỷ đồng.

Trong đó, thu cân đối ngân sách địa phương 110,45 tỷ đồng với các nguồn thu đạt khá: Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương 20 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương 30 tỷ đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 13 tỷ đồng, thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh 8 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 10 tỷ đồng, thu thuế thu nhập 10 tỷ đồng, … ; thu xổ số kiến thiết 70 tỷ đồng. Lũy kế trong 10 ước thực hiện được 1.975,51 tỷ đồng, đạt 97,36% dự toán năm. Trong đó, các khoản thu cân đối ngân sách địa phương được 1.289,97 tỷ đồng, đạt 90,27%; các khoản thu phản ảnh qua ngân sách nhà nước được 685,54 tỷ đồng (chủ yếu là thu từ xổ số kiến thiết), đạt 114,26% dự toán năm. Một số nguồn thu lớn đạt khá như: Thu từ doanh nghiệp nhà nước Trung ương được 195,48 tỷ đồng, đạt 84,99%; thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương được 168,02 tỷ đồng, đạt 67,21%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được 74,95 tỷ đồng, đạt 117,11%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được 315,84 tỷ đồng, đạt 86,77%; thu tiền sử dụng đất được 123,58 tỷ đồng, đạt 176,55%; thu thuế thu nhập được 149,63 tỷ đồng, đạt 84,91%, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu được 60,57 tỷ đồng, đạt 106,27% dự toán năm.
Tổng chi ngân sách của tỉnh trong tháng ước thực hiện 383,05 tỷ đồng. Lũy kế trong 10 tháng được 2.729,35 tỷ đồng, đạt 84,62% dự toán năm. Trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương được 2.330,98 tỷ đồng, đạt 88,79%; các khoản chi phản ảnh qua ngân sách nhà nước được 398,37 tỷ đồng, đạt 66,4% dự toán năm. Một số khoản chi ngân sách địa phương đạt khá như: Chi cho đầu tư phát triển (kể cả chi phản ảnh qua ngân sách nhà nước) được 912,35 tỷ đồng, đạt 76,05%; chi thường xuyên được 1.757,42 tỷ đồng, đạt 91,2% dự toán năm (trong đó chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo được 858,12 tỷ đồng, đạt 99,16%).
Thanh Bình (NguồnBC 559/BC-CTK)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét