Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Làm cách nào để lan rừng ra bông?



Lan hồ điệp , lan ho diep

Cách đây khoảng 2 năm, trong một chuyến đi công tác ở thành phố Đà Lạt, chúng tôi thấy ở Đà Lạt có một vài người dân tộc thiểu số bán những giò hoa phong lan có bông rất đẹp. Anh em chúng tôi mua mỗi người vài giò về chơi, thế nhưng không rõ vì sao từ khi những bông hoa này tàn thì từ đó đến nay không thấy cây lan ra bông nữa, mặc dù chúng tôi đã chăm sóc cây hoa phong lan rất chu đáo, cây lan rất xanh tốt, mỡ màng. Xin cho biết tại sao lại như vậy? Có cách nào làm cho chúng lại tiếp tục ra hoa? (Lê Văn Hoàng phường Phước Long B, TP.HCM)
Trả lời: Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khi đi công tác hay tham quan du lịch ở thành phố Đà Lạt thấy có nhiều điểm người dân tộc bán phong lan rừng rất đẹp, giá cả lại phải chăng nên đã mua về để chưng chơi, nhưng chỉ hết đợt bông đang có sẵn trên cây là cây lan “tịt” luôn không ra bông nữa. Gần đây (nhất là vào dịp gần tết) tại TP. HCM cũng thấy xuất hiện một số điểm ở vỉa hè người “miệt rừng” cũng đã chở về và bày bán hàng trăm giò lan rừng đủ loại (nhưng chưa ra bông) nhiều người mua về “dưỡng” nhưng chờ mãi vẫn không thấy ra bông. Thế nhưng ít ai biết được rằng với lan rừng phải chăm sóc đúng cách mới hy vọng chúng ra bông như những loại lan khác.
Nhìn chung các loại hoa phong lan rừng ở các tỉnh phía Nam do chưa được thuần hoá như các loại lan mà chúng ta thường nhập từ Thái Lan, Úc, Đài Loan... nên quá trình trồng và chăm sóc chúng cũng phải khác so với các loại lan đã được thuần hoá.
Như bạn đã biết ở các tỉnh phía Nam có 2 mùa, mùa mưa và mùa khô rõ rệt, cây lan sống trong các rừng cây ở đây trải qua rất nhiều thế hệ chúng đã quen với điều kiện thời tiết, khí hậu này. Những cây lan rừng sống được là nhờ bám vào các thân cây khác trong rừng, chủ yếu hấp thu hơi nước từ không khí, nước và thức ăn từ các phần khô mục của vỏ hay thân, cành cây chết mà chúng đeo bám (giá thể). Vào mùa mưa nhờ có nước và ẩm độ không khí cao, chất dinh dưỡng được hoà tan, cây lan hút được nhiều dinh dưỡng, nước nên chúng tươi tốt mập mạp, ra hoa nhiều, hoa đẹp. Nhưng vào mùa khô thời tiết khô nóng, ẩm độ trong không khí và trên giá thể giảm đi, cây thoát hơi nước nhiều, thân cây bị khô, lá bị rụng( nhằm hạn chế tối đa sự thoát hơi nước của cây), cây hoa phong lan chuyển dần sang trạng thái nghỉ, ngừng phát triển. Khi mùa mưa đến cây lan lại bắt đầu chu kỳ phát triển trở lại để rồi ra lá mới, bông mới... vì thế khi đem lan rừng về trồng ở vùng đồng bằng thấp, chúng ta cũng phải tạo cho chúng một điều kiện sống tương tự như khi chúng còn sống trong rừng thì cây lan mới ra bông. Cụ thể là phải cho cây lan “nghỉ” vào mùa khô bằng cách không tưới nước một, hai tháng để cho cây lan bị khô héo, rụng lá y như trong điều kiện tự nhiên của chúng. Khi muốn cho hoa phong lan ra bông thì tiến hành tưới nước, tưới phân trở lại cây lan sẽ mọc chồi mới và phát triển mạnh mẽ. Sau khi tưới nước, tưới phân khoảng 3 tháng cây lan sẽ ra bông. Với những cây lan còn nhỏ vừa mới tách chồi từ cây mẹ thì không nên làm cách này vì cây dễ bị mất sức, còi cọc, không ra hoa vì bản thân những cây còn nhỏ này chưa tích luỹ dự trữ được đầy đủ chất dinh dưỡng cây.
WAG, 17/8/2004 Theo NNVN

