Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Kỳ 1: 22 năm mê đắm lan hồ điệp

SGTT - Là chủ của một vườn trồng hoa lan lớn ở quận 2 và trang trại 4.500m­2 ở Lâm Đồng, mỗi năm cung cấp cho thị trường 50.000 cây, thu về hàng tỉ đồng/năm, Lê Minh Thanh là điển hình của một người yêu hoa và biết biến tình yêu ấy thành tiền. 22 năm chỉ sống chết với giống lan hồ điệp, Thanh đang ấp ủ giấc mơ lập phòng nuôi cấy mô để lai tạo ra nhiều giống lan mới.Nghệ nhân và công nghệ trồng hoa.


LTS: Bằng một tình yêu đặc biệt dành cho hoa, những nghệ nhân ấy đã không ngừng tìm tòi để lai tạo ra nhiều giống hoa mới, đem đến cho cuộc đời nhiều sắc hương lạ, có giá trị kinh tế cao. Trong hành trình ấy, có mồ hôi, nước mắt, nụ cười và cả những lần trắng tay. Thế nhưng khi ngồi nhớ lại, lắng đọng sâu nhất, dày nhất trong lòng họ vẫn chỉ có những sắc hoa và cách nào để hoa ngày càng lộng lẫy hơn. Nhân dịp xuân về, các vườn hoa tết đang khoe sắc, Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu một số chân dung những nghệ nhân này.
Chăm hoa như… chăm con mọn
Nghệ nhân Lê Minh Thanh chăm sóc những cây lan hồ điệp do mình ươm trồng
Khu trưng bày của Thanh trên đường Lương Định Của, quận 2 những ngày này tấp nập người ra vào mua hoa lan chưng tết. Khoảng không gian hơn 100m2 được phủ kín bởi màu sắc của 30 chủng loại lan hồ điệp vàng, tím, đỏ... Thanh cho biết, tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lan hồ điệp là loại hoa rất khó tính, đòi hỏi những yêu cầu sinh thái khắt khe. Người trồng phải hiểu biết tính nết của chúng để có những kỹ thuật chăm sóc phù hợp thì mới thành công. Đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể kiểm soát và điều chỉnh các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Muốn cây sinh trưởng tốt, ra hoa đúng thời vụ phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng... Kế đến là chuẩn bị giá treo, chậu, phân bón và các loại thuốc diệt nấm, sâu bệnh. “Khó nhất vẫn là khâu tìm, lai tạo giống và kỹ thuật chăm sóc ở từng giai đoạn của cây. Muốn vậy thì phải siêng đi sưu tầm rồi tiến hành lai tạo”, Thanh kể.
Vì chưa có phòng cấy mô nên sau khi chọn cây làm giống và chấm trái (thụ phấn cho hoa để lấy trái giống), Thanh thu hoạch và mang đến những phòng cấy mình quen biết nhờ lai tạo. Nhờ đó Thanh tự đúc kết có hai cách phổ biến để tạo giống mới là chấm trái hoặc lấy đốt sinh trưởng (lấy mắt trên cành hoa để ghép). Khi cây đậu trái thì chờ lấy hạt đem đi nuôi cấy mô. Khi hình thành cây non thì đưa về ươm, 18 tháng sau mới có bông. Nói thì ngắn gọn vậy nhưng để thu được hoa thành phẩm, Thanh phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật khác nữa, Thanh kể: “Cây con được trồng vào chậu và mang vào nhà kính, nhà lưới ở nhiệt độ khoảng 23oC. Lúc này phải đảm bảo hệ thống thông gió, độ ẩm thích hợp và giảm thiểu ánh nắng chiếu vào cây. Trồng một tháng thì bón phân. Thay chậu khoảng hai lần, phun thuốc chống nấm và sâu bệnh. Khi cây lớn thì phải có cách ém cho cây ra hoa vào dịp tết. Nói chung là phải luôn để mắt đến cây như trông con mọn vậy”.
Một số giống lan hồ điệp mới
Trong vườn lan bán tết năm nay của Thanh, có nhiều loại mới do anh chấm trái và phối hợp phòng cấy mô lai tạo như lan da báo, lan vàng lưỡi đỏ… trong đó, Thanh đã từng trồng thành công lan hồ điệp thơm. “Đó là kết quả lai tạo từ hoa lan thường với hoa lan thơm. Loại lan này nhiều hoa, hoa lớn, cành mập, nhiều màu sắc và đặc biệt có mùi hương rất dễ chịu”, Thanh hào hứng nói.
Đưa lan hồ điệp đến với mọi nhà
Thanh không lý giải được tại sao mình lại mê đắm lan hồ điệp như vậy. Chỉ biết rằng, 22 năm trước anh đã bén duyên với loại hoa này. Đó là những ngày thi xong tốt nghiệp 12 và quyết định đi làm để phụ gia đình. Gói ghém hành lý, cậu tú tài quê Quảng Ngãi vào TP.HCM tìm việc. Giữa Sài Gòn nhộn nhịp, anh chọn cho mình công việc lặng lẽ tại cơ sở trồng lan ở quận Bình Thạnh. Công việc mới mà quen vì chủ yếu chỉ chăm sóc cho đám lan trong vườn ươm, giống như việc đồng áng hồi còn ở quê nhà. Làm ở đây gần bảy năm, Thanh học lóm được những kinh nghiệm chăm sóc hoa, đặc biệt là kỹ thuật nuôi cấy mô. Là người mẫn cán nên khi những kỹ sư tại cơ sở nghỉ, Thanh được chỉ định thay thế họ tiếp tục việc nghiên cứu và ra cây giống. Từ một thợ làm vườn, giờ được “đôn” lên quản lý công việc với vai trò kỹ sư, đó là một bước ngoặt trong nghề. “Vậy mà tôi lại quyết định nghỉ để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoa lan”, Thanh kể tỉnh bơ.
“Hiện Thanh đang tính đến dự án thành lập phòng nuôi cấy mô để tạo ra những giống hoa lan mới phục vụ cho thị trường”
Về đầu quân vườn sưu tập hoa lan cây cảnh ở quận 2 với công việc của một kỹ sư, làm được bốn năm, thấy vốn liếng về lan hồ điệp đã kha khá, Thanh quyết định ra riêng và mở cơ sở trồng hoa. “Lúc đó trồng hoa cũng đạt nhưng tỷ lệ rất thấp mà số lượng cây hao hụt 60 – 70%. Rồi việc chấm trái nhưng không đậu trái nào, nếu có thì giống mới hoa không đẹp, thậm chí què quặt”, Thanh nhớ lại. Nản nhưng thích thì phải làm, vậy là vừa làm vừa học. Lại lục lọi tài liệu. Nhờ vậy mà Thanh nhận ra, tài liệu viết là một chuyện nhưng áp dụng vào thực tế lại hoàn toàn khác, chỉ có kinh nghiệm rút ra qua những ngày ăn ngủ cùng hoa mới xài được. Nhờ mối quan hệ có được từ những công việc trước đây, Thanh tích cực vừa học hỏi vừa xin giống mới về trồng và nghiên cứu lai tạo. Anh định hướng cho mình việc tìm giống và tạo ra những giống hoa lạ về màu sắc vì như vậy mới bán được giá cao và không sợ “đụng hàng”. Rồi hoa đã không phụ người, những vụ hoa sau đó bán được giá, quy mô trồng hoa ngày càng được mở rộng.
Một số giống lan hồ điệp mới
Hiện Thanh cung cấp hoa cho nhiều mối từ TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ngãi cho đến Hà Nội, thậm chí “vương quốc” trồng hoa như Bến Tre, Đồng Tháp cũng nhập hoa của anh về tiêu thụ. Tháng 4.2009, Thanh quyết định mở thị trường lên Tây Nguyên khi lập trang trại trồng lan ở Lâm Đồng. Hiện anh đang tính đến dự án thành lập phòng nuôi cấy mô để tạo ra những giống hoa lan mới phục vụ cho thị trường.
Tại vườn lan của Thanh, mỗi cây có giá trung bình từ 100.000 đến 200.000 đồng, có cây thuộc loại “hàng độc” giá lên tới 4 – 5 triệu đồng. Cứ đến dịp thi hoa, anh lại mang sản phẩm mình trồng đi tham dự. Nhiều cây được giải cao nhưng ông chủ 39 tuổi thành thật: “Điều đó không quan trọng bằng việc mình thực hiện được sở thích trồng hoa và sống được nhờ sở thích đó”.
bài và ảnh Trung Dũng
Ông Võ Văn Thông, chủ tịch hội sinh vật cảnh quận 2:
Công nghệ trồng lan đang yếu
Thị trường hoa lan hiện nay rộng, nhu cầu của người tiêu dùng rất cao nhưng có một thực tế là ta vẫn phải nhập hoa thành phẩm từ Thái Lan, Đài Loan… Giống hoa đa số cũng nhập từ nước ngoài hoặc một hình thức tạo giống phổ biến là cấy mô từ giống của người ta vì trong nước cung cấp không đủ giống cung ứng. Việc lai tạo ra những giống hoa mới là rất cần thiết và phải đầu tư mạnh. Nếu ta cứ đi sau về công nghệ, sản xuất lại những giống lan được ưa chuộng nhập từ nước ngoài về thì ta mãi lạc hậu về công nghệ và sẽ thua ngay tại sân nhà. Vì vậy việc một nghệ nhân như anh Thanh tự mày mò nghiên cứu, tạo giống mới là một việc đáng ghi nhận.

Mách bạn cách chọn mua lan hồ điệp "chuẩn"

(Dân Việt) - Đặc đểm chung của lan hồ điệp kém chất lượng là: Hoa mau tàn, các nụ ở ngọn cành không nở (hoa mù), cá biệt có một số giò hoa còn bị giập, gẫy, cong, vẹo, cánh hoa nhăn nhúm, có nụ hoa còn bị khô...
Vài năm gần đây, các nhà vườn trong nước đã trồng được các loại lan hồ điệp phục vụ thú chơi lan của nhiều người, nhất là vào dịp tết. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vẫn có một số loại hoa lan hồ điệp kém chất lượng, nên người chơi phải cẩn thận khi chọn mua.
Đặc đểm chung của lan hồ điệp kém chất lượng là: Hoa mau tàn, các nụ ở ngọn cành không nở (hoa mù), cá biệt có một số giò hoa còn bị giập, gẫy, cong, vẹo, cánh hoa nhăn nhúm, có nụ hoa còn bị khô... Phần lớn trong số này được nhập từ Trung Quốc, chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, khó kiểm soát, nên phẩm cấp hoa không ổn định.
Sản xuất lan hồ điệp ở xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.
Nguyên nhân hoa xuống cấp là do điều kiện sinh thái (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng) thay đổi đột ngột; quá trình vận chuyển xa, thời gian lưu chuyển dài, cây không được bổ sung nước và chăm sóc kịp thời; ngoài ra các nhà vườn trước khi xuất bán thường bón thúc các chế phẩm với liều lượng cao cho hoa đẹp mã và tăng sức chống chịu... Tất cả yếu tố trên đã làm giảm sức sống của giò hoa, giảm chất lượng.
Để có được giò lan hồ điệp đẹp chơi trong những ngày tết, người tiêu dùng cần chú ý chọn các giò hoa đảm bảo các yêu cầu sau: Bầu cây (giá thể) phải đủ ẩm, rễ cây còn nguyên vẹn, không giập gẫy, trầy xước, lá cây xanh, tươi tự nhiên, không vết bệnh, không khuyết tật cong vênh, giập nát, có vết lạ. Cành (ngồng) hoa to mập, gốc cành hoa thẳng, ngọn cành uốn cong mềm mại tựa dáng lưỡi câu.
Giò hoa có 1 hoặc 2 cành, không có cành nhánh. Mỗi cành có từ 10 nụ hoa trở lên, nụ hoa phải to, trong đó có 2/3 số nụ hoa đã nở, khi nở, cánh hoa phải phẳng, cân đối, không ngửa ra hay cụp vào; màu sắc hoa có thể là trắng, tím, tím đỏ, đỏ cờ, da báo... tùy sở thích người chơi mà chọn mua màu sắc hoa cho hợp thị hiếu. Nhìn chung, màu sắc hoa thường đặc trưng như tên gọi, như: Hồ điệp trắng môi đỏ thì cánh hoa ngoài màu trắng, nhị và cánh bao nhị (cánh môi) màu đỏ, hồ điệp trắng môi vàng có cánh hoa ngoài màu trắng, nhị và cánh môi màu vàng...
Mua lan về nhà, người chơi cần thực hiện sang chậu. Giò đơn thì đưa vào chậu sành nhỏ có các lỗ hút khí và thoát nước ở đáy và thành chậu; nếu mua nhiều giò lan để đặt ở phòng khách, tiền sảnh nên trồng lại giò hoa trong chậu sứ lớn hơn rồi đổ giá thể giữa các bầu cho đầy chậu, nếu thiếu có thể bổ sung thêm xơ dừa, rêu Đài Loan, than củi.
Trong quá trình chơi hoa, tuyệt đối không bón thúc thêm bất cứ loại phân bón hay dưỡng chất nào nữa; nếu bầu hoa khô phun tưới đủ ẩm bằng nước sạch. Nếu chọn được giò lan hồ điêp đảm bảo các yêu cầu trên thời gian chơi có thể kéo dài 50-60 ngày.
Thạc kỹ, kỹ sư Nguyễn Hải Tiến
(Sở NNPTNT Hưng Yên)

Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết

Sau Tết, khi đa phần hoa trên các cần lan đã tàn, muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc.

Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.
Độc giả Hà Bắc chia sẻ cách xử lý và chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi tàn hoa:
Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.
- Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
- Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.
Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.
- Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.
- Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.
Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.
- Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
- Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H ...thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.
- Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.
- Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.
Hà Bắc

Kỹ thuật đơn giản trồng hoa lan rừng

Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Khi người "chơi hoa" mua hoa lan về nuôi trồng trong môi trường nhà thường gặp nhiều khó khăn như cây không phát triển, héo rũ, không ra hoa. Độc giả Ô Kim Duy chia sẻ với VnExpress kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan rừng để người yêu hoa có những giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng.
"Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.
Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt 1 khô" trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.
Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.
Ô Kim Duy
Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp (15-09-2009)



Hiện nay, Hoa lan đang trở thành loài hoa có nhu cầu lớn nhất và được sử dụng một cách rộng rãi mang tính chất trang trí và thương mại. Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng hoa lan rất khó trồng ở nhà. Đây là một số lời khuyên cho việc trồng và chăm sóc lan hồ điệp tương đối ít cầu kỳ trong việc chăm sóc


Phong lan là giống cây có hoa thuộc họ lan (orchidaceae). Nó gồm có 880 giống và gần 22000 loài. Hồ điệp có 60 loài. Lan hồ điệp được xem như là một trong số các giống lan phổ biến nhất, vì chúng dễ trồng ở nhà hơn so với các giống tương tự.

Các đặc tính chung

Lan Hồ điệp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philipin và Australia  Những loài cây này luôn bám chặt vào những cái cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có những cái lá to, rộng mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thường một cây có 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng. Một số loài cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng, hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là trong điều kiện nhân tạo thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai thì thời gian hoa tàn có thể kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Bạn có thể đặt nó vào chậu riêng hoặc bỏ chung vào một chậu. Những cái chậu thông thường chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm, nếu chúng được chăm sóc hợp lý.

Các cây con có sẵn trong phòng thí nghiệm sẽ được đưa ra ngoài và kích thước của cây phụ thuộc vào độ lớn cuả lá, mà độ rộng của lá được đo từ đỉnh lá đến điểmđối diện. Thông thường, một cây có chiều dài lá  khoảng 20cm hoặc lớn hơn được xác định khi cây có hoa đầu tiên nở, tuy nhiên một số loài chiều dài lá chỉ đạt 10cm khi hoa vừa mới nở.
Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ
Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, lan hồ điệp ưa thích một vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp thì không nên, đặc biệt hướng mặt trời chiếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng. Bạn có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, bạn nên che bằng tấm vải nhất là trong mùa hè.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-290C và nhiệt độ ban đêm là 13-180C. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 160C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
Ẩm độ và nước tưới
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng màn che, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Bạn phải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá. Vì thế, cách tốt nhất là tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi).
Phân bón và thuốc trừ sâu
Phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng ít hơn. Luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như là NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20). Suốt những tháng mùa đông bạn có thể giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng.
Rất có lợi khi lặp lại việc bón phân cho cây trong suốt thời gian cây nở hoa. Lan hồ điệp đôi lúc cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên. Khi những con sâu hại bám vào lá sẽ được loại bỏ bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Thậm chí bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại.
Kích thích ra hoa
Hoa lan hồ điệp tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, bạn có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Thỉnh thoảng việc làm này cũng có thể cho một cụm hoa mới, mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9 tháng. Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu. Nhưng, nếu cuống hoa còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành cắt bỏ dài khoảng 10-12cm. Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần.
Thay chậu
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài. Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phải biết khi nào và làm như thế nào để thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt
Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm. Mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Trồng lan không khó hay cầu kỳ. Bạn có thể tự hào sở hữu những cây lan nhập nội với những bông hoa đầy màu sắc. Hãy tự tin, chọn lan hồ điệp để làm cho cuộc sống của bạn tràn đầy màu sắc và hương thơm.
Phan Diễm Quỳnh


Giá một chậu lan Hồ Điệp bằng thu nhập cả năm của người lao động

Khách hàng chủ yếu vì…tò mò và muốn chụp ảnh, chứ người mua rất thưa thớt.

Chỉ còn chưa đến hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán, dạo quanh các phố Lê Văn Lương, Bà Triệu, Trương Định, Nguyễn Chí Thanh, Bưởi, Xuân Thủy…ở Hà Nội những ngày này không khó để bắt gặp một điểm bày bán hoa Lan.
Lan có nhiều loại, cả nội lẫn ngoại, nhưng năm nay phổ biến là loại lan Hồ Điệp và Địa lan nội, xuất xứ Tây Bắc và Đà Lạt. Giá cả cũng vô cùng, từ vài trăm nghìn đến gần trăm triệu đồng mỗi chậu.
Những cửa hàng bán hoa lan thu hút khá đông khách đến xem, hơn hẳn các điểm bán đào, quất, mai. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, khách đến chủ yếu vì…tò mò và muốn chụp ảnh, chứ người mua rất thưa thớt.
Chị Minh ở Trung Tự (Đống Đa) đang xem lan bày bán trước cửa tòa nhà Vincom trên đường Bà Triệu cho biết, gia đình chị cũng muốn chơi lan dịp Tết này, nên hôm nay tiện thể đi mua sắm, ghé vào xem giá cả ra sao. “Nhưng xem qua e là khó”, chị nói và chỉ vào chậu lan Hồ Điệp bày trong cửa hàng cho biết: Chậu này đẹp thật, nhưng giá 65 triệu đồng thì …chỉ nên chụp ảnh.

Chậu lan Hồ Điệp bán tại Vincom có giá 65 triệu đồng (Ảnh: P.T)

Chậu này giá rẻ hơn một chút, chỉ...30 triệu đồng (Ảnh: P.T)


Cùng tâm lý với chị Minh, anh Thành, một nhân viên làm việc tại công ty Someco Sông Đà ở Từ Liêm đang xem hoa tại đường Lê Văn Lương cho biết, hàng ngày anh đưa con gái đi học qua đây, con anh muốn bố sắm một chậu lan dịp tết. Hôm nay Chủ Nhật, anh ghé vào định mua, nhưng chắc phải thất hứa với con gái.
“Giá một chậu lan Hồ Điệp nhìn ưng một chút thì 25 – 35 triệu đồng, những chậu rẻ dưới 10 triệu đồng thì xấu, vậy tôi làm sao có tiền để chơi thứ hoa xa xỉ này”, anh nói.
Anh Thành cho biết thêm, ngành xây dựng năm nay khó khăn, lương năm 2011 đã thấp lại chưa được thanh toán hết, chưa kể còn không có tiền thưởng, nếu mua chậu lan chơi tết thì coi như phải bỏ hết số lương làm ra của năm vừa rồi.

Chậu Lan này có giá 25 triệu đồng (Ảnh: P.T)


Những chậu này có giá 2,5 - 8,5 triệu đồng/chậu được khách chọn nhiều hơn
dù không ưng (Ảnh: P.T)


Những người bán hàng thì thừa nhận, năm nay sức mua quá thấp, chỉ có các công ty mua, chứ gia đình thì ít. Chị Khánh, chủ một quầy lan Tây Bắc trên đường Lê Văn Lương cho biết, mỗi ngày chỉ bán được khoảng chục chậu giá trung bình, những chậu giá cao thì may ra có ngày bán được 1- 2 chậu. Còn những chậu đắt thật, thì hầu  như không có khách nào hỏi mua.
Chị Hoa bán lan trên phố Bà Triệu thì cho biết, mỗi ngày cửa hàng cũng bán được vài chục chậu. Tuy nhiên khi hỏi người trông xe thì ông này khẳng định, cả ngày chỉ được vài chậu, có hôm cả buổi sáng không bán được chậu nào.
Bài và ảnh: Phương Thảo
Theo TTVN



máy photocopy  , may photocopy

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Con đĩ, người tình, người yêu hay là vợ?

.
Người tình…
Tôi bỏ cô ấy để yêu một người khác, không phải vì tôi đã chán cô ấy… mà đơn giản là vì… cô ấy quá đặc biệt, tôi không thể hiểu nổi… và tôi sợ phải hiểu, sợ phải bước vào thế giới đầy rối ren của cô ấy.



Người yêu tôi bây giờ là một người đơn giản, cô ấy không quá hiền và cũng chẳng có cá tính dữ dội mấy, cô ấy không tự design một món quà cho tôi, không bất ngờ đến trước cửa nhà tôi trao cho tôi một nụ hôn, không nhét một cái gối to vào bụng và tưởng tượng rằng chúng tôi sắp có con… không, cô ấy không làm những điều mà người yêu trước của tôi làm. Cô ấy chỉ đơn giản gọi cho tôi một cú điện thoại mỗi ngày. Nếu muốn đi chơi với tôi, cô ấy sẽ lên kế hoạch trong vòng mấy ngày trước. Đến ngày Valentine cô ấy tặng tôi một miếng chocolate hình trái tim, trơn bóng không như miếng chocolate mà người yêu trước của tôi tự làm, có tên tôi và tên cô ấy trên đó.
Có thể có sự khác biệt quá lớn trong cách yêu của hai người… và cho dù biết rằng… người yêu trước của tôi yêu tôi một cách dữ dội hơn… thì tôi cũng không dám sống trong tình yêu ấy, tôi sợ sẽ bị nhấn chìm… điều tôi cần là một tình yêu đơn giản, có thể dẫn đến hôn nhân thì càng tốt. Sau khoảng 2 tháng chia tay, tôi vẫn nhớ cô ấy nhiều lắm, tôi không thể bắt gặp cô ấy trong hình hài người yêu mới nên tôi thường tự thần ra một mình, người yêu mới của tôi thấy vậy cũng hỏi thăm nhưng cũng chỉ là hỏi thăm cho qua chuyện, cô ấy không quan tâm nhiều đến điều mà tôi đang nghĩ.
Bất ngờ một hôm… Tôi nhận được tin nhắn của người yêu cũ.“Anh thế nào rồi? Anh có được hạnh phúc không?”Tôi reply ngay sau đó.“Không hạnh phúc lắm! Nhưng giản đơn là được, anh cần nó…”Một lúc lâu tôi không thấy cô ấy reply.
 
Tay tôi vẫn cầm điện thoại, vẫn chờ một dòng tin nhắn. Một lúc… một lúc lâu nữa… Tôi không chịu được nữa… tôi phải gọi lại, phải nghe bằng được giọng của cô ấy… Bất chợt, tôi chưa kịp bấm số thì điện thoại của tôi reo… Số của cô ấy… tay tôi run như lần đầu tôi bấm số làm quen với cô ấy.

- Em à, có chuyện gì không? Tôi cố lạnh lùng.
- Mình làm người tình anh nhé…
- Vậy là sao?
- Anh không cần phải yêu em… chỉ cần anh đến bên em những lúc anh cần em… có được không anh?
- Ừ…
Tôi biết tôi ừ là vì tôi còn quá yêu cô ấy… và tôi không có cảm giác tội lỗi mấy với người yêu mới… đơn giản là vì tình yêu mới không có gì đặc biệt, nổi trội.


Chúng tôi gặp nhau ở một quán cà phê nhỏ và đầy hoa cúc cắm ở xung quanh các vách tường.

- Anh tưởng em thích các quán cà phê có gam màu trầm cơ mà?
- Ồ… quen em lâu như vậy mà anh cũng không biết là em dễ thay đổi hơn là một cái lật tay sao?

Tôi cười, cô ấy vẫn hóm hỉnh như vậy, vẫn duyên dáng như vậy.

Chúng tôi về nhà của cô ấy, yêu nhau cũng khá lâu rồi nhưng thực ra tôi chưa bao giờ lên nhà cô ấy, tôi chỉ đứng tiễn cô ấy ngoài cổng khu chung cư, cô ấy bảo cô ấy chỉ sống một mình nên không muốn đàn ông lên, sợ lắm chuyện phát sinh, tôi bật cười, tôi đâu đến nỗi dê như thế, mà bây giờ là thời đại gì rồi mà cô ấy còn sợ chuyện đó… Vậy mà bây giờ… cô ấy chủ động mời tôi lên nhà.

Mọi người hàng xóm và bác bảo vệ già có vẻ quí cô ấy, người mỉm cười, người chào cô ấy, riêng bác bảo vệ thì nháy mắt với cô ấy một cái.

- Con bé này. Thế là cũng chịu dẫn người yêu lên nhà rồi hả?

Cô ấy cười nụ…

Nhà của cô ấy quá rộng đối với người ở một mình… chúng tôi ngồi uống nước, nói chuyện, bất chợt, cô ấy cố ý dựa vào ai tôi, tôi ôm lấy vai cô ấy… chúng tôi ngồi lặng một lúc… rồi cô ấy kéo khuôn mặt tôi lại thật gần, thật gần… tôi vẫn còn nghe rõ… lúc nụ hôn buông lơi lần đầu… cô ấy tựa trán cô ấy vào trán tôi thì thầm: “Em nhớ anh… đã từng nhớ không chịu nổi…” Tôi hôn cô ấy mãnh liệt hơn… Và chuyện đó đã xảy ra. Đó là lần đầu của hai chúng tôi.
Người ta bảo hạnh phúc xuất phát từ tình yêu chân thực thường không thể đi đôi với thực tế cuộc sống. Nhưng trong tôi vẫn tham lam, vẫn muốn có cả hai, tôi cần một người tình như cố ấy,nhưng tôi lại cần người yêu như người yêu tôi,và tôi chấp nhận sự thoả hiệp của chính mình.

Con đĩ…
- Anh có biết định nghĩa của người tình không??? Cô ấy nói trong tư thế nằm sấp và tay chống cằm.
- Không, cũng chưa bao giờ anh suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.
- Một người tình thì kém xa một người yêu và hơn con đĩ một tẹo.
- Con đĩ… em nói nghe kinh quá.
Cô ấy không nói gì thêm, chỉ cười.

Chúng tôi duy trì quan hệ được hơn một năm. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc… nhưng lý trí của tôi vẫn đè bẹp hạnh phúc thực tại này. Có lẽ tôi sinh ra đã vậy. Không có từ mơ mộng mang tên cuộc sống. Tôi quyết định cưới vợ, không phải cô ấy mà là người yêu mới của tôi.
Khi tôi nói chuyện này với cô ấy, cô ấy không hề biểu lộ chút ngạc nhiên, thậm chí cô ấy còn lạnh lùng nói:
- Anh này… anh không tính giá cả cho những lần chúng ta quan hệ hay sao???
Tôi giật mình, tôi nghĩ cô ấy nói đùa…tôi cười xoà
Mặt cô ấy đột nhiên nghiêm lại:
- Em nói nghiêm túc đấy. Không có gì là không có giá đâu.

Tôi không tin vào đôi tai mình nữa. Hoá ra tôi yêu nhầm một con đĩ mất rồi. Tôi vẫn cố cười.

- Bao nhiêu hả em?
- Tuỳ tâm anh thôi…
- OK! Mai anh sẽ mang đến, hôm nay anh không mang nhiều tiền.

Hôm sau, tôi mang một phong bì tiền gồm 2000$ đến nhà cô ấy… Trong đó tôi còn để kèm mảnh giấy “Gửi em đĩ thân yêu, thế này đã đủ chưa? Nếu chưa đủ thì bảo anh đưa thêm nhé, cảm ơn em đã vui vẻ cùng anh, à mà với mấy thằng khác em đừng đòi trọn gói như thế nhé, xong ca nào dứt điểm ca ấy đi”Tôi biết tôi quá cay độc khi viết những dòng ấy nhưng tôi quá tức giận.

Cô ấy không liên lạc với tôi nữa. Cuối năm, chỉ còn 3 tháng nữa là cuối năm… tôi chuẩn bị cho lễ cưới.

Tôi và vợ tôi sống lặng lẽ, đời sống tâm hồn hay chăn gối đều không sâu sắc… Được gần một năm, tôi phát hiện ra cô ấy ngoại tình, không đau khổ, giằng xé, chỉ hơi ngạc nhiên… Chúng tôi chia tay nhau trong sự thoả thuận ngầm rằng chưa có con cái quả là một điều may mắn.
Tôi bắt đầu nhớ đến người yêu cũ… Cô ấy thế nào rồi, có chồng chưa, hay vẫn là một con đĩ bao trọn gói.

Tôi quyết định đến thăm nhà cô ấy. Đứng ngoài cửa tôi nghe thấy tiếng trẻ con khóc, có lẽ cô ấy đã có gia đình, ít nhất tôi cũng không phải ngại vì sợ phải bắt gặp cảnh cô ấy đang nằm với một người đàn ông khác.

Tôi gõ cửa. Một người phụ nữ ra mở cửa.

- Anh hỏi ai?
- Cho tôi hỏi Thư có nhà không?

Cô ấy không nói gì, lẳng lặng mời tôi vào uống nước. Xong đâu đấy cô mới chậm rãi kể chuyện…

- Cách đây gần một năm chính vì đứa bé này, con bé Thư nhà tôi đã đánh đổi chính mạng sống của nó.

Tôi đau nhói trong tim.

- Thư chết rồi hả chị? Chị không đùa chứ? Tại sao hả chị?

- Ừ! Hồi đó, bác sĩ khuyên nó là phá cái thai đi, nó bị bệnh tim, sinh con rất nguy hiểm, nhưng nó nhất quyết không chịu.

Tôi bàng hoàng… thì ra đây là sự thật. Sự thật đến chói tai và nhói lòng. Tôi ngồi thừ một lúc rồi bất chợt lên tiếng.

- Vậy bố đứa trẻ đâu?
- Con Thư nó là người đặc biệt, nó luôn làm những điều không ai đoán trước được, và có lẽ bố đứa trẻ là điều mà nó cũng muốn giữ kín… Nhưng tôi có một tấm hình nó giữ… hình như là của người đó… và hình như… đó là cậu. Đúng rồi, bây giờ tôi mới để ý… hình như đúng là cậu.

Chị dẫn tôi vào phòng Thư. Căn phòng vẫn nguyên cách trang trí. Những kỉ niệm xa xăm ùa về thấm đẫm nước mắt… Chị mở một hòm nhỏ và cầm ra một bức ảnh. Đúng rồi, đây là ảnh tôi, tôi nhớ hồi yêu nhau cô ấy xin tôi một bức ảnh để cài vào ví. Chị đưa thêm cho tôi một phong bì.
- Đây là tiền của Thư đưa tôi, bảo khi nào con nó lớn thì đưa cho con nó, nó đề phòng nếu nó sinh con mà không may ra đi, tôi cũng khá ngạc nhiên, nó có dư tiền trong tài khoản vậy mà nó phải cần 2000$ trong phong bì này đưa cho con nó là sao? Tôi nghĩ đó là của bố đứa trẻ. Có lẽ đó là cậu. Tôi nói có đúng không?… À, nó còn giữ một bức thư nhỏ, có lẽ là gửi cho cậu, tôi không dám dở ra xem.


Tôi vội vàng dở bức thư… màu chữ đã hơi hoen đi một tí. Không phải bức thư dành cho tôi… mà là bức thư… tôi đã dành cho cô ấy……
“Gửi em đĩ thân yêu, thế này đã đủ chưa? Nếu chưa đủ thì bảo anh đưa thêm nhé, cảm ơn em đã vui vẻ cùng anh, à mà với mấy thằng khác em đừng đòi trọn gói như thế nhé, xong ca nào dứt điểm ca ấy đi”


Hình như là… tôi đã nhầm con đĩ với một người tình… à không… không phải người tình… mà là người yêu… mà cũng chẳng phải… vợ tôi… thực sự là vợ tôi!!!


theo blog Kin
GẦN BỐN MƯƠI TUỔI NHƯNG TỚ CÒN CHƯA PHÂN BIỆT ĐƯỢC THẾ NÀO LÀ CON ĐĨ , NGƯỜI YÊU , NGƯỜI TÌNH HAY LÀ VỢ NỮA LÀ...
máy photocopy  , may photocopy

Trồng lan Hồ Điệp


Vài người bạn đến thăm tôi, khi thấy những chậu lan Hồ Điệp hoa nở gần như quanh năm giăng kín hết khung cửa sổ nhà bếp. Các bạn đều bảo tôi có ngón tay cái mầu xanh (green thumb). Thực ra ngón tay cái của tôi cũng giống như các bạn, chẳng bao gìờ có mầu xanh, nhưng móng tay khi thì đỏ chót, khi thi mầu hồng cánh sen và đôi khi trở thành mầu bạc.lan hồ điệp - Chậu lan hồ điệp trắng 9 cành
Tôi nuôi lan Hồ Điệp cũng đã khá lâu, kể ra cũng đã mười mấy năm. Khi còn nhỏ ở quê nhà, cha tôi cũng ra chợ chim, chợ chó ở đường Hàm nghi mua vài ba cây Kim điệp, Nhất điểm hồng gì đó về chơi. Sau vài ba tuần, hoa tàn nhị héo, cha tôi đem treo vào cành cây ổi bên hè. Vài tháng sau mấy cây này chết ngắc. Vì thế hoa lan chẳng gây cho tôi một chút ấn tượng nào cả. Câu chuyện bắt đầu từ khi sang đất Cờ hoa này. Một hôm cùng chồng và con gái dạo chơi hội hoa lan ở South Coast Plaza. Tôi còn nhớ, hôm đó tôi say sưa ngắm nghía biết không biết bao nhiêu bông lan mầu sắc rực rỡ huy hoàng, nhưng ăn sâu vào trong tâm trí của tôi hơn cả là những cánh hoa mầu trắng hay hồng nhạt lung linh như cánh bướm. Tôi chẳng hiểu là hoa gì vì từ thủa cha sinh mẹ đẻ, chưa bao giờ trông thấy bông hoa đẹp như vậy. Tôi thích quá, nhưng cây lan này, hồi đó quá đắt: trên 30$ lại còn cộng thêm tiền thuế nữa. Số tiền này bằng một ngày lương của tôi, làm sao mà kham cho nổi. Còn ông chồng yêu quý của tôi lại chẳng điệu nghệ chút nào cả, ổng vội vã lôi tôi đi kẻo lại phải chi tiêu một món tiền mà ổng cho là quá phí phạm. Nhưng biết tôi thich, từ đó hễ có hội hoa lan, ông chồng hà tiện lại dẫn tôi đi xem miễn phí, vì theo ổng, xem đủ rồi mua làm gì cho phí tiền. Mãi cho đến một ngày, con gái tôi tìm được việc làm tốt đẹp và ngày cuối tuần vào dịp Mother's day năm đó, nó trở về trở về vào lối cửa sau rồi gọi tôi:lan hồ điệp tím
Mẹ! mẹ vào đây mà xem!

Tôi sững sờ kinh ngạc trước một chậu lan mầu tím hồng mà tôi hằng mơ ước. Cây lan có 7 hoa và còn 5 chiếc nụ. Sáu chiếc lá dầy xanh bóng và to bản như chiếc bàn tay phản ngược với mầu hoa thực là rực rỡ. Tôi say sưa ngắm nghía cây lan hằng mơ ước từ lâu. Ôm lấy con gái, đứa con gái yêu quý, tôi thì thầm nói trong cảm xúc nghẹn ngào:
Cám ơn con! mẹ cám ơn con!

Đó là món quà quý báu nhất mà tôi hằng ghi nhớ trong thâm tâm, bởi vì tôi yêu thích hoa mà ông chồng của tôi chỉ thích những bông hoa giấy mầu xanh. Tôi chắc các bạn thừa hiểu tôi muốn nói gì rồi chứ! Hỏi cách nuôi trồng cây lan này ra sao con tôi nói:
Giản dị lắm, mẹ chỉ cần tưới nước mỗi tuần là đủ.

Gần 3 tháng sau, bông hoa cuối cùng mới rời khỏi cuống còn lại chiếc cành trơ trụi. Tôi vẫn đều đặn mỗi tuần mang ra chậu rửa bát tưới cho thật đẫm. Nhưng sao tôi thấy những vỏ gỗ quá khô, mỗi tuần tôi lại tưới thêm một lượt nữa. Hình như đáp ứng với sự săn sóc của tôi, cây lan nhú ra một mầm hoa nhỏ ở dưới gốc. Tôi nghĩ rằng cây lan quá khô vào mùa đông vì trong nhà có mở máy sưởi, cho nên tăng thêm lần tưới tức là cách ngày một lần. Dò hoa lên cao nhưng khẳng khiu như cái que tăm. Tôi nghĩ cũng chẳng sao, đối với tôi có hoa là tốt rồi. Nhưng khi 4-5 chiếc nụ mới bằng đầu ngón tay đã từ từ héo úa. Vấn kế chị bạn, người đã trồng Hồ điệp từ mấy năm trước, chị ta nói:
Thiếu phân bón rồi bồ ơi!
Thế là tôi đi mua một lọ phân mầu xanh, trong giấy dặn pha một thìa cà phê vào một ga lông nước. Tôi nghĩ một thìa nhỏ cho một ga lông thì ăn nhằm gì? Muốn cho cây chóng mạnh tôi pha 2 thìa và mỗi ngày mỗi tưới một chút. Cái cây lan mắc dịch này, lá bỗng nhiên bỗng đâm ra mềm nhũn và vàng vọt rồi thì nụ rụng, lá rơi. Sau đó tôi ngửi thấy có mùi ung ủng, cầm cây lên toàn thân đã lìa khỏi chậu, thì ra bao nhiêu rễ đã thối hết, chẳng còn chiếc nào. Tôi rửa sạch cây và vỏ gỗ đi rồi mang trồng lại, nhưng cây cứ dần dần tàn lụi theo tháng ngày.

Tết năm đó con gái yêu quý của tôi lại tặng cho cây khác và ông chồng tôi cằn nhằn cả mấy tuần vì tội phí phạm tiền bạc. Cây này coi bộ khá hơn, vì con tôi có hỏi người bán kỹ càng và còn đem về một tờ chỉ dẫn bằng Anh ngữ. Lần này tôi không suy đoán này nọ nữa và làm theo đúng lời chỉ dẫn, nhưng cũng chỉ được hơn một năm cây lan bỗng ra hoa ở ngay giữa ngọn, rồi đi vào thùng rác.

Từ đó tôi thỉnh thoảng lại có một cây, lúc tôi để trong nhà lúc mang ra ngoài hàng hiên. Khi thì tươi tốt, khi thì bị rệp đốt chết dần chết mòn. Cây nào sống dai lắm cũng chỉ được một hai năm rồi lại chết. Những năm gần đây giá lan Hồ Điệp rẻ mạt rệp. Ngày cuối cùng tại hội hoa lan ở South Coast Plaza họ bán 'seo': 5 cây nhỏ trơ rễ với giá 15$. Thấy quá rẻ, không mua cũng uổng, tôi bèn mua về trồng thử xem sao.

Rút kinh nghiệm những lần thất bại khi trước, tôi để một hàng trên cửa sổ nhà bếp, phía trên chiếc bồn rửa chén, nơi đã có những cây sống gần 3 năm. Cửa sổ này có một chút nắng sớm nhưng đến 10 giờ là hết. Tôi lấy những chiếc dĩa cũ, gác 2 chiếc đũa rồi để chậu lan lên trên cho khỏi úng nước. Mỗi tuần tôi mang chậu xuống vòi nước và tưới cho thật đẫm, rồi bỏ lên chiếc đũa. Ngày hôm sau tôi mới tưới phân bón thứ 15-15-15, lần này tôi pha thật loãng, mỗi tuần một lần. Cây lan hình như được nuôi vào môi trường thích hợp cho nên lớn nhanh như thổi. Lá mọc dài và cứng cát, rễ to và xanh quấn quanh miệng chậu.

Thế rồi như trời thưởng công cho kẻ kiên gan bền chí, một chậu, hai chậu rồi 5 chậu đều ra hoa. Cây mầu hồng, cây mầu tím, cây mầu trắng, cây hanh hanh vàng xen lẫn với nhau. Tôi nghiệm ra rằng cây lan Hồ Điệp không ưa dời chỗ, không ưa quá nóng hoặc quá lạnh, nó cũng không ưa để ở ngoài hàng hiên. Mùa hè trong nhà nhiệt độ lên tới 90 độ F nó mọc ào ào, tôi tưới thêm nước và thêm phân nó càng mọc khỏe hơn, mỗi cây ra 2 dò hoa mà mỗi dò cao cả thước. Còn lá thì xanh tươi cứng cáp và dài tới 30 phân. Mùa đông nhiệt độ trong nhà chỉ còn 65-70 độ F, lan tuy không mọc nhưng vẫn tươi tốt vì có nắng chiếu vào. Thừa thắng xông lên, tôi mua thêm mấy cây nữa và mua toàn loại lá dài và lớn, như vậy dò hoa sẽ dài, cao vút và hoa rất lớn, mầu tuy không đẹp nhưng có hoa là quý rồi. Tôi nghiệm rằng những thứ này sống mạnh và sống dai hơn những loại hoa nhỏ mầu sắc tuy có đẹp hơn thật, nhưng hồng nhan thường hay yểu mệnh.

Những cây lan Hồ Điệp của tôi, bây giờ cây nào cây nấy đều sống lâu cả 6-7 năm trời. Hoa tuy không còn nhiều và lớn như trước, nhưng ước nguyện đã thành. Viết một vài hàng chia xẻ cùng các bạn chơi lan. À tôi còn quên một điều tối ư quan trọng là khi nào ấn ngón tay vào trong chậu mà thấy lún xuống là lúc phải thay vỏ vỏ gỗ rồi đó. Các bạn nhớ nhé! kẻo rồi lại bảo con mụ này dấu nghề. Chúc các bạn thành công mỹ mãn.
máy photocopy  , may photocopy
R. C. Nguyễn Hồng Hạnh

Những hiểu biết về lan Hồ Điệp


PHALAENOPSIS
LAN HỒ ĐIỆPlan hồ điệp trắng tím 20 cành
Bắt nguồn từ Phalaina (nghĩa là “bướm đêm”) và opsis (nghĩa là “hình dáng”) trong tiềng Hy Lạp.
Cuộc sống của phalaenopsis bắt đầu với danh tính Epidendrum amabilis, thông qua tập mẫu cây được gởi tới cho nhà thực vật học linnaeus năm 1753, nhưng sau đó đuợc chính thức hóa bởi nhà thực vật Blume người Hà Lan, người nhìn thấy mẫu cây ra hoa và nghĩ nó giống như loài bướm đêm; vì thế đặt tên cho nó là Phalaenopsis amabilis( Hoa màu trắng, là bố mẹ của những cây lai có màu hoa trắng to, đẹp ngày nay.
MÔI TRƯỜNG SỐNG
Phalaenopsis đích thực là lan nhiệt đới thích sống trên cây (biểu sinh) hoặc trên đá, chỉ xuất hiện ở châu Á (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Việt Nam và Đài Loan). Ít nhất có 15 chủng loại và mẫu lai tự nhiên hiện diện tại Philipin, nơi những cư dân sống trên cây này, khi trổ hoa, treo mình hệt như chú bướm đêm đậu trên cây nhiệt đới. Một số mọc gần bờ biển, số khác tại vùng có độ cao 400m so với mặt biển, nhưng nói chung luôn là nơi ẩm ướt và có 25 – 260C (77 – 790F) luc trời về đêm, với lượng mưa ổn định mỗi ngày trong suốt mùa mưa đạt đến 240cm mỗi năm, tạo độ ẩm cao.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG
hoa phong lan Phalaenopsis có vẻ đẹp rất lộng lẫy, khiêu gợi, hấp dẫn không cưỡng lại được, và một số mẫu như P. schilleriana xuất xứ từ quần đảo Philipines có thể có đến 70 hoa trên mỗi cuống. Trong môi trường sống tự nhiên, chúng liên tục nở hoa, mỗi kỳ nở hoa như vậy kéo dài hàng tháng trời, và thường ra hoa hai lân trên một phát hoa.
Tán lá rất đặc biệt, với hình dạng giống như quả trứng khổng lồ, dày bản, dài đến 25cm, rộng 10cm, và có sọc vằn ánh bạc, chẳng hạn P. stuartiana. Loài lan này không có giả hành, vì thế lá dày bản của nó đóng vai tró rất quan trọng trong việc trữ chất dinh dưỡng (chủ yếu là từ thực vật mục) và nước cho cây. Hằng năm, một hay hai lá già sẽ rụng, thường chỉ sau khi kết thúc mùa hoa nở, nhưng luôn được thay bằng lá mới.
Một đặc điểm dáng chú ý nữa của hoa phong lan Phalaenopsis là kha năng mọc rễ của nó, thường dài đến 1m, không những dùng để hút nước và thức ăn mà còn bám chặt vào cây chủ tìm chỗ tựa.
CÁC LOẠI LAN PHALAENOPSIS
Phalaenopsis có hai loại phân biệt. Ở loại 1, phát hoa rất dài – 60cm trở lên - và nở từ 15 bông hoặc hơn. Lá hình elip thon dài và dày. Cánh hoa rộng hơn nhiều so với đài hoa, còn cánh môi tạo thành thùy lá xoắn cong ở giữa, và có cả phần tua cuốn phụ.
Những loài thuộc nhóm này bao gồm P. parishii, P. aphrodite, P. stuariana, P. schilleriana, P. sanderiana (mẫu lai tự nhiên giữa P. Aphrodite hoa trắng với P. schilleriana hoa màu cà).
Loại 2 có phát hoa ngắn hơn và cách ra hoa khác hẳn so với loại 1. Mỗi phat hoa trổ rất ít bông và tiếp tục ra hoa mới sau vài tháng. Đóa hoa nhỏ hơn, cánh hoa và đài hoa hầu như có kích cỡ bằng nhau, cánh môi không có tua cánh phụ.
TÌNH TRẠNG LAI GHÉP
Người ta không chỉ ghép Phalaenopsis với Phalaenopsis để tạo ra hang trăm biến thể mới, mà còn ghép nó với những giống lan khác,tạo nên các mẫu lan khác loài hay lai hai giống nổi tiếng, như Asconopsis (phalaenopsis x Ascocentrum) Doritaenopsis (phalaenopsis x doritis), Renanthopsis (phalaenopsis x Renanthera), Sarconopsis (phalaenopsis x sarchochilus), vandaenopsis (phalaenopsis x vanda), và còn nhiều nữa.
ĐIỀU KIỆN TRỒNG
Vào thời kỷ đầu khi người đam mê cây cảnh bắt tay vào trồng lan Phalaenopsis, dường như họ chỉ trồng trong nhà kính riêng, nhưng phương pháp này được cải tiến dần, về sau nhiều giống lai và cây hoàn thiện được trồng thành công trong nhà, thậm chí có thể treo ở bất kỳ phòng nào. Nếu bạn quan tâm, hãy chuẩn bị sẵn điều kiện ấm áp, có bóng râm, thêm một chút ẩm ướt bằng cách đặt chậu cây vào cái khay chứa sỏi ướt hoặc tưới phun sương bằng vòi phun tia mịn. Một nhà kính đầy cây là nơi lý tưởng nhất, miễn sao đủ bóng râm cho lan là được.
Như hầu hết giống lan khác, Phalaenopsis bắt đầu sinh trưởng vào mùa xuân. Tại thời điểm này, nên giữ nhiệt độ khoảng gần 200C (68 (680F) vào ban ngày và không dưới 180C (640F) vào ban đêm. Mùa hè có thể nóng hơn (nhưng không để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời). Sang thu, nhiệt độ mát hơn, khoảng 160C (60o0F) là thích hợp để kích thích cây ra hoa.
Cây lai được chăm sóc với điều kiện tối ưu sẽ trổ hoa quanh năm, trong khi loài thuần chủng chỉ trổ hoa vào màa xuân hoặc mùa thu.
Vì vậy, mặc dù hoa Phalaenopsis trong mỏng manh, nhưng thật ra không khó chăm sóc, đồng thời do nguồn nước của chúng, Phalaenopsis là một trong số những loại lan trồng trong nhà lý tưởng nhất hiện có.
GIÁ THỂ TRỒNG PHALAENOPSIS
Một lần nữa, giá thể tốt, xốp, thấm nước và không khí là lý tưởng nhất. Hãy nghĩ đến đời sống bám vào thân cây trong tự nhiên của nó mà xem: hầu như chẳng có gì che chắn hệ thống rễ của nó ngoài thực vật bị phân hủy, vì thế loài lan này không thích bị “nhồi nhét” vào cái chậu ngột ngạt chút nào.
Dùng hỗn hợp vỏ thông chọn lọc, một số rễ con vi thực vật các mẫu than củi và rêu nước. Giữ cho giá thể ẩm ướt cho đến khi cây con bén rễ.
Một khi bạn đã thành công trong việc trồng lan Phalanopsis và biết rõ nhu cầu của chúng, hãy thử trồng nó trên khúc gỗ hoặc rễ cây dương xỉ, rồi buộc cây vào khúc gỗ theo cùng cách với lan Dendrobium, làm như vậy, nhìn cây lan sẻ rất tự nhiên với những chiếc rể khỏe mạnh…
TƯỚI NƯỚC VÀ BÓN PHÂN CHO PHALAENOPSIS
a)Tưới nước
Cần phải giữ ẩm cho cây quanh năm. Mặc dù giữa hai lần tưới, cây có thể bị khô đi đôi chút. Nhưng không được để cây khô sạch nước hay ướt sũng. Thông thường, cây càng nhỏ đòi hỏi tưới nước càng thường xuyên hơn cây lớn, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào giá thể: cây lớn có thể cần tưới nước hai lần mốt tuần vào mùa hè, trong khi cây nhỏ cần tưới 4 – 5 lần trong tuần và một lần một tuần vào mùa đông.
Phun nước lên lá bằng vòi phun tia mịn, song đừng để nước đọng ở giữa: đừng bao giờ để nước đọng trên đọt cây, bởi điều đó khiến nó thối rữa rất nhanh và gây hại cho cây. Trong tự nhiên, những cây này treo ngược xuống nhờ đó tránh nước mưa đọng lại trên lá non. Do vây nếu kỹ lưỡng, bạn đóng một cái máng nghiêng rồi đặt chậu lan nằm gát lên mép cao của máng
b) Bón phân
Như đã đề cập trước, phalaenopsis không có giả hành trữ thức ăn; do đó, chúng đòi hỏi kế hoạch chă bón rạch ròi. Phân bón lan 30:10:10 có hàm lượng nitơ cao nên dùng hai tuần một lần trong suốt mùa hè hay khi thời tiết ấm áp, và khỏang một tháng một lần lúc trời mát mẻ. Nên pha loãng dung dịch phân bón rồi tưới vào rễ và lá bằng vòi phun tia mịn. Đến mùa ra hoa hoặc muốn kích thích ra hoa dùng phân có nhiều Lân, Kali như 10:60:10 ; 3:4:50 : 10:30:30…
THAY CHẬU CHO PHALAENOPSIS
Nhìn chung, chỉ nên thay chậu lan Phalaenopsis khi giá thể hòan tòan hết chất dinh dưỡng, không rút nước tốt, hay rễ cây có vấn đề. Tiến hành thay chậu trong mùa tăng trưởng của cây, song nếu các vấn đề trên xảy ra trước thời điểm đó, hãy thay chậu ngay, bất kể mùa nào.
Cây thích sống trong chậu nhỏ hơn kích thước của chúng, nhưng nên cẩn thận với những cái rễ lan đã ăn vào chậu. Đừng làm đứt chúng. Hãy tháo gỡ nhẹ nhàng, lưu ý kẻo làm mất đầu phát triển màu xanh sáng của rễ. Nên đập bể chậu hơn là làm đứt rễ.
Sau khi lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất trồng cũ, tỉa bớt rễ chết màu nâu trước khi đặt sang chậu mới (bằng nhựa màu trắng trong tốt hơn bằng đất nung vốn bị khô rất nhanh và phải tưới nhiều) với giá thể mới và một ít nuớc.
NHÂN GIỐNG PHALAENOPSIS
Loài Phalaenopsis rất tiện tạo cây non từ đốt của phát hoa, đặc biệt khi độ ẩm cao. Tuy nhiên, các cây lai không dễ để các cây non như vậy. Có thể tách lấy những cây non này một khi chúng đã mọc nhiều rễ, sau đó trồng vào chậu theo cách thông thường. Vì lý do đó, điều quan trọng là không cắt bỏ phát hoa sau khi bông cuối cùng rụng xuống; hãy quan sát xem:1- nó có ra phát hoa mới hay không, và 2- nó có đẻ cây non hay không.
Phương pháp nhân giống chủ yếu hiện nay là bằng cách nuôi cấy mô tế bào, và phương pháp lai tạo gieo hạt trong ống nghiệm.
SÂU BỆNH Ở PHALAENOPSIS
a) Sâu
Phalaenopsis thường bị loài nhện đỏ giả (Brevipalpus russulus) tấn công, làm mặt trên của lá bị răng cưa hoặc bị lỗ rỗ. Rất khó phát hiện chúng bằng mắt thường nhưng chúng có màu hơi đỏ tương tự loài nhện đỏ (Tetranychus urticae), vốn chẳng ưa lan Phalaenopsis bằng những giống lan khác. Nếu không muốn đối phó với loài côn trùng gây hại này, nên phun thuốc trừ sâu trên lá theo chỉ dẫn đều đặn mỗi tháng, cho dù điều kiện ẩm ướt cũng giúp ngừa nó.
Đối với lan trồng trong nhà kính, nên cảnh giác ốc sên và sên. Giữ lan trong giỏ treo trên cao hoặc trên tấm gỗ có thể ngăn ngừa được chúng. Để cây quá khô cũng khiến chúng bị tấn công bởi loài bọ vảy và rệp vừng, vì thế phải đảm bảo thường xuyên tưới nuớc và kiểm tra mặt dưới của lá.
b) Bệnh
Nhiều nuớc hay thiếu không khí đều là nguyên nhân gây bệnh nấm trên lá. Những vết thối rữa màu đen lay lan rất nhanh khi độ ẩm quá cao kết hợp với khí hậu mát mẻ. Bắt đầu bằng một vết màu tim/vàng trên lá, sao đó lan nhanh nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn. Bệnh botrytis gây tàn rụi cánh hoa, thường xuất hiện những khi thời tiết mát mẻ ẩm ướt nhưng không thoáng khí, chúng sẽ tấn công vào những bông hoa nở sớm.

máy photocopy  , may photocopy

hoa lan Trung Quốc cạnh tranh với Quất Đào Nhật Tân


HLVN - Nhằm mục đích đưa thông tin đến các bạn yêu lan thấy được các sinh hoạt của những người chơi lan trong nước. Chúng tôi xin đăng lại các bài viết của các trang Web trong nước về các sinh hoạt buôn bán lan trong những ngày cận Tết để mọi người biết được giá cả của lan trong nước như thế nào. Bài trích đăng của trang Web "Thanh Niên". Các giá lan được qui đổi theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm hiện tại (1/2013).