Một mô hình trồng lan độc đáo


Lan hồ điệp , lan ho diep

Theo anh, bí quyết của việc trồng hoa phong lan hiện nay là phải biết chọn giống, tạo môi trường thông thoáng, chỗ trồng đủ ánh sáng và ẩm độ thích nghi. Điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các qui trình kỹ thuật một cách nghiêm ngặt
Anh Phạm Văn Tuội, đang công tác tại Bưu điện Cần Thơ là người say mê nghệ thuật "Hoa lan cây cảnh" từ thuở nhỏ. Nhưng vì sân nhà chật hẹp, thiếu không gian nên anh đã thiết kế một vườn lan ngay trên mái nhà tại số 38A, đường Phạm Ngũ Lão,TP.Cần Thơ.
Hiện nay, anh Tuội đang tận dụng 60 m2 trên mái nhà để trồng khoảng 1.000 cây lan đủ loại, từ lan rừng Việt Nam đến các giống ngoại nhập như Dendro, Cattleya, Phalae, Oncidium, Mokara, Vanda...bình quân mỗi cây trưởng thành có giá từ vài chục ngàn đến 200.000đ/chậu. Gần đây, do thị trường hoa tươi tiêu thụ mạnh nên anh đã tập trung khai thác trồng lan cắt cành, vừa có đầu ra vừa lời nhiều. Bình quân hoa có từ 8 đến 20 bông, mỗi bông giá từ 500đ đến vài ngàn đồng, đắt nhất là Cattleya, Phalae... anh trồng gồm nhiều lứa tuổi, nhiều chủng loại đa dạng nên mùa nào cũng có hoa để giao mối cho khách hàng.
Ngoài việc bán lan cắt cành ra, anh còn bán cả lan con, lan nhỡ và mở thêm dịch vụ cho thuê. Mỗi chậu hoa phong lan có hoa cho thuê được 60.000 đ/tháng. Nhờ vậy mà thu nhập bình quân mỗi tháng trên một triệu đồng. Vào những ngày lễ, ngày Tết hoa không đủ cung cấp, tiền thu nhập cũng cao hơn ngày thường gấp mấy lần. Anh Tuội cho biết, sở dĩ anh trồng lan thành công là nhờ chịu khó mày mò, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của người đi trước. Muốn cho cây lan phát triển tốt, hoa to, rực rỡ, người trồng phải đi từng bước một, không vội vã, không xem thường các thao tác kỹ thuật, cụ thể như trước tiên phải đưa cây con vào chậu 4, tiếp theo là chậu 3, chậu 2 rồi mới tới chậu 1 (loại lớn nhất).
Theo kinh nghiệm của anh, hoa phong lan trồng ở độ cao tốt hơn dưới thấp, với điều kiện phải đủ nước và có độ sáng thích nghi : Phalae cần khoảng 40% ánh sáng, Dendro 70%, Mokara và Vanda 80%. Nguyên tắc của anh là dùng các loại phân sản xuất tại Việt Nam đem về pha chế cho phù hợp với từng loại lan và từng lứa tuổi. Anh luôn lấy phương châm "phòng bệnh hơn trị bệnh" nên vườn lan của anh lúc nào cũng xanh tươi, mập mạp, lá chân đầy đủ và sạch bệnh, đặc biệt loại trừ được các bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp và phấn trắng, loại bệnh mà nhiều nhà vườn ở khu vực ĐBSCL đã phải điêu đứng khổ sở vì chúng. Nhờ vậy mà khách hàng rất tin tưởng và tìm đến mua ngày càng đông.
NNVN, 26/5/2004

Phong lan Việt Nam và cuộc sống hiện đại


Giảm stress, một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống năng động ngày nay. Sau một ngày làm việc căng thẳng ở cơ quan, lo toan cho cuộc sống của gia đình, mỗi người chúng ta cũng nên có một chút gì riêng tư cho riêng mình. Hãy để tâm hồn của mình trở về với thiên nhiên, tạm thời quên đi công việc hàng ngày của bạn. Nếu bạn quan tâm, tôi xin mách cho bạn một cách để giảm stress hiệu quả: trồng và chăm sóc hoa phong lan việt nam tại nhà của bạn.

Lan Hoàng Hậu
Điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ở Việt Nam đã tạo nên những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, với thảm động thực vật rất phong phú, nói riêng về lan rừng cũng đã có vài ngàn loài khác nhau.Trong những loài lan rừng này có những loài rất dễ nuôi trồng ở môi trường đô thị. Bạn thấy đấy, những giò lan rừng đẹp quyến rũ trong hình là những giò lan đã được trồng tại vườn nhà của những người yêu thích hoa lan. Nếu bạn quan tâm, tôi sẽ giúp bạn trồng và chăm sóc một vài giò phong lan ở nhà của mình để giảm stress sau những giờ làm việc căng thẳng.
Lan Kim Điệp
Trước tiên bạn phải làm một giàn lan nhỏ nhỏ khoảng 4m2 , vật liệu gồm lưới che bớt độ nắng của ánh sáng, cọc sắt hoặc gỗ, cây tầm vong, … để làm khung giàn treo chậu phong lan. Lưới che nắng bạn nên mua loại dày (50% ánh sáng), cọc để làm giàn có thể tận dụng sắt cũ để làm cho chắc chắn. Bạn làm khung giàn lan cho chắc chắn và lợp lưới che nắng bên trên, bên trong giàn lan nên có những thanh sắt giăng ngang để làm chổ treo chậu lan. Chiều cao của giàn phong lan nên làm cao khoảng 3m. Bên trong giàn phong lan phía trên bạn dùng để treo các loại phong lan bắt buộc phải trồng treo cao khỏi mặt đất, dưới nền đất bạn có thể trồng thêm một số chậu điạ lan rừng hoặc lan hài. Nếu bạn thích tận dụng giàn phong lan thì có thể dùng lưới sắt cọng lớn bao quanh 3 mặt của giàn lan, tận dụng vách lưới để treo một số loại phong được trồng trên miếng dớn. Nếu không gian mà bạn chọn làm giàn lan là sân thượng cuả nhà thì bạn phải bao quanh bằng lưới chắn ánh loại thưa (75% ánh sáng) để tăng độ mát của giàn lan
Lan Hạc Vỹ
Để trồng một chậu lan bạn cần có những vật liệu sau: cây giống phong lan, chất trồng phong lan, chậu để trồng phong lan, móc treo chậu phong lan.
- Cây giống phong lan: được mua ở những cửa hàng bán hoa phong lan (nơi này bán giống giá hơi bị mắc tiền), mua ở những nơi mà người ta lấy từ trong rừng ra và bán trực tiếp cho những người thích sưu tầm hoa phong lan (nên mua ở đây vì giá cả phải chăng). Cây giống phong lan có 2 loại: lan rừng và phong lan cấy mô nuôi trồng công nghiệp
- Chất trồng phong lan: tùy theo từng loại phong lan mà trồng với những chất trồng khác nhau, có 3 loại chính. Dớn các loại: dớn mút (dớn ổ rồng, không được nhầm với dớn cây băm ra để trồng điạ lan), dớn cọng, dớn miếng (có kích thước khoảng 20x25cm), than củi, cây mục.
- Chậu trồng bằng đất nung, bằng nhựa, móc treo mua ở những cửa hàng bán hoa phong lan
Thủy Tiên tím
Cách trồng cây hoa phong lan sẽ được hướng dẫn cụ thể cho từng loại, ở đây bạn cần nắm các yếu tố chăm sóc cây giống phong lan khi mới được trồng cho đến khi cây phong lan sống, ra chồi, rễ và phát triển. Phần lớn cây Phong lan được lấy từ rừng về, bộ rễ của cây đã bị cắt đi, cây ở trạng thái rất yếu, nếu không được chăm sóc cẩn thận cây sẽ khô dần, rụng hết lá và chết. Giai đoạn khó nhất của việc trồng lan rừng là chăm sóc như thế nào để cây sống trở lại và thích nghi với môi trường mới và ra hoa để cho chúng ta ngắm hoa. Chuẫn bị cây giống để trồng ta làm như sau: cắt bỏ những rễ khô, chừa lại khoảng 3-4cm, giữ lại những cọng rễ còn tươi, nhúng gốc và rễ cây phong lan vào dung dịch B1 hoặc humic (dung dịch kích thích ra rễ), sau đó để nơi râm mát 15 – 20 phút, khi gốc cây khô nước dung dịch kích thích ra rễ  thì tiến hành trồng vào chậu, ghép vào khúc cây hay bảng dớn. Giò phong lan mới trồng nên đặt ở nơi râm mát, mỗi ngày tưới phun sương một lần vào buổi sáng sớm, nơi nào nóng nhiều nên tưới thêm một lần vào lúc chiều tối mát trời. Cây lan mới trồng không cần bón phân. 7 ngày sau phun thêm dung dịch kích thích ra rễ ướt đều từ lá đến gốc cây, sau 7 ngày mà cây phong lan ngừng rụng lá, thân cây không đổi màu, vẫn giữ được màu xanh thì lúc này cây đã ổn định và bắt đầu phục hồi. 15 ngày sau khi trồng mới nên phun phân 30.10.10 thật loãng cho cây (hòa 1 muỗng càphê phân 30.10.10 trong 4 lít nước). Sau 30 ngày mà cây nhú rễ mới thì bạn đã trồng sống được một chậu phong lan rừng. Nếu bạn trồng cây phong lan công nghiệp (loại phong lan cấy mô) thì đơn giản hơn nhiều. Do cây phong lan công nghiệp trồng số lượng nhiều nên giống cây rẻ tiền, cây lan con được trồng trong chậu nhựa nhỏ, căn bản là cây đang sống bình thường, chỉ cần sang chậu lớn hơn để cây phát triển, khi mua bạn nên chọn cây con mập, bộ lá xanh, không có vết bệnh, nếu đẻ nhánh con rồi thì càng tốt. Để sang chậu lan con mới mua về bạn làm như sau: Chuẩn bị chậu để sang, miếng xốp được bẻ vụn để lót dưới đáy chậu, lót bên trên xốp một ít dớn mịn, dớn mịn để trồng. Tưới thật ướt chậu lan con, để khoảng 5 phút, bóp nhẹ tay quanh thành chậu nhựa, đưa ngón tay vào lổ thoát nước ở đáy chậu và đẩy toàn bộ cây lan lên trên, nhẹ tay lấy cây lan con ra khỏi chậu, đặt cây lan con vào chậu cần thay, chèn dớn mịn chung quanh cây lan, khi chèn dớn mịn không được lấp gốc cây lan con, để hở gốc cây lan con là tốt nhất. Để chậu lan vừa sang chậu vào chổ râm mát, 4-5 ngày sau mới tưới lại cho cây, tiến hành chăm sóc cây bình thường như trên.
Đây là những điều cơ bản khi bạn muốn có được một góc riêng để thư giản sau một ngày làm việc căng thẳng. Vạn sự khởi đầu nan, rất mong bạn vượt qua được khó khăn ban đầu để thưởng thức được vẻ đẹp của lan rừng Việt Nam.lan hồ điệp