(TNO) Chỉ còn khoảng 20 ngày là đến Tết Nguyên đán, thị trường hoa lan phục vụ Tết cũng đã bắt đầu rộn ràng. Năm nay, giá hoa lan đắt hơn năm trước nhưng vẫn khá hút khách.

Tại chợ hoa Quảng Bá (Q. Tây Hồ, Hà Nội), đại diện cửa hàng hoa tươi Anh Trí cho biết, đã nhập về khá nhiều địa lan và một số lan hồ điệp tím, giá hoa cũng cao hơn năm trước. Dù thế, cửa hàng hoa này cho biết, vài ngày tới, sẽ tiếp tục nhập thêm hàng về bán phục vụ Tết.

Theo khảo sát của Thanh Niên Online, hoa lan chủ yếu được nhập về từ Trung Quốc. Các cửa hàng bán hoa địa lan với giá phổ biến từ 450.000-460.000 đồng/cành (21.5-24 USD). Những cành to, nụ đẹp giá có khi lên đến gần 1 triệu đồng/cành (48 USD)..

Tại chợ Quảng Bá, một số cửa hàng đã trang trí khá nhiều chậu địa lan bắt mắt để khách mua mặc sức lựa chọn. Không ít những chậu hoa có giá "khủng", lên tới hơn 20 triệu đồng/chậu (960 USD). Những chậu địa lan cắm sẵn, giá ít nhất cũng thường từ 3-5 triệu đồng/chậu (144-240 USD). Tuy nhiên, người chơi hoa lan dịp Tết này cũng có thể lựa chọn mua từng cành.

Được các cửa hàng nhập về nhiều cùng với địa lan là loại lan hồ điệp. Theo lời chủ cửa hàng Địa Mỹ trên đường Nghi Tàm chuyên bán lan hồ điệp, có những chậu hoa trang trí dạng tròn với số lượng nhiều, giá cả chậu lên tới trên 20 triệu đồng (960 USD).

Những chậu nhỏ hơn cũng phổ biến từ 4 triệu đồng (192 USD) trở lên, tùy theo số lượng, cành to, nhỏ, bông hoa mà giá đắt hay rẻ. Thậm chí, một chậu lan với gần 200 bông hoa có giá lên tới xấp xỉ 60 triệu đồng (2878 USD).

Theo một số cửa hàng chuyên bán các loại hoa lan, phải một tuần nữa thị trường hoa lan chơi Tết mới bắt đầu nhộn nhịp.

Còn khoảng 20 ngày nữa mới đến Tết, nhưng nhiều người kinh doanh hoa lan đã bắt đầu nhập hàng về bán


Vẫn như mọi năm, loại hoa được nhiều người chưng vào dịp Tết là địa lan vàng

Hoa lan nhập về, được trồng vào các chậu để khách chọn lựa cho dễ. Cũng có khách cẩn thận đến tận nơi chọn hoa và yêu cầu nhân viên cửa hàng trồng vào chậu

Giá mỗi cành địa lan năm nay từ 450.000 đồng (21.5 USD) trở lên

Người bán sẽ trồng hoa vào từng chậu rồi báo giá cho khách theo số lượng cành, kèm tiền chậu


Mỗi chậu hoa như thế này có giá bán không dưới 2 triệu đồng (96 USD)

Những chậu lớn, nhiều hoa như thế này được nhân viên cửa hàng báo giá trên 20 triệu đồng (960 USD)

Thời điểm này, đã có khách đặt mua hoa để đem biếu Tết

Hoa được chở đến tận nhà cho khách

Số còn lại thì được trưng bày tại cửa hàng, chờ khách đến đặt mua. Theo lời nhân viên cửa hàng, địa lan phần lớn được nhập về từ Trung Quốc

Ngoài địa lan, các loại khác như lan hồ điệp tím, trắng cũng được nhiều người mua để chơi Tết

Năm nay, giá lan hồ điệp dao động từ 200.000-250.000 đồng/cành (10-12 USD)
Khi được trồng vào chậu, mỗi chậu lan hồ điệp rẻ nhất cũng 3-4 triệu đồng (144-192 USD), đắt thì lên tới 50-60 triệu đồng (2398-2878 USD)

Chậu bé nhất cũng được trồng từ 10-15 cành lan

Những chậu to, cầu kỳ hơn có khoảng trên dưới 20 bông. Tùy sở thích của khách, có người chỉ muốn trồng hoa một màu…

… trong khi không ít người thích cắm hoa xen kẽ các màu cho nổi bật

Ngoài giá hoa cố định là 250.000 đồng/cành (12 USD), tùy kiểu dáng, kích thước chậu, mức giá sản phẩm sẽ có sự biến đổi. Hai chậu lan này giá không dưới 10 triệu đồng/chậu (480 USD) vì số lượng hoa nhiều, cầu kỳ trong cách trồng
Chậu lan trong ảnh giá khoảng 60 triệu đồng (2878 USD)
Dáng cắm được nhiều người thích vẫn là dạng tròn vòm. Sau công đoạn cắm, chậu hoa sẽ được trang trí thêm chuỗi ngọc, dây… cho sinh động
Theo nhiều chủ vườn lan, trưng bày hoa lan không như các loài khác. Vì giá đắt nên khoảng cách giữa các chậu cần được đảm bảo để khách đến xem, dù đông cũng sẽ không chạm vào hoa
Chậu lan này đã có người đặt trước, với giá là 8,4 triệu đồng (403 USD)
Nhiều người đánh ô tô đến tận vườn để mua lan.
Đan Hạ (thực hiện)
Phong lan Việt Nam và cuộc sống hiện đại
Giảm stress, một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống năng động ngày nay. Sau một ngày làm việc căng thẳng ở cơ quan, lo toan cho cuộc sống của gia đình, mỗi người chúng ta cũng nên có một chút gì riêng tư cho riêng mình. Hãy để tâm hồn của mình trở về với thiên nhiên, tạm thời quên đi công việc hàng ngày của bạn. Nếu bạn quan tâm, tôi xin mách cho bạn một cách để giảm stress hiệu quả: trồng và chăm sóc hoa phong lan việt nam tại nhà của bạn.