Bệnh thán thư hại cây Phong lan


Cây lan hồ điệp (giống Đăng lan và Cát lan) trên lá (chủ yếu là ở đầu lá) tự nhiên xuất hiện những chấm nhỏ mầu nâu nhạt hơi vàng, sau đó phát triển rộng ra thành những đốm hình tròn mầu nâu sẫm. Nếu nặng có thể làm cho lá bị khô một phần hoặc cả lá, trên chỗ bị bệnh xuất hiện những vân vòng đồng tâm và những chấm đen.
Qua mô tả kết hợp với những hiểu biết về sâu bệnh hại trên cây phong lan, dự đóan rằng cây phong lan của nhà bạn đã bị bệnh Thán thư (có người còn gọi là bệnh đốm than) gây hại. Bệnh này do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Ngoài cây phong lan bệnh còn gây hại cho khá nhiều lọai cây trồng khác.
Trên lá của cây phong lan, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu vàng, sau đó vết bệnh cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn có mầu nâu đậm. Bệnh có thể tấn công ở mọi vị trí trên lá của cây. Nếu tấn công ở chóp lá sẽ làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá. Nếu bệnh tấn công ở gốc lá vết bệnh sẽ lan dần ra xung quanh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng. Sau một thời gian ở giữa vết bệnh chuyển dần sang mầu xám và xuất hiện những vân vòng đồng tâm rộng khỏang 1 ly (như bạn đã thấy), sau đó xuất hiện các chấm nổi lên mầu nâu đen, đó là đĩa bào tử. Nếu bị nặng có thể làm cho nhiều lá bị chết, thậm chí chết cả cây.
Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh, trong đất, trong nguyên liệu để trồng phong lan. Bào tử phân sinh lan truyền chủ yếu nhờ nước, nhờ gió, nẩy mầm xâm nhập vào trong lá phong lan qua vết thương cơ giới hoặc trực tiếp qua biểu bì.
Bệnh thường phát sinh và gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng tập trung nhiều nhất là vào khỏang tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thóang của giàn lan kém, tưới nước qúa nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt...thường làm cho bệnh gây hại nhiều hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh bạn có thể tiến hành một số biện pháp sau:


-Kiểm tra chậu lan thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh dạn cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu vực giàn lan, tránh bệnh lây lan sang những chậu lan, cây lan khác.
-Trước khi trồng nếu có điều kiện bạn nên xử lý chậu lan và chất trồng lan (than củi, dớn, vỏ dừa...) bằng dung dịch Formol 40% pha nồng độ 5% phun xịt lên chậu và chất trồng rồi phủ kín bằng bạt nilon khỏang 2-3 ngày, sau đó mở bạt ra khoảng 1-2 ngày sau thì có thể trồng lan vào.
-Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu bệnh thường gây hại nặng thì trong mùa mưa nên có mái che bằng nilon trắng vừa hạn chế nước mưa một cách chủ động, mà vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho cây.
-Không nên che kín bít bùng giàn lan, nên tạo cho giàn lan nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời theo yêu cầu của từng lòai lan, tạo cho giàn lan thông thóang gió.
-Nếu thấy câylan hồ điệp chớm có bệnh thì hạn chế tưới nước và dùng một trong vài lọai thuốc như: Candazole 50WP; Bavistin 50SC; Topsin M 70WP; Vithi-M 70BTN... xịt định kỳ khoảng 7-10 ngày một lần. Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn có in sẵn trên nhãn thuốc.
NNVN, 8/9/2004

Lịch sử và ý nghĩa của hoa phong lan

Hoa lan hồ điệp là một loại hoa lâu đời và thanh lịch, làm cho chúng trở thành những món quà hoàn hảo cho những sự kiện cần tới hoa. Sự xuất hiện duyên dáng của hoa lan thu hút sự chú ý ngay lập tức, và sự nổi tiếng của hoa lan như là một loại hoa kỳ lạ và khác thường gợi lên một cảm giác tinh tế và trong sáng. Với nhiều loại phong lan để lựa chọn và ý nghĩa đặc biệt của hoa phong lan, bạn chắc chắn có thể tìm một trong số các loại hoa lan để diễn đạt đúng thông điệp của bạn, cho dù đó là tặng bạn bè, kỷ niệm hạnh phúc, Chúc mừng ai đó, hoặc bất cứ điều gì đi nữa.
Với ước tính khoảng 25.000 loại khác nhau hiện có tự nhiên và hơn thế nữa các loài hoa lan mới luôn được phát hiện qua mỗi năm, hoa lan thuộc vào các họ thực vật có hoa lớn nhất. Mặc dù chúng thường được cho rằng chỉ phát triển ở vùng nhiệt đới, là loại hoa khó trồng, nhưng thật ra hoa lan phát triển tự nhiên trong hầu như tất cả các vùng khí hậu. Mặc dù có tính thích nghi cao, có cái gì đó rõ ràng là rất khác thường ở hoa lan. Chúng có nét đẹp lạ lùng khiến những người yêu hoa bỏ công chăm sóc hàng ngày và khiến cho những chuyên gia về hoa trên thế giới đặc biệt quan tâm. Trong số rất nhiều giống phong lan, Phalaenopsis (Lan hồ điệp), Địa lan, và hoa phong lan Dendrobium là loại phổ biến nhất, và Orchid Vanilla được nuôi trồng nhiều nhất.

Hoa lan có thể truyền đạt nhiều thông điệp, nhưng lịch sử ý nghĩa của hoa phong lan bao gồm sự giàu có, tình yêu,và vẻ đẹp. Đối với người Hy Lạp cổ đại, hoa lan vinh danh những anh hùng, và sau khi sự gia tăng phổ biến của những bộ sưu tập phong lan ở Anh thời Victoria, ý nghĩa của hoa phong lan hồ điệp chuyển dần dần trở thành biểu tượng của sự sang trọng. Hoa lan cũng đã được cho rằng là một vị thuốc chữa các bệnh khác nhau và phòng bệnh, cho phép con người tránh khỏi bệnh tật. Người Aztec uống một hỗn hợp của hoa phong lan vani và sô-cô-la để cung cấp cho họ quyền lực và sức mạnh, và người Trung Quốc tin rằng hoa lan có thể giúp chữa trị bệnh phổi và ho.
Ngày nay, ý nghĩa của hoa phong lan được coi là một biểu tượng của vẻ đẹp hiếm thấy và tinh tế. Hoa lan là loại hoa được trồng để làm đẹp cho ngôi nhà phổ biến nhất, cùng với hoa lily. Sự quyến rũ và huyền bí của hoa lan làm cho những người nhận được hoa lan thích thú, mà các loại hoa khác không có khả năng gây ấn tượng với người nhận theo cách mà hoa phong lan hồ điệp có thể. Trong số các loại hoa được biết, hoa lan chiếm một vị trí đặc biệt như là một trong những loài hoa lôi cuốn và quyến rũ, làm cho chúng trở thành một sự lựa chọn đặc biệt khi bạn muốn thể hiện tình cảm với những người quý giá trong cuộc sống của bạn.