Lan Hoàng Hậu
Điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ở Việt Nam đã tạo nên những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, với thảm động thực vật rất phong phú, nói riêng về lan rừng cũng đã có vài ngàn loài khác nhau.Trong những loài lan rừng này có những loài rất dễ nuôi trồng ở môi trường đô thị. Bạn thấy đấy, những giò lan rừng đẹp quyến rũ trong hình là những giò lan đã được trồng tại vườn nhà của những người yêu thích hoa lan. Nếu bạn quan tâm, tôi sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc một vài giò phong lan ở nhà của mình để giảm stress sau những giờ làm việc căng thẳng.
Lan Kim Điệp
Trước tiên bạn phải làm một giàn lan nhỏ nhỏ khoảng 4m2 , vật liệu gồm lưới che bớt độ nắng của ánh sáng, cọc sắt hoặc gỗ, cây tầm vong, … để làm khung giàn treo chậu phong lan. Lưới che nắng bạn nên mua loại dày (50% ánh sáng), cọc để làm giàn có thể tận dụng sắt cũ để làm cho chắc chắn. Bạn làm khung giàn lan cho chắc chắn và lợp lưới che nắng bên trên, bên trong giàn lan nên có những thanh sắt giăng ngang để làm chổ treo chậu lan. Chiều cao của giàn phong lan nên làm cao khoảng 3m. Bên trong giàn phong lan phía trên bạn dùng để treo các loại phong lan bắt buộc phải trồng treo cao khỏi mặt đất, dưới nền đất bạn có thể trồng thêm một số chậu điạ lan rừng hoặc lan hài. Nếu bạn thích tận dụng giàn phong lan thì có thể dùng lưới sắt cọng lớn bao quanh 3 mặt của giàn lan, tận dụng vách lưới để treo một số loại phong được trồng trên miếng dớn. Nếu không gian mà bạn chọn làm giàn lan là sân thượng cuả nhà thì bạn phải bao quanh bằng lưới chắn ánh loại thưa (75% ánh sáng) để tăng độ mát của giàn lan
Lan Hạc Vỹ
Để trồng một chậu lan bạn cần có những vật liệu sau: cây giống phong lan, chất trồng phong lan, chậu để trồng phong lan, móc treo chậu phong lan.
- Cây giống phong lan: được mua ở những cửa hàng bán hoa phong lan (nơi này bán giống giá hơi bị mắc tiền), mua ở những nơi mà người ta lấy từ trong rừng ra và bán trực tiếp cho những người thích sưu tầm hoa phong lan (nên mua ở đây vì giá cả phải chăng). Cây giống phong lan có 2 loại: lan rừng và phong lan cấy mô nuôi trồng công nghiệp
- Chất trồng phong lan: tùy theo từng loại phong lan mà trồng với những chất trồng khác nhau, có 3 loại chính. Dớn các loại: dớn mút (dớn ổ rồng, không được nhầm với dớn cây băm ra để trồng điạ lan), dớn cọng, dớn miếng (có kích thước khoảng 20x25cm), than củi, cây mục.
- Chậu trồng bằng đất nung, bằng nhựa, móc treo mua ở những cửa hàng bán hoa phong lan
Thủy Tiên tím
Cách trồng cây hoa phong lan sẽ được hướng dẫn cụ thể cho từng loại, ở đây bạn cần nắm các yếu tố chăm sóc cây giống phong lan khi mới được trồng cho đến khi cây phong lan sống, ra chồi, rễ và phát triển. Phần lớn cây Phong lan được lấy từ rừng về, bộ rễ của cây đã bị cắt đi, cây ở trạng thái rất yếu, nếu không được chăm sóc cẩn thận cây sẽ khô dần, rụng hết lá và chết. Giai đoạn khó nhất của việc trồng lan rừng là chăm sóc như thế nào để cây sống trở lại và thích nghi với môi trường mới và ra hoa để cho chúng ta ngắm hoa. Chuẫn bị cây giống để trồng ta làm như sau: cắt bỏ những rễ khô, chừa lại khoảng 3-4cm, giữ lại những cọng rễ còn tươi, nhúng gốc và rễ cây phong lan vào dung dịch B1 hoặc humic (dung dịch kích thích ra rễ), sau đó để nơi râm mát 15 – 20 phút, khi gốc cây khô nước dung dịch kích thích ra rễ  thì tiến hành trồng vào chậu, ghép vào khúc cây hay bảng dớn. Giò phong lan mới trồng nên đặt ở nơi râm mát, mỗi ngày tưới phun sương một lần vào buổi sáng sớm, nơi nào nóng nhiều nên tưới thêm một lần vào lúc chiều tối mát trời. Cây lan mới trồng không cần bón phân. 7 ngày sau phun thêm dung dịch kích thích ra rễ ướt đều từ lá đến gốc cây, sau 7 ngày mà cây phong lan ngừng rụng lá, thân cây không đổi màu, vẫn giữ được màu xanh thì lúc này cây đã ổn định và bắt đầu phục hồi. 15 ngày sau khi trồng mới nên phun phân 30.10.10 thật loãng cho cây (hòa 1 muỗng càphê phân 30.10.10 trong 4 lít nước). Sau 30 ngày mà cây nhú rễ mới thì bạn đã trồng sống được một chậu phong lan rừng. Nếu bạn trồng cây phong lan công nghiệp (loại phong lan cấy mô) thì đơn giản hơn nhiều. Do cây phong lan công nghiệp trồng số lượng nhiều nên giống cây rẻ tiền, cây lan con được trồng trong chậu nhựa nhỏ, căn bản là cây đang sống bình thường, chỉ cần sang chậu lớn hơn để cây phát triển, khi mua bạn nên chọn cây con mập, bộ lá xanh, không có vết bệnh, nếu đẻ nhánh con rồi thì càng tốt. Để sang chậu lan con mới mua về bạn làm như sau: Chuẩn bị chậu để sang, miếng xốp được bẻ vụn để lót dưới đáy chậu, lót bên trên xốp một ít dớn mịn, dớn mịn để trồng. Tưới thật ướt chậu lan con, để khoảng 5 phút, bóp nhẹ tay quanh thành chậu nhựa, đưa ngón tay vào lổ thoát nước ở đáy chậu và đẩy toàn bộ cây lan lên trên, nhẹ tay lấy cây lan con ra khỏi chậu, đặt cây lan con vào chậu cần thay, chèn dớn mịn chung quanh cây lan, khi chèn dớn mịn không được lấp gốc cây lan con, để hở gốc cây lan con là tốt nhất. Để chậu lan vừa sang chậu vào chổ râm mát, 4-5 ngày sau mới tưới lại cho cây, tiến hành chăm sóc cây bình thường như trên.
Đây là những điều cơ bản khi bạn muốn có được một góc riêng để thư giản sau một ngày làm việc căng thẳng. Vạn sự khởi đầu nan, rất mong bạn vượt qua được khó khăn ban đầu để thưởng thức được vẻ đẹp của lan rừng Việt Nam.
Nicole Valentine, châu về hợp phố
 Mười lăm năm trước đây, nhân dip lễ tình nhân Valentine, bỗng dưng tôi có ý muốn mua một món quà tặng cho người vợ hiền yêu quý. Thực ra trong suốt 50 chung sống, dù rằng đã ở đất nước Hoa Kỳ trên 20 năm qua, tôi chẳng bao giờ để ý đến chuyện tặng quà vào dịp lễ này.
Chẳng phải là tôi không còn thương yêu người bạn đời năm cũ, mà tôi cũng chẳng phải là người vô tình vô nghĩa. Rất giản dị chúng tôi là những người thực tế, coi chuyện mua hoa hay tặng quà trong ngày lễ này chỉ nên dành riêng cho lớp người còn trẻ. Chúng tôi là những người đã vào cái tuổi cổ lai hy, đâu còn còn tình tứ lãng mạn như xưa. Vả lại vợ tôi là người không thích ba cái chuyện vặt vãnh, lẻ tẻ này. Nàng có 3 sở nguyện: Thứ nhất nhà lầu mái ngói đỏ, hãy còn mới tinh khôi chưa có ai ở, nên không sợ có ma. Thứ hai: xe hơi, nàng rất dễ tính, hiệu nào cũng được, nhưng phải là mới tinh chưa có ai ngồi vào cái chỗ bên cạnh ông tài xế. Thứ ba nàng thich kim cương nhưng ít ra cũng là nước F với độ trong VVS mà phải đủ cả nhẫn, bông tai, giây chuyền và vòng tay, đặc biệt hơn cả tối thiểu cũng phải là 6 ly và nếu một hay hai ca-ra thi càng tốt hơn.
Do đó điều thứ nhất tôi không thể nào kham nổi đành phải nhờ các con tôi thực hiện, tôi chỉ đủ sức lo cái điều thứ hai và phần đầu của điều 3 mà thôi. Còn những việc quà cáp lặt vặt như quần áo, giầy ví, nước hoa, son phấn đã đầy tủ, đầy bàn mà ít khi được chủ nhân đụng tới. Nàng không thích tiệc tùng, hội họp hay những chốn đông người và do đó nhiều bộ quần áo, giầy dép còn nguyên nhãn hiệu và giá tiền đã bi bỏ quên trong tủ áo cho tới khi bà cho qua đời.
Từ khi tôi mê say việc nuôi trồng hoa lan, nàng cũng theo tôi yêu chuộng loài hoa vương giả này. Tôi nghĩ đó cũng là một trong cá tính tốt đẹp của nàng: Hòa đồng với người khác, từ việc bếp núc, sơn nhà, cắt cỏ ngoài vườn đều có nàng tham dự. Vì vậy không có một hội hoa lan nào trong vòng 200 miles, từ Santa Barbara đổ xuống San Diego mà vắng mặt chúng tôi.
Tự nhiên không hiểu tại sao tôi lại nẩy sinh ra cái chuyện mua quà tặng vào dịp này.
Chuyện mua lan nói là để tặng vợ cũng đã quá nhàm. Nhiều khi nàng còn nói mát:
Ông mua cho ông chứ đâu phải là để tặng cho tôi?
Nàng thường phàn nàn về chuyện tôi mua lan, nhưng thực ra khi cơn nghiền đã lên, vợ tôi còn mua nhiều hơn tôi nữa. Lan quá nhiều từ vài ba trăm đã nhẩy vọt lên ngàn ba rồi ngàn tư. Nhưng đối với những người ham chuộng hoa lan, một vài ngàn cây đâu có phải là nhiều. Nếu nói là nhiều phải kể hàng vài chục ngàn có lẽ cũng còn là ít. Nào là lan đất, lan Úc, lan Mễ tây cơ, lan Nam Mỹ, Thái Lan và còn phải có những cây lan Việt Nam nữa chứ.
Ngọc Điểm, Long tu, Nhất điểm hồng, Mặc lan, Hạc đính, Kim diệp, Giáng hương, Dã hạc v.v… Nếu thiếu những loại lan này chùng tôi cảm thấy có lỗi với quê hương cố cựu. Chúng tôi muốn có nhiều cây lan quê nhà hơn nữa nhưng trong nhà kính, vườn sau, hai bên hông nhà không còn chỗ chứa. Vợ chồng tôi đành lòng phải nằm nhà mỗi khi có các hội lan mở ra. Những cuốn danh mục hoa lan của các vườn lan từ Virginia, Minnesota, Hawaii, Florida gửi đến đều bị liệng ngay vào thùng rác. Mấy cuốn nguyệt san Orchids, Orchids Advocate, Orchids Digest v.v... đã được đình chỉ. Những hội hoa lan địa phương cũng vắng mặt tôi để tránh khỏi mọi sư cám dỗ. Riêng ngày hội Fascination of Orchid International Show tôi bắt buộc phải đến vì đã bao năm ở trong ban tổ chức nay không tiện thôi việc.
Nghĩ cho cùng, cuộc đời còn có bao năm mà có một thú vui tao nhã cũng phải bỏ qua rất uổng. Không đi, đâu có phải là ngại túi tiền mà vì tính nết vốn dĩ quá tham lam. Ở nhà không sao, mà đi thế nào cũng mua, tuy rằng lòng tự nhủ rằng chỉ mua vài ba cây thôi nhé. Rút cục vẫn tay xách nách mang mà không phải là những cây chưa có, mà có khi đã 3-4 cây rồi vẫn còn thích thú mua thêm. Vợ tôi thường nói đùa:
Sông bao nhiêu nước chưa vừa, còn ông thì bao nhiêu cô lan… vẫn chưa thỏa lòng.
Mùa xuân của những năm cuối cùng thế kỷ 20, vợ chồng tôi cùng nhau ngồi thay chậu liền trong 2-3 tháng. Ngày nào cũng từ 9 giờ sáng đến 12 giò trưa, rồi lại từ 2 đến 5 giờ chiều, một đôi khi làm ngày không đủ, tranh thủ làm thêm vào 6-7 giờ tối. Chúng tôi nhất định không mua nữa, nhưng chứng nào vẫn tật đó. Thế mới biết hoa lan có một mãnh lực quyến rũ mạnh mẽ biết là chừng nào.
Trong các loại hoa lan, có lẽ chẳng riêng gì vợ tôi mà mọi người đều thích những giống lan hoa thơm và lâu tàn. Trong số lan đất chúng tội có cây Cymbidium sinense tên Việt: Mặc lan, hoa nhỏ mầu nâu sẫm tuy chẳng bắt mắt, nhưng hương thơm mùi hoa cau, thật là tuyệt vời. Khi hoa nở mang lại cho chúng tôi cảm giác đang ngồi dưới hàng cau cao vút của quê nhà. Một cây khác cũng đẹp và thơm, đó là Cymbidium Glady’s Whitesell “The Charmer” đã được không biết bao nhiêu là giải, nào là của hội hoa Lan Hoa Kỳ, hội hoa lan Nhật Bản và giải của hội hoa lan Thế giới nữa. Hoa mầu trắng ngà, nhị vàng có đốm nâu sẫm. Cây này có đặc điểm là dò hoa cong vòng (arching) trông khá đẹp mang theo rất nhiều hoa, hương thơm ngát lại lâu bên hơn 2 tháng. Nhưng có một yếu điểm là dò hoa khi còn non rất dễ gẫy, chỉ cần một cơn gió mạnh, dò hoa đã vội lìa cành, cho nên phải cột vào que tre để giữ.
Từ năm 1993 một giống Cymbidium mới xuất hiện trên thị trường, đó là loại lan hoa rũ (Cymbidium cascade). Vợ tôi ưa nhất là loại hoa có những bông mầu đỏ, lúc bấy giờ khá hiếm và khá đắt. Biết rằng vườn lan Mariposa ở vùng Artesia có bán, tôi lên mua được 2 chậu Cymbidium Fifi Harry và Cymbidium Nicole Valentine (Ruby eyes x Flame hawk) đang có hoa và may thay lại vào đúng ngày lễ tình nhân năm đó. Đặc biệt là cây lan lại mang chữ VALENTINE đầy ý nghĩa này.
Vợ tôi thực sự vui ra mặt và quý 2 cây này còn hơn vàng vì mỗi cây một dáng dấp khác biệt. Fifi Harry một giống lan lai, cây cao lớn, lá dài, hoa xanh môi vàng nhạt, hương thơm ngát và dò hoa dài một thước mang theo trên 30 bông. Cây Nicole Valentine dáng dấp nhỏ hơn, dò hoa trên 50 phân có khoảng chừng 25-30 hoa, cánh mầu xác pháo đỏ thẫm môi mầu hồng có những đốm mầu tím sẫm.
Khi mới mua mỗi cây chỉ có 3 nhánh, nhưng vài năm sau đã tăng trưởng mau lẹ. Cây Fifi Harry trở thành một khóm lớn trồng trong chậu 15 gallons. Tháng 4 năm 1997 cây này ra 13 dò hoa mang theo tất cả 634 hoa, dò hoa dài nhất trên 50 inches và có 52 hoa. Hương lan tỏa ra thơm ngát cả khu vườn sau nhà. Những người bạn Hoa kỳ trong hội hoa lan Orange County Orchid Society và Southern of California Orchid Species yêu cầu tôi mang dự thi lấy giải của Hội Hoa Lan Hoa Kỳ. Tôi từ chối, thực tình chơi lan đối với tôi chỉ là tìm một thú vui và muốn chia sẻ niềm vui nho nhỏ với những người đồng điệu chứ không phải là muốn nổi danh hay buôn bán để kiếm lời. Hơn nữa muốn dự giải phải kiếm một chiếc xe lớn chuyên chở cây này xuống tận Long Beach vào buổi tối, rồi lại còn phải chầu chực cho ban Giám Khảo chấm thi, tôi cảm thấy không hứng thú chút nào và quá ngại ngùng. Nhưng không muốn phụ lòng các bạn yêu hoa, tôi mở một buổi tiếp tân tại nhà (open house) để mọi người thưởng lãm.
Hôm đó có khoảng 70 người tới dự. Đang ngắm hoa và trò chuyện, bỗng dưng tôi thấy choáng váng, mắt tối sầm và sụm xuống. Bà bạn Hoa Kỳ đứng bên cạnh vội đỡ tôi dậy và mọi người đổ sô đến hỏi han, nhưng sư việc đó xẩy ra trong khoảnh khắc rồi tôi trở lại bình thường. Nhưng sau đó, chứng bệnh tối tăm mặt mũi xẩy ra thường xuyên, mới đầu hàng tuần rồi hàng ngày. Gần một tháng sau mới tìm ra được nguyên nhân. Các bác sĩ thuộc khoa tim mạch cho biết trong tâm thất của tôi phát sinh ra những giòng điện làm rối loạn hệ thống tuần hoàn, tăng tới 186 nhip đập trong một phút. Tôi phải tới nhà thương ở Los Angeles để họ luồn giây qua động mạch vào trong tâm thất và dùng làn sóng siêu âm (micro wave) đốt những nơi phát sinh ra giòng điện. Kết quả tốt đẹp và từ đó đến nay, tôi trở lại trạng thái bình thường.
Không biết có phải là điềm gở báo trước hay không, cây Fifi Harry bỗng dưng có triệu chứng chẳng lành. Lá úa vàng, củ bị thối nhũn. Lấy cây ra khỏi chậu. Ôi thôi! toàn bộ ở vào trong tình trạng 95% bị thối rễ, thối gốc kết quả của việc 4-5 năm không thay giá thể. Điều này không phải do tôi lơ đãng hay làm biếng mà do người vợ yêu mến của tôi đã bao lần khăng khăng không chịu cho tôi đụng đến cây lan quý của nàng. Xẻ cây ra từng khóm nhỏ, cắt hết rễ và củ thối đi, ngâm vào thuốc trừ nấm, để cho ráo nước, rắc bột diêm sinh rồi đem trồng lại. Trong 5 chậu nhỏ chỉ còn một chậu sống sót, nhưng trong tình trạng èo ọt như đứa trẻ bị sài bị đẹn, sống nhưng tăng trưởng rất chậm, 3 năm sau mới có một dò hoa ngắn ngủn, hoa nhỏ và rất ít.
Nhận được bài học chua cay, từ đó vợ tôi bằng lòng cho tôi thay chậu Cymbidium Nicole Valentine. Mặc cho những người thân quen nài nỉ, nàng không cho, không bán và cuối cùng nghĩ ra sách lược ra giá thật cao để làm nản lòng người. Một người quen thân ở Ontario cũng muốn có cây này, chúng tôi tặng cho anh mấy củ già không còn lá (back bulb). Cây còn lại, chúng tôi xẻ làm 2 và hai cây lan này năm nào cũng thi nhau đoạt giải nhất và giải Best of the Section tại hội Fascination of International Orchid Show vì mầu đỏ tuyệt đẹp và dò hoa rất dài. Vợ tôi rất hãnh diện về chuyện này.
Chẳng may vợ tôi bi chứng ung thư phổi cấp tính và qua đời vào cuối năm 2002. Tôi buồn bã chẳng thèm ngó ngàng đến những cây lan và cây trái vợ tôi hằng yêu thich. Trong bài Hồn hoa tôi kể lại chuyện những cây đã chết theo người vợ của tôi, trong đó có 2 cây Cymbidium Nicole Valentine và cả những cây con mọc từ củ già ở tận Ontario cũng bị chết nốt. Vì thương tiếc người bạn trăm năm, buồn vì tuổi già cô quạnh, tôi bỏ mặc vườn lan, giá vẽ vùi đầu vào computer ghi lại những kỷ niệm khi xưa, những kỷ niệm vụn vặt về ngày tháng còn sống bên nhau tại quê hương cũ và quê hương mới. Tôi không đến các hội lan mà cũng chẳng ra khỏi nhà ngoại trừ việc đến thăm mộ phần trên nghĩa trang vắng lặng.
Thế rồi chuyện buồn cũng theo ngày tháng nguôi ngoai đi và dù buồn dù chán đến đâu tôi biết rằng tôi vẫn còn phải sống. Tôi lại để mắt đến đám lan tuy rằng chẳng còn say mê như trước. Bán bớt đi một số cho đỡ bận tấm thân già, nhưng rồi lại mua vào một số khác. Tôi có ý tìm lại cây Nicole Valentine. Tôi đến các vườn lan quen thuộc, hỏi các bạn bè và lên internet tìm kiếm, nhưng hoàn toàn thất vọng. Hỏi anh Phạm Cường người chịu khó tìm kiếm những cây lan đất hoa đẹp và hiếm quý. Anh nói rằng anh cũng đang tìm kiếm cây đó mà không ra bởi vì cây này được ghép giống giữa cây Cym Ruby Eyes 4N và cây Cym. Flame Hawk 2N cho nên không thể cấy giống được.
Thế rồi năm tháng qua đi, khi tôi không còn hy vọng tìm được, bỗng dưng người quen mang đến cho tôi một cây. Lạ lùng chưa, cây lan đó lại mang theo chiếc bảng tên mà khi nhìn kỹ, đó chính là chữ viết của tôi bằng bút chì trên miếng nhựa trắng. Hỏi ra, một cô tên Nguyêt, vài năm trước đến thăm vườn lan của tôi và nài nỉ mua cây Nicole Valentine. Vợ tôi nhất đinh không bán, nhưng thấy cô Nguyệt yêu thích cây này nên tôi tặng cô vài củ già vừa tách ra. Mấy củ này không còn chiếc lá nào cả, da nhăn nheo như bà già 90. Mang về nhà, cô Nguyệt vất vào xó vườn cả năm sau mới ra được một mầm nhỏ nhưng quặt quẹo không lớn nổi. Do đó cô chẳng thèm để ý đến nữa vả lại trong vườn lan của cô có nhiều cây khác khỏe mạnh và nhiều hoa hơn. Khi nghe nói, tôi muốn tìm lại cây này cô bèn tặng lại.
Cây lan này như châu về hợp phố mà cũng chẳng thay đổi bao nhiêu. Có lẽ bà chủ đã qua đời, cho nên nó cũng buồn bã lặng lẽ sống qua ngày mặc dầu tôi đã tưới thêm phân bón và Super thrive, hay thuốc ngừa thai và để trong nhà kính cho đầy đủ điều kiện, nhưng cây lan cũng vẫn giữ nguyên thước tấc.
Giai đoạn cư tang 3 năm của tôi đã qua, cây lan bỗng dưng ra thêm mầm mới tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Năm ngoái cây này ra được một dò hoa hình như báo cho tôi biết nỗi buồn rồi cũng phai nhạt đi theo giòng đời buồn tẻ. Bà chủ tuy đã khuất bóng nhưng nó và tôi vẫn còn phải tồn tại trên cõi đời này. Chúng tôi có lẽ hãy còn nhiều tháng năm để sống trong niềm thương nỗi nhớ...
Năm nay cây lan Nicole Valentine ra được 3 dò hoa đẹp đẽ. Người vợ hiền năm cũ của tôi chẳng còn diễm phúc được nhìn thấy bông hoa nàng hằng quý mến, lưu lạc giang hồ bao nhiêu năm, nay đã hoàn về cố chủ. Tôi muốn đem chuyện này và hình ảnh cây lan thân thương ra tặng những người bạn mới, những người bạn trong Hội Hoa Lan Việt Nam, những người đồng sở thích với tôi. Xin hãy coi đây là món quà Valentine dù rằng hơi trễ vì phải đợi khi cây lan mãn khai mới có tấm hình dưới đây để tặng các bạn.
Placentia 3-07
BÙI XUÂN ĐÁNG

VANILLA: Một Cây Lan Ăn Được

 Trời hè nóng nực, bạn muốn đi ăn kem,có kem vanilla. Vợ bạn làm bánh, "Anh đưa giùm em gói bột vanilla". Sau khi tập thể dục, bạn với tay lấy lon Cokes, chỉ một tiếng kêu nhẹ, mùi hương bay lên thoang thoảng, mùi vanilla. Môi son của các cô cũng có mùi vanilla. Thậm chí vào buồng tắm, trong kem đánh răng có mùi Vanilla. Và khi muốn cho thơm nhà, bạn dùng bình xịt khử mùi, trong đó có Vanilla. Đi thăm một vườn Lan, nếu tinh ý, bạn có thể thấy một cây Lan Vanilla. Do đó, Lan Vanilla đã cho một mùi thơm từ lâu đánh thức khứu giác của nhân loại. Có người gọi cây lan vanilla là " Ice cream orchid", Lan Kem.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu cây lan Vanilla qua các phần chính như sau:
- Một chút lai lịch, xuất xứ.
- Tại sao vanilla lại là một loài lan. Hình dáng cây vanilla.
- Cách ủ để có mùi vanilla.
- Cách trồng.
- Mức sản-xuất và tiêu thụ.
I. Lai lịch:
Cùng với những loại cây có hương vị như hồi, gừng, nghệ, quế, ca cao, cà phê, cây lan vanilla cho ta một mùi thơm ngào ngạt mà đối với một số thổ dân họ đã biết dùng cả ngàn năm về trước.Các nhà thảo mộc học cho rằng mùi vanilla đã được đem vào Ấn-độ từ năm 1835. Nhưng người Aztecs đã gọi cây vanilla là "tlilxochitl" từ thế kỷ 16. Những ghi chép của người Aztecs trong "The Aztecs Herbal Badiamus Manuscript 1552" được coi như thư-mục đầu tiên về hoa lan trong đó đã có đề cập đến Vanilla. Người Aztecs dùng bột cây vanilla làm thuốc thơm và làm gia vị nấu ăn. Sau khi Columbus tìm ra Mỹ-châu 1492, vanilla cũng được du nhập vào Âu-châu từ đó. Nhà thống trị tên Hernando Cortes đã đem cây Vanilla về Tây-ban-nha. Trước đây cây vanilla phát triển mạnh vùng Mễ-tây-cơ. Năm 1836, một nhà thảo mộc học người Bỉ tên Charles Morren tình cờ khám phá ra ở đó và chỉ có ở đó mà thôi một loài ong đực nhỏ xíu tên Melipone, tên khoa học là Euglossine bee, có thể giúp cho cây vanilla thụ phấn được mà thôi. Dân địa phương vẫn gọi ong này là "Ong-Lan". Thân màu đỏ sáng như kim loại, ong lấy phấn hoa từ bọc phấn (anther) qua phần nhụy (stigma) và đụng đến nhụy cái (the pistil).

Trong những năm 1800, mức sản xuất qui mô vanilla đầu tiên bắt đầu từ Mễ-tây-cơ, tiếp đó là đảo Reunion vào 1826 và đảo Madagascar năm 1860. Một thời gian sau, mức sản xuất giảm dần ở vùng Ấn-độ-dương vì thiếu loài ong nhỏ Melipone như của Mễ-tây-cơ. Ngày nay với kỹ thuật thụ phấn nhân tạo, những nước sản xuất vanilla đã gia tăng, đáng kể gồm có Madagascar, Reunion, Comoros, Nam-dương, Tahiti, Papua New Guinea, Mễ-tây-cơ, Java, Jamaica, Ba-tây, và Ấn-độ.
II. Lan Vanilla.
Người ta xếp Vanilla vào loại lan vì hoa của nó có những hình dáng và bộ phận giống như bộ phận của loại hoa Lan, nhất là bộ phận thụ phấn. Thật ra, cây vanilla nằm trong một chủng loại lớn gọi là Vanilloideae cũng như Orchidaceae, họ lan. Các nhà trồng lan và các nhà chơi lan lại muốn cho cây vanilla vào loại lan vì nó có dáng dấp như một loại lan leo, hoa hao hao giống như hoa lan cattleya, laelia, hay vanda. Thành phần của hoa vanilla cũng giống như thành phần của hoa lan hồ điệp (phalaenopsis), lan odontoglossum, và gồm có:
1 cánh hoa trên (dorsal sepal)
2 cánh hoa giữa (petals), đối xứng
2 cánh hoa dưới (lateral sepal) đối xứng
1 môi hoa (lip) ở giữa, dưới.
Phần trung tâm của hoa, bộ phận thụ phấn cũng gồm những thành phần theo thứ tự:
Đầu bọc phấn (Anthercap)
Nhụy hoa (stigma)
Nọc phấn (column)
Noãn (ovarie)
Lan vanilla được xếp vào nhóm giống 17 theo sách "The Handbook on orchid Nomenclature and Registration, 4th edition, 1993". Cách xếp vanilla vào loại lan đã khiến cho Hoa lan được đa dạng với 700 họ (genera), 20,000 chủng loại (species). Vanilla là loại lan duy nhất cung cấp hương liệu trong kỹ nghệ trang sức và kỹ nghệ thực phẩm.
Lá lan vanilla dài trung bình 8-25 cm, rộng 2-8 cm cũng có loại dài 15-30 cm và ngang 5-12 cm. Lá vanilla hình trái tim gần giống lá Trầu Bà ở Việt-Nam nhưng dày và dài hơn. (xin xem mẫu cây vanilla Pompona đính kèm về lá và rễ nổi trên không). Lá màu xanh ngọc. Nếu thiếu nắng, lá sẽ ngả màu vàng như các loại hoa lan khác.
Thân cây vanilla thuộc loại leo, chia làm nhiều đốt như cây trầu-không bên xứ mình. Mỗi đốt dài 5-15 cm. Từ mỗi đầu đốt mọc ra lá hoặc rễ nổi trên không. Như vậy, cây vanilla có hai loại rễ. Rễ dài màu xanh trắng, đường kính 2 mm, đu đưa, như rễ loại lan Vanda. Rễ phần gốc bám vào đất mùn. Do đó ta có thể trồng vanilla như lan Cattleya.
Ở ngoài thiên nhiên, sau khi trồng 9-12 tháng, lan vanilla trổ bông. Hoa màu xanh vàng, đường kính có thể đến 10 cm. Hoa nở vào mùa xuân. Sớm nở, xế đã tàn. Thời gian khoe sắc khoảng 8 tiếng đồng hồ. Thật phù du! Phần môi hoa giống như kèn trumpet. Noãn hoa dài 4-7 cm, rộng 1-1.5 cm. Hai cánh hoa trên (upper petals) thon hơn hai cánh hoa dưới (sepals). Hoa nở mỗi năm một lần. Thời gian ra hoa kéo dài 2 tháng và thay đổi tùy nơi trồng. Ví dụ ở Mễ tây cơ hoa nở từ tháng 4 đến tháng 5, ở Madagascar từ tháng 11 đến tháng 1. Việc thụ phấn cần thực hiện ngay khi hoa mới nở để có kết quả tốt. Dù hoa có mùi thơm nhẹ và hạt khi rang có tinh dầu thơm phức nhưng cây lan vanilla vẫn không được kể vào loại lan thơm. Hiện có tới 110 giống lan Vanilla. Một vài loại chính:

- Vanilla planifolia: cánh hoa xanh lợt, trung tâm hoa màu vàng, dễ trồng trong nhà hay nhà kính, chịu nhiệt độ từ ấm tới trung bình, cây mọc ở Florida, vùng West Indies, Trung-Mỹ.
- Vanilla pompona: cho vỏ đậu lớn, trung tâm hoa có màu vàng đỏ.
- Vanilla chamissionis: gốc Ba-tây, cho hoa màu vàng đậm,lâu tàn hơn loai Planifolia.
- Vanilla tahitiensis: cho mùi thơm riêng biệt
Hoa vanilla không thể tự thụ phấn mà cần có một trung gian như ong mà người ta cũng gọi là ong lan (orchid bees) hay bàn tay của con người (hand-pollinated). Lý do là có sự cách biệt giữa nhụy đực (stamen) và đầu nhụy cái (stigma) bằng một màng mỏng (rostellum). Năm 1841, một cậu bé nô lệ 12 tuổi ở đảo Reunion, tên Edmon Albius đã nghĩ ra cách thụ phấn nhân tạo và phương pháp này vẫn còn áp dụng đến ngày nay. Trái vanilla sẽ phát triển tốt nếu việc thụ phấn được thực hiện vào ngày nắng ráo, sau cơn mưa. Nếu việc thụ phấn thành công hoa vẫn còn tươi trên cành. Nếu thất bại, hoa sẽ rụng hai ba ngày sau. Nhờ vậy người ta có thể biết được số lượng hoa đã thụ phấn, bảo đảm sản lượng thu hoạch.
Cách thụ phấn bằng tay ngày nay đã phổ biến và dễ dàng. Công việc này ở các xứ trồng vanilla được giao cho trẻ em và phụ nữ. Một tay cầm hoa, một tay cầm một vật nhọn như búp lá tre hay cây tăm chọc thủng tấm màng mỏng (rostellum) ngăn cách bộ phận đực và bộ phận cái của hoa đồng thời xoắn cây tăm và nhận sâu xuống một chút là xong. Mức độ thụ phấn này thành công từ 85 đến 100%. Thời gian thụ phấn tốt nhất từ 6 giờ sáng tới 1 giờ trưa. Những hoa không đậu phấn sẽ rụng sau hai ba ngày. Thường thì có 5 tới 6 hoa trên một cuống. Đừng thụ phấn quá 12 cuống trên một cây. Do đó một cây vanilla có thể cho vài trăm hoa nhưng thụ phấn nhân tạo bị giới hạn từ 40 đến 50 hoa mà thôi. Những nụ hoa còn lại nên ngắt đi để những hoa đã thụ phấn phát triển mạnh hơn. Cây vanilla sẽ mang hoa kết trái nhiều từ năm thứ hai và lên tới cực điểm vào năm thứ 4, thứ 5. Thời gian khai thác là 7 năm.
Sau khi thụ phấn, trái non sẽ thành hình và dài như trái đậu đũa, trong có hạt và dài đến 25 cm (10") trong 2 tháng, và sẽ chín vào tháng thứ 9 hay thứ 10 tùy nơi trồng. Trong thời gian này, trái vanilla chát, màu xanh, không có mùi thơm cho đến khi được ủ. Phải qua một quá trình ủ (curing process), mùi vanilla mới thoát ra. Trái lan mà giới con buôn gọi chung là quả đậu, "bean", gồm cả quả mà bên trong còn có hạt nhỏ. Trái vanilla dài 10-25 cm (4-10") đường kính 5-15 mm (1/4-5/8"), thõng xuống và có dạng tam giác nếu cắt ngang trái. Mổ trái ra trong có vô số hạt đường kính khoảng 0.3 mm (1/8"). Khi rang có mùi thơm xông lên sau khi trái được ủ kỹ. Phải thu hoạch đúng thời khi trái bắt đầu vàng. Nếu để quá vàng trái sẽ nứt, làm mất chất dầu màu nâu đỏ gọi là balsam. Trái tốt phải dài, có nhiều thịt (fleshy), màu từ nâu đậm đến đen, có chất dầu, thơm nồng và độ ẩm cao (30-40%).
Xin lưu ý mùi thơm vanilla xuất phát từ trái ủ chín chứ không phải từ hoa.
III. Cách ủ vanilla.
Ngay sau khi trái được hái về, tiến trình ủ phải được tiến hành ngay. Trước tiên, người ta ngâm trái vanilla vào nước sôi trong 3 phút hoặc trái được gói vào trong chăn (nệm) và cho vào lò từ 24-48 giờ. Mục đích của giai đoạn này là làm cho trái "chết" tức huỷ hoại sự sống còn trong trái, hiểu theo nghĩa làm ngưng đời sống thực vật của trái mới hái về đồng thời làm vỡ những tế bào cuả hạt.
Kế tiếp, trái được bọc trong chăn rồi bỏ vào hộp gỗ từ 24-72 giờ, tiếng nhà nghề là làm cho hạt "toát mồ hôi", mục đích làm tăng nồng độ chất vanillin, căn bản của mùi thơm vanilla. Sau đó là thời gian "thoát hơi", hạt trở nên nâu và sẵn sàng đem phơi ngoài nắng từ ấm cho tới bỏng tay. Chiều đến, dùng chăn bọc kín và để nơi phòng riêng ban đêm. Tiến trình này kéo dài từ 2 tới 3 tháng cho đến khi hạt vanilla đủ chín, nghĩa là đã giảm đến 80% trọng lượng ban đầu. Lúc này hạt trở nên đen nâu và nhăn nheo. Một bó đậu tươi khoảng 5 lb (2.3 kg) sẽ cho 1 lb (0.5kg) đậu chín. Sau khi ủ, đậu chín khô được buộc thành bó từ 80-100 dây để gửi tới nhà nhập cảng. Tới nơi những dây đậu này được điều chế, thêm mùi, gia giảm nồng độ, đóng vào chai hay bỏ vào bao plastic. Dây đậu chín được chia làm nhiều hạng:
Hạng A dài 14 cm (5½"), độ ẩm 25%
Hạng B, dài 12-14 cm (4-5½").
Hạng C, dài 10-12 cm (4-5")
Nhu cầu thế giới về hạt vanilla là 4000 tấn (metric tonnes) năm và mỗi ngày một gia tăng.
IV. Cách trồng cây Vanilla.
Lan vanilla là một loại dây leo như cây trầu của Việt-Nam. Vì thế, cây cần có giàn chống đỡ hay leo lên thân các cây khác để sinh sống. Cây trồng bằng thân cắt thành đoạn dài từ 60 đến 100 cm (24-40") hay từ 18 đến 24 đốt nếu trồng trong thiên nhiên, và tùy theo vùng đất trồng. Nếu trồng trong nhà kính có thể cắt ngắn hơn từ 5 tới 6 đốt khoảng 60 cm (24"). Nếu ương trong bao nylon chỉ cần 2 đốt có thể được. Ương từ 4 tới 8 tuần thì có rễ non, chứng tỏ cây sống được. Ngày nay có thể gây giống bằng cách cấy tế bào (tissue culture methode). Khi giâm cành, nên bỏ lá ở những đốt thứ 4, thứ 5 kể từ ngọn. Từ đốt 3 đến đốt 4 phần gốc được xếp vào hố sâu từ 3 tới 4 cm (2"), rộng 10 cm (4"). Việc gây giống cần thực hiện vào đầu mùa mưa, khi không mưa quá cũng như không nóng quá.
Cây lan vanilla leo trên giá được giữ ở độ cao từ 1 tới 1.5 mét (5 ft) để dễ cho việc thụ phấn nhân tạo và dễ thu hoạch. Nếu để cây lan vanilla leo trên một cây khác thì ít khi ra hoa. Cây vanilla lớn tới 1.5 mét (5 ft) thì được cho bò ngang trên giá gỗ để có nhiều hoa hơn.
Lan vanilla thích hợp với khí hậu nóng và hay mưa. Vũ độ hàng năm từ 150 đến 300 cm (5-10 ft).
Đất rừng thưa là lý tưởng cho việc lập các đồn điền vanilla. Tuy nhiên, cây vanilla được trồng từ vùng đất cát tới vùng đất đá ong (laterites). Mật độ cây trồng từ 1600 đến 2000 cây / ha.
Nếu trồng trong vườn hay nhà kính, cây vanilla cần nhiều nắng. Đất trồng tương tự như đất dùng cho lan cattleya hay phalaenopsis. Thường thì cây vanilla được trồng trong nhà cho đủ bộ sưu tầm, để thí nghiệm, chứ không phải để chơi hoa. Lý do là trồng trong nhà, vanilla khó ra hoa, thêm nữa hoa Vanilla nếu có được cũng chóng tàn (8 giờ mà thôi). Vì vậy nuôi trồng vanilla trong nhà chỉ để bán cây, thoả mãn óc sưu tầm, hơn là có hiệu năng kinh tế như chế biến thành chất vanilla bán trên thị trường. Một vườn lan ở Costa Mesa đã trồng một cây vanilla đến hai mươi năm mà không có hoa., chỉ có tác dụng trang hoàng. Trả lời câu hỏi làm sao cho cây vanilla có hoa trong vườn ương (green house), phần giải đáp cho biết cần ánh sáng và không gian (light and space). Người giải đáp cho biết ông ta cũng có một cây vanilla bò dài đến 500 feet từ lâu không ra hoa cho đến khi ông ta chùi thật sạch mái nhà (bằng fiberglass cũ 20 năm!), thêm ánh sáng, và cây có hoa! Không gian là chỗ cây đã bò được, khoảng 20 feet (7 m), tức cây đã dài 20 feet đủ để ra hoa. Một năm cây trồng cao được 1 mét (3 ft).
Giá bán một đoạn cắt dài 1 ft (0.3 m), có rễ, khoảng 20 đô-la. Muốn mua lan vanilla này, các bạn nên hỏi các gian hàng bán lan Trung-Mỹ trong các hội chợ hàng năm tại South Coast Plaza, Westminster Mall… Dây vanilla bán trên thị trường được cắt thành đoạn dài: tiêu chuẩn 1 feet (30 cm), trung bình 2 feet (60 cm), dùng để trồng ở trại dài 3 ft (1 m).
Cần chăm sóc kỹ lưỡng để cây mọc mạnh, coi chừng bệnh tật. Tránh đụng mạnh tới rễ.
Hạn hán, thiếu dinh dưỡng, quá nhiều nắng, thụ phấn quá nhiều đều làm hại cho cây. Ngoài ra, quá nhiều độ ẩm, mưa nhiều, thiếu thoát nuớc, nhiều bóng râm, rễ bị hư khiến cho cây dễ bệnh. Ốc sên, châu chấu, sâu róm và ngay cả gà cũng làm hại cây (bới rễ).
Thuốc chữa bệnh nấm (fungicides): 1% Bordeau Mixture hay 0.2 Indofil-MA 5 (200 gr trong 100 lít nước)
V. Mức sản-xuất và tiêu-thụ vanilla.
Mức sản xuất vanilla của thế giới khoảng trên 3000 tấn/ năm, trong đó Madagascar chiếm 50%. Trung bình mức thu hoạch từ 500 kg tới 1000 kg trái mỗi mẫu,. và cứ 5 kg trái tươi cho 1 kg trái ủ rồi. Ước lượng 300 tấn đậu vanilla được xử dụng ở Mỹ mỗi năm trong kỹ nghệ nước uống và cả trong kỹ nghệ dược phòng. Hoa kỳ nhập cảng 50% sản lượng vanilla của thế giới, kế tiếp là Pháp và Đức.
Những loại vanilla sau đây được coi là nổi tiếng:
- Bourbon vanilla: thuộc loại tốt nhất, mùi thơm ngọt, nhiều tinh chất vanilla, gốc từ Madagascar, Reunion, chiếm 60% sản lượng của thế giới.
- Java vanilla (Nam-dương): ít chất vanilla, chiếm 30% SLTG.
- Tahitian vanilla: phẩm chất thấp nhưng cho một mùi thơm đặc biệt không có ở các loại khác, xuất cảng chính qua âu-châu.
- Mexican vanilla: thuộc loại tốt về phẩm và mùi nhưng lại ít chất vanillin, sản lượng suy giảm trong những năm vừa qua.
Nhìn chung chúng ta thấy cây vanilla xuất phát từ Trung-Mỹ và được trồng từ các nước thuộc thế giới thứ ba, cựu thuộc địa, vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nắng nhiều, khí hậu nóng, như Ấn-độ, Ba-tây và các đảo quốc như Madagasca, Tahiti, Papua New Guinea, Nam- dương, các đảo vùng West Indies (Trung-Mỹ)… Điều này chứng tỏ vanilla cũng như các cây hương liệu như hạt tiêu, cà-phê, ca- cao, cô-la, quế, đều xuất phát từ các xứ vùng nhiệt đới. Việt-Nam với cà-phê và hạt tiêu, quế, là một thí dụ điển hình.
Tinh chất vanilla được người Aztecs dùng làm nước hoa và thuốc xoa, không những có thể chữa được mệt mỏi mà còn cho sức mạnh, tránh được sợ hãi và làm cho tim khoẻ mạnh. Họ còn dùng hạt vanilla xay và hoà chung với bột ca-cao dùng làm thức uống, có vị đắng là nguồn gốc của chocolate ngày nay. Về y học, các chợ bên Madagascar đều bày bán cọng cây vanilla được coi như thuốc chữa bệnh cho đàn ông, và vỏ cây dùng cho đàn bà… Vanilla giữ phần quan trọng trong nhà bếp: món chính, món phụ, tùy theo, đều có thể dùng hương vị vanilla. Trong kỹ nghệ đồ uống, vanilla được dùng chung với rượu hay không rượu. Trong các món nướng, món tráng miệng, bánh pie, kẹo, bánh nướng, rượu, thuốc khử mùi, thuốc lá đều ít nhiều có hương vị vanilla. Kẹo chocolate, trái cây và hạt giẻ đều dùng vanilla như mùi thơm căn bản. Có người cho rằng ngày nay chúng ta mặc, ăn, uống, và khoái vanilla. Do vậy, các kỹ nghệ có liên hệ tới vanilla ngày một gia tăng. Ví dụ năm 2003 có thêm 565 sản phẩm có chất vanilla (tăng 50% so với năm trước). Rượu Vanilla Vodka tăng 177%., Bacardi có Rhum vanilla, Pepsi có Pepsi vanilla, Coca Cola có Vanilla Cokes.
Patricia Rain, một tác giả đã nghiên cứu vanilla trong 20 năm và đã viết sách "The Vanilla Chef" hướng dẫn cách ăn, uống, và ngửi vanilla. Sách đã nói về lịch sử vanilla vùng Trung-Mỹ qua huyền thoại đến cách trồng từ sơ khai cho đến tân tiến ngày nay. Việc tổng hợp chất vanilla cũng được được đề cập đến.

Để kết luận, chúng ta đã biết vanilla là loại cây được xếp vào loại lan vì có hoa kết cấu như hoa lan, có mùi thơm không phát xuất từ hoa mà từ trái qua một quá trình ấp ủ. Tinh chất vanilla được dùng pha chế trong kỹ nghệ thực phẩm, kỹ nghệ đồ uống, kỹ nghệ dược phòng và trang sức. Ngày nay, kỹ nghệ thực phẩm, bánh kẹo, rượu ngọt, tiêu thụ phần lớn sản lượng vanilla trên thế giới. Do đó chúng ta có thể gọi vanilla là cây lan ăn được, và thơm ngon.

Tài-liệu tham-khảo:
- Thomas J. Sheehan, Orchids.
- Brian &Wilma Rittershansen, Growing orchids
- Thomas J. Sheehan, Vanilla the Most Versatile Orchid,AOS magazine 12-2003.
- Asian Orchids Belt-Singapore,
TRẦN ĐỨC TẠO
 Vườn Lan trên núi Chứa Chan
 Cuối đời nhà Nguyển, chính sự nhiễu nhương, dân tình khổ sở, lại thêm giặc Pháp xâm chiếm nhiều nơi trên lãnh thổ mà triều đình cứ nhắm mắt làm ngơ. Nạn tham quan, ô lại, bè phái hoành hành từ trên xuống dưới. Lê Ngự sử nhiều lần dâng biểu chương khuyên vua nên dẹp bỏ đám loạn thần, tặc tử sửa sang chính sự song không được phê chuẩn, lại còn bi đám sâu mọt dèm pha đủ điều. Quan Ngự sử đành xin cáo lão hồi hưu mang gia đình và gia nhân đầy tớ đến tại chân núi Chứa Chan, tỉnh Bà Rịa sinh cơ lập nghiệp.
Lê tướng công tuy đã ngoài ngũ tuần nhưng vẫn còn tráng kiện. Lê công thành hôn với bà Phạm thị Lan là con của một vị Tú tài, người cùng thôn, từ khi vinh quy bái tổ nhưng đến nay vẫn không có con. Lê phu nhân bèn cưới cho chồng một người thứ thất, sau 5 năm chung sống bà này cũng chẳng sinh con. Khi về núi Chứa Chan, bà lai dung nạp thêm một người thiếp nữa để mong có người nối dõi tông đường. Nhưng 3 năm sau giòng họ Lê vẫn còn vô tự.