Những đặc điểm trong trồng lan Hồ điệp


Những đặc điểm trong trồng lan Hồ điệp / Culture Characteristics for Phalaenopsis


Bài & Ảnh từ amebse.nchu.edu.tw/orchids_cultivation1.htm

The beautiful orchids, Phalaenopsis pot plant, have had the highest price among the ornament plants for a long time. However, because of over-supply, the price decreased sharply in 2008. Plants with low quality have been driven out the market. Only high quality orchids are of benefit. This paper discusses the basic techniques to produce high quality Phalaenopsis.

Các lan đẹp, lan Hồ điệp trồng chậu, có mức giá cao nhất trong số các cây trang trí trong một thời gian dài. Tuy nhiên, do việc cung cấp nhiều quá, giá giảm mạnh trong năm 2008. Các cây với chất lượng thấp đã chiếm thị trường. Chỉ có các lan chất lượng cao về lợi ích. Bài viết này bàn về các kỹ thuật cơ bản để sản xuất Hồ điệp chất lượng cao.

1. Special characteristics of the organs for Phalaenopsis / đặc điểm đặc biệt của các cơ quan của lan Hồ điệp

The important organs for Phalaenopsis are the roots, leaves and spikes / Các cơ quan quan trọng đối của lan Hồ điệp là rễ, lá và cành hoa.

1.1 Roots / Rễ

The functions of roots include fixing the plant in the substrate and absorbing water and nutrients. The root contains chlorophyll, so the natural color is green. Roots have the ability for photosynthesis and assimilation. The adequate environment for roots is moist (vapour) and not soaked with water.

Các chức năng của rễ bao gồm cố định cây ở bên dưới và hấp thụ nước và chất dinh dưỡng. Rễ có chứa chất diệp lục, vì vậy các màu sắc tự nhiên là màu xanh lá cây. Rễ có khả năng quang hợp và đồng hóa. Môi trường đầy đủ cho rễ là ẩm (hơi nước) và không ngâm với nước.

The nutrients dissolved in water cannot be adsorbed by roots directly. The nutrients are adsorbed with the vapour in the air. The adequate substrates for Phalaenopsis must be able to provide moisture, fresh air (oxygen) and nutrients.

Các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước không thể được hấp thụ bởi rễ một cách trực tiếp. Các chất dinh dưỡng được hấp phụ với hơi nước trong không khí. Các chất trồng thích hợp cho Hồ điệp phải có khả năng cung cấp độ ẩm, không khí trong lành (oxy) và các chất dinh dưỡng.

If the pot material is transparent, light can pass through the pot wall and provide the energy of photosynthesis. Healthy roots are green and bright.

Nếu vật liệu chậu là trong suốt, ánh sáng có thể xuyên qua thành chậu và cung cấp năng lượng của sự quang hợp. Rễ khỏe mạnh có màu xanh và sáng.

1.2 Leaves / Các lá

The most important organ for Phalaenopsis is leaves. Leaves have the photosynthesis ability for carbon fixation and the assimilation function to store the available carbon. Except of Ca and Mg, nutrients can be adsorbed into leaves directly. The required carbon sources for spikes and flowers are provided from leaves.
Cơ quan quan trọng nhất đối với Hồ điệp là lá. Lá có khả năng quang hợp cố định carbon và chức năng đồng hóa để lưu trữ carbon có sẵn. Ngoại trừ Ca và Mg, chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ trực tiếp vào lá. Các nguồn carbon cần thiết cho cành hoa và hoa được cung cấp từ lá.

1.3 Spikes / Cành hoa

The natural color for spikes is green. Spikes contain chlorophyll and have the same photosynthesis ability same as for leaves and roots. However, the assimilation materials are not sufficient for development of spikes and blossoms. So the required dry matter for spikes and blossoms is provided by leaves.

Màu sắc tự nhiên cho cành
lan Hồ điệp là màu xanh lá cây. Cành hoa có chứa chất diệp lục và có cùng một khả năng quang hợp giống như đối với lá và rễ. Tuy nhiên, các vật liệu đồng hóa không đủ cho sự phát triển của các cành hoa và hoa. Vì vậy, các yêu cầu chất khô (chất dinh dưỡng) cho cành hoa và hoa, được cung cấp bởi các lá.

The priority of dry matter distribution for Phalaenopsis differs from that of other plants. Roots are the first to obtain dry matter. The ranking of dry matter distribution is roots>leaves>spikes>blossoms.
Các ưu tiên của phân phối chất khô (chất dinh dưỡng) cho Hồ điệp không giống với các cây khác. Rễ đầu tiên có được chất khô (chất dinh dưỡng). Bảng xếp hạng của phân phối chất khô (chất dinh dưỡng): rễ > lá > gai > hoa.

2. Coexistence of vegetable and reproductive phase / Cùng tồn tại của giai đoạn sinh dưỡng và giai đoạn sinh sản

Most orchids have vegetative and reproductive stages. The plants at the vegetative stage are in the state of growing and developing, and plants at the reproductive stage are in the state of spiking and flowering. The distinction between the two stages is so obvious for many orchids. Oncidium is a typical orchids. At the vegetative stage, the dry matter is produced and stored in pseudobulbs. At the reproductive stage, the leaves stop the photosynthesis function, and the required nutrients of spikes and blossoms are taken from pseudobulbs.

Hầu hết các loài lan có giai đoạn sinh dưỡng và sinh sản. Các cây ở giai đoạn sinh dưỡng trong trạng thái tăng trưởng và đang phát triển, và các cây ở giai đoạn sinh sản trong trạng thái của cành hoa và hoa. Sự khác biệt giữa hai giai đoạn rất rõ ràng đối với lan Vũ nữ là lan điển hình. Ở giai đoạn sinh dưỡng, chất khô được sản xuất và được lưu trữ trong các giả hành. Ở giai đoạn sinh sản, lá dừng chức năng quang hợp, và các chất dinh dưỡng cần thiết của cành hoa và hoa được lấy từ các giả hành.

Phalaenopsis has special characteristics for vegetative and reproductive stages. Plants developing from tissue culture plantlets to reach the mature stage, they are in the vegetative stage. As these mature plants are moved to a cooling environment for spiking, they are in the reproductive stage until the length of spike reaches to 3-5 cm. However, two stages coexist in the flowering phase. The spikes are lengthened continuously and buds appeared (reproductive stage). The leaves accumulate dry matter and send it to spikes and blossoms (vegetative stage); that is, the required dry matter of spikes and blossoms are taken from leaves. The leaves need to supply the dry matter to spikes and blossoms in the flowering stage.

lan Hồ điệp có những đặc trưng đặc biệt cho các giai đoạn sinh dưỡng và sinh sản. Cây (được) phát triển từ cây con nuôi cấy mô để đạt được giai đoạn trưởng thành, chúng đang trong giai đoạn sinh dưỡng. Khi những cây trưởng thành được chuyển đến một môi trường làm mát cho cành hoa, chúng đang có trong giai đoạn sinh sản cho đến khi chiều dài của cành hoa đạt 3-5 cm. Tuy nhiên, hai giai đoạn cùng tồn tại trong giai đoạn nở hoa. Các cành hoa được kéo dài liên tục và nụ hoa xuất hiện (giai đoạn sinh sản). Các lá tích lũy chất khô và gửi nó đến các cành hoa và hoa (giai đoạn sinh dưỡng), đó là, chất khô yêu cầu của các cành hoa và hoa được lấy từ lá. Lá cần phải cung cấp các chất khô đến cành hoa và hoa trong giai đoạn ra hoa.

The microclimate control and fertilization work are important at the flowering stage. The leaves must be maintained at optimal day and night temperature. The light intensity and period are also important. The nutrients need to be supplied correctly. So the leaves must accumulate enough dry matter and send it to spikes and flowers to ensure flower quality.

Việc kiểm soát vi khí hậu và bón phân rất quan trọng ở giai đoạn ra hoa. Lá phải được duy trì vào nhiệt độ ngày và đêm tối ưu. Cường độ ánh sáng và thời gian cũng quan trọng. Các chất dinh dưỡng cần phải được cung cấp một cách chính xác. Vì vậy, các lá phải tích lũy đủ chất khô và gửi nó đến cành hoa và hoa để đảm bảo chất lượng hoa.

Còn tiếp

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Hồ điệp thơm - giống lan quý phái