Cho là Trời xanh đã đoản tuyệt giòng họ của mình, từ đó Lê tướng công chỉ còn vui thú với nhưng vần thơ, điệu nhạc. Sẵn vùng núi Chứa Chan có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nhất là những giống phong lan mầu sắc tuyệt vời và hương thơm kỳ diệu. Khắp một dẻo từ Bình Châu, Phước Bửu, Long Thành, Đồng Nai, Xuân Lộc đâu đâu cũng có vết chân Lê ngự sử. Hễ nghe ở đâu có giống phong lan bất kỳ mầu hoa và hương sắc ra sao cũng vội vàng tìm đến và kèo nài mua cho bằng được. Trong vườn lan đủ mọi giống từ: Tiểu kiều, Đại kiều, Tố tâm, Hoàng thảo, Thanh mạc, Tiểu mạc, Thanh ngọc, Cẩm tố, Thanh trường, Hoàng vũ, Mạc biên, Hoàng phi hạc cho đến Yên tử, Trần Mộng thẩy đều không thiếu. Các bạn đồng liêu cũ, bạn trong hội thơ Đường đua nhau gửi lan về tặng. Tuớng công say mê đến nỗi bỏ ăn, bỏ ngủ suốt ngay tha thẩn trong vườn và lập ra Lan Viên Thi Các để vui thú cùng với bạn bè. Tính tình phóng khoáng Lê Ngự sử được mọi người yêu mến cho nên khách yêu thơ và yêu lan từ bốn phương, tám huớng đổ về thăm viếng.
Một hôm giữa lúc tiếp đãi tân khách, có người ở phương xa gõ cửa xin vào cầu kiến. Khách mới quá ngũ tuần nhưng râu tóc bạc phơ, phong cách có vẻ khác thường. Áo quần tuy đượm vẻ phong sương lam lũ nhưng thần thái rất oai nghiêm. Khách nói là người họ Trương tên Tấn từ cố đô Thăng Long ngàn năm văn vật, nghe tiếng Lê Ngự sử là người yêu thơ chuộng lan, tính tình lại thêm phóng khoáng nên muốn đến làm quen. Chuyện trò một hồi, thấy tính tình thích hợp xem hoa, vịnh nguyệt, ngâm thơ, bàn bạc về thế sự rất tuơng đắc cho nên Lê Ngự sử vô cùng thích thú quyết lòng cầm giữ.
Hỏi ra, trước kia khách cũng là một chức quan nhỏ, tính nết thanh liêm và chính trực, cho nên bị kẻ gian tà âm mưu, gia họa lại thêm quan trên đòi phải đút lót quá nhiều. Uất ức vì nạn triều đình tham nhũng nên ngông cuồng mạo phạm quan trên, cho nên bị cách chức trở về đời sống dân dã. Tính hay du ngoạn nên họ Trương nay đây mai đó, lang bạt kỳ hồ, thỉnh thoảng lại dừng chân đóng vai thầy đồ dậy lũ học trò nhỏ kiếm sống qua ngày. Rời Thăng Long, họ Truơng xuôi dần về phiá Nam qua Thanh Nghệ Tĩnh, kinh thành Huế, Đà Nẵng, Nha trang mỗi nơi lâu thì một năm, nhanh thì vài tháng lại cất bước lên đường. Hâm mộ Lê Ngự sử là người tài đức nên mới lân la cầu kiến. Hỏi về gia cảnh họ Truơng cho biết đã lập gia đình nhưng chưa có người nối dõi thì bị cách chức. Người vợ thấy vậy bỏ ra đi lấy chồng khác, Trương Tấn chẳng thèm cầm giữ lại thêm cái tính dọc ngang nào biết đất trời cho nên cất bước lãng du.
Hai nguờì chuyện trò tương đắc. Lòng thuận lòng, ý lại càng thích hợp, hai nguời kết nghĩa thành huynh đệ. Trương Tấn ít tuổi nhận là em, sau khi làm lễ giao bái khấn vái trời đất xin Lê công cho được lạy chào mấy bà chị nuôi. Nhìn kỹ từng người một, thấy người thứ thiếp, Trương Tấn rất đỗi ngạc nhiên tự hỏi tại sao Ngô thị có tuớng mạo vựợng phu ích tử làm sao lại không có con. Nhưng lúc đó chỉ cúi đầu lặng lẽ làm thinh.
Từ đó Trương Tấn trú ngụ tại Viên Lan Thi Các, ban ngày săn sóc những khóm hoa lan, khuya đến uống ruợu, làm thơ. Thơ họ Trương lời hay ý đẹp và có biệt tài làm cho bất cứ giống lan nào dù khó trồng đến đâu vào tay Trương, lan nào cũng đâm chồi nẩy lộc.
Mùa Xuân năm Canh Dậu, lan trong vườn lan từ Thanh ngoc, Dã Hạc, Giáng Huơng, Mặc Lan, Kim điệp cho đến Trần Mộng và Nhất điểm hồng đua nhau phô trương hương sắc. Lê Ngự sử lấy làm đắc ý, bèn sai gia nhân tổ chức một tiệc rượu linh đình mời bạn bè đến thưởng lan. Trong đám tân khách có Bùi Án Sát, Nguyễn Đô Thống, Hà Chưởng Môn, Phạm Hiếu Liêm và nhiều người ở xa đến dự. Rượu qua một tuần, Nguyễn Đô Thống đứng dậy nói:
Chúng ta hãy nâng ly mừng trang chủ sang năm nay "lão bạng sinh châu" và trong tiệc rượu năm nay hoa lan sẽ là đề tài cho chúng ta và mỗi người phải làm một bài thơ. Tôi xin xung phong trước mong quý vị đừng chê cười lời quê thô thiển.
Trong nháy mắt Đô thống đã làm xong bài thơ thất ngôn bát cú. Thơ rằng:
Khỉ đi gà đến đón chúa Xuân,
Năm nay mừng thọ đã tới gần
Tóc vẫn xanh đen, da vẫn mịn
Sao chốn khuê môn thấy ngại ngần
Tìm thú thanh tao qua tiếng nhạc
Mượn vần thơ đẹp để khai xuân
Vườn lan sắc thắm hương thơm ngát
Đưa cả hồn ta thoát bụi trần.
*
* Thơ Hoàng Vân

Mọi người đều vỗ tay tán thưởng bài thơ quá hợp người hợp cảnh và thì thầm bàn tán về câu thứ tư. Bùi Án sát ghé vào tai Lê tướng công nói rằng:
Này hiền đệ! nếu hiền đệ vẫn còn ngại ngùng chuyện đó thi làm sao sinh quý tử được. Năm nay phải cố gắng lên nhé!

Hà Chưởng môn cao hứng tiếp theo:
Trăm năm thiên hạ cõi người ta
Tài sắc trời cho gọi là quà
Kiếp hoa, một kiếp, bao nhiêu nhĩ?
Đời người, hai khắc, một sát na!
Lúc trẻ, yêu đời, thương cuộc sống
Về già, thưởng nguyệt, thích bông hoa
Ta ngồi chăm bón hoa lan lại
Để thấy đời vui lúc tuổi già

Để thấy đời vui lúc tuổi già
Thú vui tao nhã, ông lẫn bà
Cắt tiả, bón phân, phải hiểu biết
Vun trồng, tưới nước, mới ra hoa
Đồng hội, đồng thuyền, chung ý nguyện
Khác hoa, khác giống, khó hài hoà
Vương giả chi lan, loài thảo mộc
Nghìn năm hạnh phúc cõi người ta
*
* Thơ Hà Thanh Quang
Lê ngự sử cũng ứng khẩu làm một bài thơ bày tỏ tâm sự của mình qua cây lan mà dân gian gọi là lan Đuôi cáo:
Hiu hiu gió thổi bên đồi quạnh
Đong đưa như chuỗi ngọc lung linh
Có người bảo trông giống đuôi cáo trắng
Nên đặt tên lan Bạch Vĩ Hồ...

Chiều nay, nhìn giò lan đang trổ
Bỗng nhiên, liên tưởng cảnh đồi hoang
Tiếng Quốc kêu hay hồn Thục Đế
Bồi hồi trong dạ khách xa quê...
Chẳng lẽ nào, ta muốn làm ẩn sĩ
Rũ bụi đời, dứt bỏ nợ trần duyên
Tìm thú vui nơi thiên nhiên hoang dã
Theo lan về đất nước các loài hoa...(*)
Sinh bất trùng thời, đầu thai lầm thế kỷ
Biết làm gì hơn cho nhân thế vuông tròn
Lan tìm chốn núi rừng xanh trú ẩn
Ta ẩn mình, chờ đợi... nhịp thời gian...
*
* Thơ Hàn châu Tín

Mọi người nức nở khen hay, riêng quan Án Sát họ Bùi vẫn chưa vừa ý nói rằng đã có hoa, có thơ, có họa, có rượu mà không có nhạc lai không có mỹ nhân ca múa thực là chưa toàn hảo.

Trương Tấn nói chuyện đó có khó khăn gì chỉ hiềm rằng ở đây là nơi thôn dã hoang vu, phải đi xa mới mời được, mong quý vị cảm phiền chờ cho một chút. Mọi người nói sẵn lòng chờ dù cho đến khi vừng đông ló dạng. Với lấy cành lan bẻ ra thành 3 khúc, đổ chén rượu lên múa may, quay cuồng vẽ bùa đọc thần chú, khúc cây bỗng lớn dần và uốn éo trở thành 3 mỹ nhân khép nép bên cạnh họ Truơng. Cô nào cô nấy mặt hoa da phấn, thân hình yểu điệu như nhành liễu bên hồ, con mắt liếc ngang liếc dọc, chân buớc nhún nhẩy theo điệu nhạc từ trên không trung vọng xuống. Môi son hé mở, tiếng ca trong như chim oanh, chim yến. Mấy bài thơ kể trên đã được phổ thành nhạc khúc làm cho mọi người mê mệt. Tân khách còn đang say sưa trong cảnh nửa thực, nửa mộng, bỗng nhiên một người nhẩy ra nắm áo người ca nữ áo hồng. Nhìn ra mới biết đó là Nguyễn Bảng Nhản, một kẻ xu ninh gian manh xảo quyệt không hiểu ai mời mà lại lọt vào được trong thi các. Hắn giằng co và lè nhè ép các ca nữ uống ruợu, đèn nến bỗng nhiên phụt tắt, và rồi lóe sáng. Trước mặt mọi người, mỹ nhân đã biến mất, chỉ còn là 3 con bọ ngựa với hai càng thu vào trước ngực, bộ chân nhún nhẩy và 2 con mắt láo liên. Cuộc vui cũng vì thế mà tàn...

Lê Ngự sử lấy làm lạ, hỏi thăm duyên cớ, Truơng Tấn thú thực trên đường vào miền Trung, ông đuợc một đạo sĩ truyền cho một vài pháp thuật. Nghe đến đây, Lê ngự sử tỏ vẻ phiền muộn vì không có người kế tự và hỏi Trương có thể giúp được hay không? Truơng Tấn ngẫm nghĩ một lát rồi thưa:
Đệ chỉ là kẻ lãng tử giang hồ phiêu bạt đươc hiền huynh yêu mến. Từ lâu vẫn mong muốn làm được điều gì đền đáp cơ duyên tri ngộ.
Hỏi vậy làm cách gì để chữa chạy? Đáp: chuyện này còn phải chờ đợi ngày giờ hoàng đạo và tùy theo phúc trạch nhà họ Lê song cũng hết sức cố gắng.
Một hôm Trương Tấn nói với Lê Ngự sử dẫn người thứ thiếp đến để làm phép hoán cải việc vô sinh. Dẫn hai người ra hậu viên, đến cạnh một bức tường, Trương dùng cục đất vẽ lên tường một cánh cổng có chiếc ống khóa. Lấy một cành cây, làm điệu bộ như người mở khóa và ra tay đẩy cánh cổng. Cửa bỗng mở toang.Truơng Tấn bảo người thiếp đứng chờ ngoài cổng rồi đưa tay dắt Lê công đi vào trong.

Trong vườn ánh sáng trong xanh bao phủ mọi vật, hương thơm lan tràn khắp không gian Cây cỏ hoa lá toàn là những thứ Lê Công chưa từng thấy, Hoa lan mọc khắp mọi nơi từ trên cành cây, hốc đá, chen lẫn trong đám cỏ dại cũng có lan mọc. Lê công sực nhớ đên câu mà sử sách Trung Hoa còn ghi chép lại:
Lan vi vương giả hương
Kim nãi dữ chúng thảo ngu

Đó là chuyện đức Khổng tử trên đuờng trở vế nước Lỗ, khi đi qua nước Vệ bỗng ngửi thấy mùi huơng lan thanh cao, sảng khoái từ trong khóm cỏ dại đưa ra, ngài đã than rằng: Lan có hương thơm vương giả mà lại phải sống cùng đám cỏ dại.
Trong vườn ngoài lan ra, nào bàn đào, nào ngân hạnh, nào thạch lựu, kim quất, thanh trà cây trái xum xuê trĩu cành, trái mầu hồng đào, trái mầu hoàng anh, trái mầu đỏ thẫm. Chim hót líu lo, bướm lượn quanh vườn, ong bay tới tấp. Hỏi đây là chốn nào, xưa nay đã từng du ngoạn khắp ngọn núi Chứa Chan mà chưa từng thấy nơi đâu có phong cảnh thân tiên kỳ bí như vậy. Trương Tấn ra hiệu đừng hỏi và dắt tay dạo bước quanh vườn. Cỏ non mượt mà như tấm thảm nhung, giòng suối trong xanh nhìn thấy tận đáy. Đàn cá anh vũ sắp hàng lội theo giòng nước ngược in rõ những viên đá cuội ngũ sắc long lanh dưới ánh mặt trời. Dẫn Lê ngự sử tói một thân cây cao chừng trăm trượng, chung quanh thân cây to chừng ba người ôm, một loài hoa phong lan kỳ dị bám đầy. Toàn thân khẳng khiu, trơ trụi gần như không có một chiếc lá nào. Chùm hoa mầu tím đỏ pha lẫn sắc trắng nhỏ lí ti mọc ở các đốt gần phía ngon. Chỉ vào một nhánh có dò hoa còn đương hàm tiếu, Trương ra hiệu bảo Lê Ngự sử hãy bóc lấy khóm lan rồi trở về lối cũ. Hai người đi đến đâu ánh sáng đổi mầu đến đó, đang trong xanh trở nên trắng đục và mờ mịt như suỏng mù buổi sớm.
Ra khỏi cổng gỗ, cánh cửa bỗng dưng khép lại và tiếng ống khóa kêu lách cách như có người khóa lại. Trương Tấn ngắt chùm hoa tím hồng rồi bảo người thứ thiếp hãy há miệng nuốt đi. Kỳ diệu thay chùm hoa có những cánh nhọn, như một nhánh cây khô vừa chạm đến miệng bỗng biến thành một con trùng nhỏ chui tọt vào trong cổ họng. Ngô thị thất kinh, định nhổ nó ra nhưng một mùi thơm ngon ngọt ngào từ miệng chạy vào thanh quản làm cho nàng cảm thấy tinh thần sảng khoái. Trương xẻ một nhánh lan nhỏ ra đem trồng vào trong chậu. Chỗ còn lại bảo gia nhân tỳ nữ lấy dao chặt thân cây lan chia thành từng phần nhỏ đem sao vàng, sắc đặc cho Ngô thị uống đủ 3 tháng 10 ngày.
Qua giai đoạn này Ngô phu nhân đã có dấu hiệu thụ thai. Lê Ngư sử mừng rỡ vô hạn liền đem của cải vàng bạc tặng cho Trương. Trương Tấn không nhận và nói rằng:
Đa tạ hiền huynh đã coi đệ như anh em ruột thịt, nay chỉ làm một việc nhỏ giúp cho giòng giỏi họ Lê, đâu cần phải để hiền huynh nhọc lòng báo đáp. Hơn nữa nay đả đến lúc đệ phải trở về quê cũ.
Lê ngự sử hết lòng cầm giữ và nói rằng:
Hiền đệ chẳng còn gia đình, tại sao không ở lại đây coi gia đình này như gia đình của đệ. Sau này đứa con ra đời dù là trai hay là gái, nó cũng phải bái đệ làm sư phụ.
Trương Tấn cố gắng khước từ nhưng hứa sẽ ở lại cho đến ngày đứa trẻ chào đời. Từ đó Trương dành hết thì giờ trông nom cây lan mang về từ trong khoảnh vườn kỳ bí. Hỏi tên cây lan Trương cho biết tên là Báo Hỷ. Hỏi chừng nào ra hoa Trương đáp khi nào trong nhà có tin vui. Hỏi tin vui gì Trương không đáp.
Đông qua, Xuân tới những nhánh cây già cằn cỗi đã có mầm non nhú ra. Cây lan Bào Hỷ rụng lá từ cuối Thu năm ngoái, chỉ còn trơ lại thân cây già nua, khô cằn nay bỗng nhiên như có mầm sống nhú ra ở hai đốt trên ngọn. Mầm hoa càng lớn ra, Trương càng thêm buồn bã. Lê ngự sử hỏi thăm duyên cớ, Trương chỉ ậm ừ nói là se mình, đau xương nhức cốt vì khí lạnh của núi rừng.
Bụng của Ngô phu nhân càng ngày càng lớn và lớn quá mức của một người sinh đẻ con so… Khi phu nhân sắp sửa lâm bồn, Lê tướng công bảo gia nhân đầy tớ sửa soạn một tiệc ruơu linh đình để đón mừng một thế hệ mới sắp sửa ra đời. Trong Lan Viên Thi Các tân khách vây quanh chậu lan Báo Hỷ còn đang hàm tiếu chờ lúc mãn khai. Đang đứng xem hoa tự nhiên Trương Tấn bỗng ngã lăn ra bất tỉnh, mọi người sờ vào mũi thấy hơi thở đã tắt. Giữa lúc đó gia nhân vào báo là phu nhân đã hạ sinh một cậu công tử.

Lê tướng công buồn rầu vô hạn vội sai gia nhân ma chay cho Trương rất trọng thể. Đêm hôm ấy Lê công nằm mộng thấy họ Trương trở về nói:
Xin hiền huynh đừng buồn! Số mạng của tiểu đệ đến đây đã hết, phải đi đầu thai vào kiếp khác. Nghĩ rằng chúng ta là anh em kết nghĩa, hiền huynh lại không con vì vậy tiểu đệ đã xin với thánh thần đầu thai làm con cho hiền huynh còn hơn làm con cho kẻ khác… Chắc hiền huynh không đến nỗi ghét bỏ chứ.
Nói xong họ Trương đứng dậy xin cáo biệt. Lê Công vội vàng nắm áo giữ lại nhưng chẳng qua là một giấc chiêm bao.
Nhớ đến người em kết nghĩa, Lê ngự sử bèn đặt tên cho con là Lê Như Trương. Như Trương lớn nhanh như thổi và càng ngày càng giống Trương Tấn như đúc. Không những giống về dung mạo, còn giống cả tính nết và lời ăn tiếng nói. Năm lên 10 tuổi đã lầu thông thơ phú, hiểu biết về các giống hoa lan và có biệt tài chăm sóc loài hoa vương giả này.
Như Trương lớn lên không màng công danh phú quý, cho nên không ứng thí. Chàng chỉ muốn sống một cuộc đời thanh đạm trong vườn lan, tiêu dao ngày tháng trong đám cỏ cây bên sườn núi.
* * *
Khi quân Pháp trở lại Đông Dương lần thứ hai vào năm 1945, núi Chứa Chan là chiến khu chống Pháp. Trong cuộc chiến tranh chủ nghĩa huynh đệ tương tàn, cây cỏ trên núi Chứa chan hay là ngọn đồi 837 đã bị bom đạn san bằng, người ta không còn thấy dấu vêt gì của vuờn lan ngày trước.
 Placentia 9-2006
BÙI XUÂN ĐÁNG

Hướng dẫn làm tinh chất Vanilla tại gia!

Tớ nhớ hồi còn nhỏ mỗi khi phụ Mẹ làm rau câu thường thấy Mẹ dùng 1 ống vani trắng nhỏ xinh, ngắn như que diêm, mở ra hít hà thì thấy thơm nhẹ, khi ăn có cảm giác được chút hương trên đầu lưỡi. Cách đây 2 năm Mẹ tớ sang thăm có đem theo vài ống vani như vậy, đến bây giờ chúng vẫn nằm ì trong tủ chạn vì tớ đã bị "Tây hóa" trong việc làm món tráng miệng mất rồi. Mỗi lần cần đến hương vị vani thì tớ chỉ sử dụng chiết xuất từ vanilla nguyên chất (Pure Vanilla Extract).
Bạn nào hay nướng bánh Tây chắc sẽ để ý có rất nhiều công thức cần đến thứ gọi là vanilla extract. Bạn ra tiệm tìm mua thì muốn ngất xỉu vì giá của 1 chai vanilla extract thiệt là trên trời quá đi! Trung bình 125ml vanilla extract có giá  khỏang 10$... Bạn nhìn quanh quẩn xem có loại nào rẻ hơn thì thấy có những chai chỉ khoảng 3 hoặc 4$ nhưng nếu đọc kĩ tên thì bạn sẽ thấy chúng chỉ là "hàng thay thế", tức là chiết xuất từ bột gỗ có vị vani (Imitation Vanilla Extract). Hồi mới tập tành nướng bánh, vì là sinh viên nghèo hiếu học nên tớ cũng chỉ dám mua đồ bình dân về xài. Nói thật thì hàng giả hay hàng thật sau khi nướng xong đều có vị vani y như nhau, chỉ khi nào bạn dùng vào công thức làm kem hay thức ăn không qua chế biến ở nhiệt độ cao thì mới cảm nhận rõ sự khác biệt. Chỉ đến khi đi sâu về lĩnh vực làm bánh, đọc thêm nhiều sách và mua sắm ở các tiệm nguyên vật liệu, tớ mới để ý thêm về thứ gọi là vanilla nguyên chất và đến một hôm tớ quyết định xài sang, tậu cho mình một chai.
Và tớ không bao giờ quay trở lại dùng hàng thay thế.
Đơn giản vì cái chai 125ml đó tớ dùng đến cả 2 năm trời, haha.
Và bây giờ thì tớ còn tiết kiệm được tiền bằng việc làm vanilla extract tại nhà! 
Hôm nay tớ sẽ viết hướng dẫn cách làm để bạn nào thích nướng bánh và có tinh thần DIY (do-it-yourself) có thể thử nghiệm và tạo ra cho mình một, hay nhiều chai vanilla nguyên chất để sử dụng. Nguyên vật liệu đơn giản chỉ là vài quả vanilla và một chai rượu có nồng độ trên 35.

Đầu tiên là nguồn. Tớ mua quả vanilla trên mạng, từ trang ebay có gốc ở nước Anh madagascan**vanilla** . Trang ebay này tớ đã mua qua vài lần và lần nào cũng cảm thấy rất thỏa mãn. Quả vanilla hạng AAA của họ ăn đứt những quả vanilla tớ thấy ngoài tiệm. Chúng to, dài và rất mềm. Còn giá cả thì khỏi nói, trên cả tuyệt vời! 20 cây AAA chỉ có giá 8$, so với 8$ cho 2 cây ở ngoài tiệm thì... bạn hiểu rồi đó, hihi.
Lần này để làm với số lượng nhiều tớ quyết định mua 50 quả hạng bình dân vì tớ thấy vanilla thượng hạng mà dùng cho chiết xuất thì hơi phí. 
Một tuần sau khi đặt hàng, tớ nhận được những bó vanilla đã được hút chân không rất chắc. Cho dù đã được niêm kín thì mùi vani vẫn ngào ngạt tỏa ra khiến tớ cứ hít lấy hít để, nụ cười đến tận mang tai. Tớ ra tiệm bán rượu và đứng phân vân như một con ngố trước hằng hà sa số các loại thức uống có cồn. Tớ đã thử dùng rượu Vodka và thấy rất ổn, lần này tớ muốn thử một loại rượu khác. Cuối cùng tớ chọn chai rượu Whisky Bourbon mặc dù giá có mắc hơn vì review trên mạng bảo rằng sự kết hợp giữa Whisky Bourbon và vanilla khá là tuyệt vời. Thật sự thì bạn không cần dùng rượu đắt tiền vì rượu mắc là rượu ngon mà bạn có uống nó đâu, người ta còn nói rượu rẻ tiền sẽ khiến vị vanilla được nồng hơn. Thế nên chỉ cần rượu trắng (không vị), độ cồn từ 35 đến 40 là ok!
Nếu bạn mua được chai rượu nhỏ bằng thủy tinh thì cứ lấy nó mà xài, còn không thì đổ sang 1 cái chai thủy tinh be bé. Nhưng trước đó bạn phải rửa sạch và tiệt trùng đấy (đun chai và nắp với nước lạnh cho đến khi sôi, sau đó đun tiếp khỏang 10 đến 15 phút.)
Bạn dùng dao con chẻ đôi từng quả vanilla, kê mũi dao chạy sướt qua thân để cạy những hạt vani đen nhỏ li ti, sau đó cắt phần thân ra thành khúc nhỏ cho vừa với chai rượu. Xem hướng dẫn cạy vanilla ở trang web Kitchenart.

Tớ thấy các hầu hết các trang web hướng dẫn trên mạng thường cho biết số lượng quả vanilla tương ứng với dung tích rượu, như thế không chính xác vì đâu phải quả nào cũng to và dài giống quả nào. Thế nên tớ đặc biệt thích công thức từ trang Coco and me: 250ml rượu cho 30gram vanilla.
50 quả vanilla tớ mua nặng 90gram, quá chuẩn với chai rượu 750ml!

Bạn cho hạt vanilla vào trước, sau đó chế rượu, đóng chặt nắp và lắc mạnh, sau đó cho nốt phần vỏ vào, đóng chặt.
Tuần thứ nhất bạn lắc chai mỗi ngày.
Từ tuần thứ 2 đến thứ 5 bạn lắc vài ngày trong tuần.
Sau 5 tuần bạn sẽ có được thành phẩm là chiết xuất vanilla nguyên chất đóng mác tại gia với chi phí chỉ bằng 1 góc của hàng bán ngoài tiệm!

(ngày 1)
Chiết xụất vanilla có thể giữ được rất lâu và vị thì càng đậm theo thời gian. Phần xác vanilla sau khi sử dụng có thể đem phơi khô và bỏ vô hũ đường, giúp cho đường có mùi thơm cực kì quyến rũ!

Sau 5 tuần tớ sẽ update tình hình chai vanilla của mình. Tớ làm nhiều chiết xuất như vậy biết đâu sẽ chia sẻ với vài fan của Lăn Vào Bếp chứ nhỉ? Hihi


Lí lịch trích ngang và vì sao Vanilla lại mắc quá vậy :
Thế mới biết chiết xuất vanilla nguyên chất đối với người làm bánh còn quý hơn cả vàng!
Hahaha.
Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp trong điều kiện khí hậu nóng
Thời gian gần đây phong lan bắt đầu phát triển ở Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa Đéc của Đồng Tháp. Đặc biệt ở Thành phố Cao Lãnh đã có hơn 20 điểm bán phong lan và đã thành lập Hội phong lan. UBND Tỉnh Đồng Tháp đã chấp thuận cho Công ty TNHH Hoa Lan Ngọc Tú đầu tư dự án Nuôi cấy mô lan In-Vitro và sản xuất phong lan giống tại thành phố Cao Lãnh trên diện tích 10 ha, bước đầu đã đồng ý cho thuê 1,3 ha đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất giống lan thử nghiệm xã Tân Thuận Tây. Bên cạnh đó, thành phố Cao Lãnh cũng đang chuẩn bị đề án phong lan cho công ty nước ngoài thuê 35 ha ở xã Hòa An. Trong điều kiện xâm nhập mặn toàn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay, các nhà vườn phong lan tại các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho và Long An đã phát hiện ra trồng phong lan không phù hợp trong điều kiện nước nhiễm mặn. Cho nên các nhà vườn tại các địa điểm trên có xu hướng chuyển về trồng phong lan trên đất Đồng Tháp.
Thấy được nhu cầu thị trường cần cây giống phong lan, Trại giống Tân Khánh Đông thuộc Trung Tâm Giống Nông nghiệp Đồng Tháp đã bước đầu nhân giống thành công lan Dendrobium, tiến tới phát triển vườn lan cắt cành của Mokara và Hồ Điệp. Tuy nhiên trong nhiệt độ nóng như Đồng Tháp thì lan Hồ Điệp không phát triển và ra hoa như mong muốn. Lan Hồ điệp là loài lan rất được ưa chuộng trên thị trường nước ta, tuy nhiên giá cả vẫn còn rất cao so với các loại lan khác, vì đặc tính sinh lý cũng như đặc điểm sinh trưởng phát triển. Mặc dù lan Hồ điệp có thể phát triển tốt trong biên độ (rộng) nhiệt độ từ 20-35oC nhưng nếu nhiệt độ trồng cao hơn 25oC thì lan Hồ điệp sẽ cho phát hoa ngắn, hoa nhỏ, ít hoa hoặc không tạo mầm hoa. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin và phương pháp nghiên cứu trong trồng lan Hồ điệp để tạo ra phát hoa dài và đẹp trong khí hậu nóng như tỉnh Đồng Tháp.
Theo như kinh nghiệm của các nhà vườn, việc thay đổi nhỏ trong thời tiết và lượng phân bón cũng đã làm ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp. Vì vậy, thông thường lan Hồ Điệp được xử lí trong điều kiện nhiệt độ ngày và đêm tối ưu nhất. Một cây lan Hồ Điệp trưởng thành trong điều kiện nhiệt độ tối ưu có thể cho khoảng 20 hoa/cây. Tuy nhiên số lượng hoa này có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sự trưởng thành của cây, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, sự phá hoại của côn trùng và bệnh cây. Nhiệt độ phát triển sinh trưởng tối ưu của lan Hồ Điệp là từ 26-28oC. Theo nghiên cứu của Đài Loan, gia tăng sự chênh lệch giữa nhiệt độ ngày và đêm làm gia tăng chiều dài của phát hoa lan Hồ Điệp (hình 1), nếu sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp sẽ dẫn đến phát hoa (hay còi hoa) ngắn, dẫn đến bông ít. Nếu nhiệt độ mát giữ trong ngày khoảng 25oC và ban đêm khoảng 20oC thì 100% các cây lan Hồ Điệp trồng trong vườn sẽ cho 1 phát hoa. Nếu nhiệt độ ban ngày được giữ khoảng 20oC và ban đêm khoảng 18oC thì 100% cây lan Hồ Điệp sẽ cho 2 phát hoa [1]. Cho nên, nhà vườn nào có vốn và đầu tư cao, sẽ thành lập nhà kính để điều khiển nhiệt độ tối ưu cho cây lan Hồ Điệp ra hoa. Còn lại phần lớn nhà vườn bỏ công vận chuyển lan Hồ Điệp từ vùng nóng lên vùng lạnh (như Đà Lạt) trong giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp.
Tuy nhiên, việc vận chuyển và đầu tư, đòi hỏi chi phí khá cao và tốn kém, làm giá thành sản xuất của lan Hồ Điệp tăng khá cao. Chưa kể, việc vận chuyển đi trên một đoạn đường khá dài làm cây lan Hồ Điệp mất sức, hư hại dẫn đến làm giảm chất lượng cây.
Để giải quyết tình trạng này, hiện nay, tại Đài Loan đã lai tạo được giống lan Hồ Điệp P. Sogo Yukidian (hình 2), cho hoa to màu trắng có khả năng phát triển và cho phát hoa tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Nhiệt độ ban ngày khoảng 31-33oC và ban đêm khoảng 25-26oC sẽ tạo phát hoa.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật đã tìm ra được, lượng đường sucrose ở lá của lan Hồ Điệp trước giai đoạn tạo phát hoa sẽ giảm đáng kể và tăng trở lại trong sự phân hóa mầm hoa trong điều kiện nhiệt độ cao trên 25oC, trong khi đường fructose và glucose thì không có ảnh hưởng đến sự tạo hoa của lan Hồ Điệp trong điều kiện nhiệt độ cao [2]. Đường sucrose có vai trò trong tín hiệu phân tử, điều hòa một số lượng gen ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm hoa trong lan Hồ Điệp. Cho nên, nếu cần để kích thích tạo mầm hoa và tạo phát hoa khỏe, chất lượng thì cần nghiên cứu xa hơn trong sự bổ sung lượng đường sucrose từ bên ngoài.
Hơn nữa, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như Cytokinin (BA) và Gibberellin (GA) và Abscisic acid (ABA) cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của lan Hồ Điệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ cao làm hạn chế quá trình sinh tổng hợp của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật (như BA, GA3) có ích cho giai đoạn phân hóa mầm hoa, trong khi đó nhiệt độ cao lại làm gia tăng lượng chất điều hòa (như ABA) làm ngăn cản sự phát triển của phát hoa. Sự xử lí 1- 5 μg BA/chồi khi phát hoa có chiều dài từ 5-6 cm và có 2-3 mầm hoa, sẽ làm khoảng cách giữa các hoa trên phát hoa ngắn lại, và gia tăng số lượng hoa trên phát hoa trong điều kiện nhiệt độ cao [3]. Năm 2006 các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh việc xử lí với 2.5 mM GA3 cũng làm gia tăng số lượng mầm hoa trên phát hoa [4]. Ngoài ra, đã có nghiên cứu trong sự phối hợp xử lí bằng cách tiêm trực tiếp 100mM BA và 10mM GA3 làm ảnh hưởng đến gia tăng kích cỡ hoa và số lượng mầm hoa của lan Dendrobium [5], ta có thể nghiên cứu xa hơn để tìm được nồng độ xử lí phối hợp giữa BA và GA3 phù hợp cho lan Hồ Điệp. Năm 2001, các nhà khoa học Đài Loan đã nghiên cứu được lượng ABA tự do trong cây không tìm thấy trong giai đoạn phát hoa có chiều dài 2-3 cm và 7-10 cm của lan Hồ Điệp. Điều này gợi ý rằng, việc giảm lượng ABA tự do trong rễ và trong chồi (không cần áp dụng cho lá), sẽ làm tạo mầm hoa, kéo dài phát hoa và kích thích ra nhiều hoa [6].
Hiện nay, bộ gen của lan Hồ Điệp đã được giải mã toàn bộ, các nhà khoa học đã xác định được những gen nào có vai trò trong sự ra hoa của lan Hồ Điệp. Sau đó, nhờ ứng dụng sinh học phân tử, chuyển các gen này vào trong cây lan Hồ Điệp với sự biểu hiện vượt mức của các gen này trong điều kiện thời tiết nóng (không có nhiệt độ tối ưu), cây lan Hồ Điệp vẫn cho phát hoa và hoa đẹp như mong muốn. Năm 2007, các nhà khoa học Anh đã đưa ra gen Class-B MADS-box, PhPI1 của lan Hồ Điệp có vai trò trong phát triển hoa [7].
Lan Hồ Điệp được ưa chuộng hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Hà Lan nổi tiếng về việc trồng và xuất khẩu lan Hồ Điệp trồng trong chậu. Đa phần, lan Hồ Điệp chỉ ra hoa to và đẹp trong điều kiện khí hậu tối ưu mát mẻ và được xem là loài lan khó tính. Cho nên, việc nuôi trồng lan Hồ Điệp để ra hoa đẹp trong điều kiện nhiệt độ nóng và để giảm giá thành trong sản xuất là điều cấp thiết, đòi hỏi phải có sự đam mê và chịu khó nghiên cứu xa hơn nữa, hi vọng trong tương lai gần Đồng Tháp có thể phát triển mạnh trong vấn đề hoa kiểng đặc biệt là loài lan Hồ Điệp, một loài hoa vương giả.
P.T & V.A
Phòng NCKH&TT
Tài liệu tham khảo:
[1] Culture Characteristics for Phalaenopsis. Professor Chiachung Chen, Ph.D. Biosystems Engineering Laboratory National ChungHsing University, Taiwan.
[2] Changes in sugar content of Phalaenopsis leaves before floral transition. K. Kataoka et al.. Scientia Horticulturae 102 (2004) 121–132.

[3] Gibberellic acid and cytokinin affect Phalaenopsis flower morphology at high temperature. Chen et al., 1997. HortScience 32:1069-1073.

[4] Gibberellic Acid and Benzyladenine Promote Early Flowering and vegetative Growth of Miltoniopsis Orchid Hybrids. Trade K. Matsumoto. HortScience  4I(l):131-135. 2006.
[5] Pseudobulb injected growth regulators as aids for year around production of Hawaiian Dendrobium orchid cutfiowers. Sakai et al.,2000. Acta Hort. 541:215-220.
[6] Influence of abscisic acid on flowering in Phalaenopsis hybrida. Wang et al., 2001. Plant Physiol. Biochem. 40 (2002) 97–100.
[7] Cloning and Characterization of a PI-like MADS-Box Gene in Phalaenopsis Orchid. Guo et al., 2007.Journal of Biochemistry and Molecular Biology, Vol. 40, No. 6, November 2007, pp. 845-852.
gia sư , trung tâm gia sư  , dạy kèm ,
chim trĩ , chim trĩ giống
két sắt , tủ sắt , tủ tài liệu , tủ hồ sơ , két bạc , chim trĩ giống , chim tri giong
dạy kèm tại nhà , trung tâm dạy kèm 
ban chim tri giong , bán chim trĩ thịt , cung cấp chim trĩ thịt