Lan hồ điệp , lan ho diep

Tết Kỷ Sửu năm nay Bộ môn Nghiên cứu hoa và cây cảnh thuộc Viện Nghiên cứu rau quả đưa ra trình làng một giống hoa lan hồ điệp mới có nhiều đặc điểm ưu việt so với các giống hồ điệp khác hiện đang được trồng và tiêu thụ tại Việt Nam, đó là lan hồ điệp thơm.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Đặng Văn Đông, Trưởng bộ môn cho hay: Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu chơi hoa ngày một tăng của người tiêu dùng cả về chủng loại và chất lượng, đồng thời làm phong phú thêm cơ cấu các giống hoa chất lượng cao ở nước ta, trong những năm gần đây Viện Nghiên cứu rau quả đã tiến hành tuyển chọn, nhập nội và trồng thử nghiệm thành công một số giống hoa mới trong đó có giống lan hồ điệp thơm, một loại hoa được đánh giá là quí phái, chưa từng có ở Việt Nam, được người chơi hoa ưa chuộng.
Giới thiệu với chúng tôi giống hoa mới này, KS. Đặng Tiến Dũng, một trong những người tuyển chọn giống hoa vương giả này cho biết: Cây hồ điệp thơm có nguồn gốc từ Trung Quốc, được các cán bộ Viện Nghiên cứu Rau quả sưu tầm, tuyển chọn, nhập nội và trồng thử nghiệm thành công năm 2007. Hồ điệp thơm là cây thân thảo, rễ chùm, không có rễ chính rõ ràng. Thân thẳng đứng, không phân nhánh, cao trung bình từ 25-30cm. Lá hồ điệp thơm to, phiến dày, màu xanh thẫm; mỗi cây có trung bình 9-10 lá mới có thể ra hoa. Mỗi cây thường có từ 2 đến 6 hoa, đường kính hoa trung bình từ 6-8,5cm.
Hoa có màu sắc phong phú, từ trắng, hồng đến vàng pha những đốm màu cánh sen trông rất đẹp mắt và hấp dẫn. Đặc biệt, hoa hồ điệp có mùi thơm dịu, khi nhiệt độ môi trường càng cao hoa càng tỏa hương thơm mạnh cộng với màu sắc sắc đẹp, cánh hoa dày, thời gian chơi hoa lâu từ 50 đến 65 ngày nên hiện nay hồ điệp là một trong những loài hoa được gọi là quí phái rất hấp dẫn người tiêu dùng. Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất cho hồ điệp thơm là từ 15-25oC, nhưng cây cũng có khả năng thích nghi rộng để có thể sinh trưởng, phát triển ở biên độ nhiệt độ từ 10 đến 35oC mà không ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Cây ưa ánh sáng nhẹ, thời gian chiếu sáng ngắn.
Theo anh Dũng thì kỹ thuật trồng, chăm sóc hồ điệp thơm cũng giống như các giống hồ điệp khác nhưng điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, giá thể… phù hợp với đặc tính của cây. Dựa vào các đặc điểm riêng này người trồng có thể điều khiển sao cho hoa nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán là thời gian tiêu thụ mạnh nhất ở nước ta sẽ đưa lại lợi nhuận cao nhất.
Để có thể điều khiển cho hoa nở vào đúng dịp Tết bà con cần căn cứ vào kích thước của hoa mà điều tiết nở hoa cho hợp lý: trước Tết từ 30-35 ngày phải duy trì nhiệt độ trong nhà trồng từ 18 đến 27oC là hoa sẽ nở trước Tết 5-7 ngày. Hồ điệp thơm là loại cây sinh trưởng khỏe, yêu cầu về ẩm độ, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh… không quá khắt khe như đối với các giống hồ điệp thường, vì vậy có thể trồng phổ biến trên diện rộng không phải đầu tư nhiều nhưng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Hiện nay Viện Nghiên cứu Rau quả đã hoàn thiện qui trình công nghệ khép kín từ nuôi cấy mô đến sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc và thu hái, bảo quản. Hàng vạn cây hồ điệp thơm đang được Bộ môn phối hợp với các cơ sở trồng hoa cao cấp ở các tỉnh phía Bắc nuôi trồng nhằm phục vụ những người yêu và chơi hoa sắp tới.

Kỹ thuật điều khiển ra hoa Lan Hồ Điệp trong điều kiện khí hậu nóng

Lan hồ điệp , lan ho diep

















lan hồ điệp 37
lan hồ điệp 37
63.000.000 VND
lan hồ điệp 36
lan hồ điệp 36
28.000.000 VND
lan hồ điệp 35
lan hồ điệp 35
22.500.000 VND
lan hồ điệp 34
lan hồ điệp 34
6.900.000 VND
lan hồ điệp 31
lan hồ điệp 31
4.000.000 VND
lan hồ điệp 029
lan hồ điệp 029
2.300.000 VND

Thời gian gần đây phong lan bắt đầu phát triển ở Thành phố Cao Lãnh và Thị xã Sa Đéc của Đồng Tháp. Đặc biệt ở Thành phố Cao Lãnh đã có hơn 20 điểm bán phong lan và đã thành lập Hội phong lan. UBND Tỉnh Đồng Tháp đã chấp thuận cho Công ty TNHH Hoa Lan Ngọc Tú đầu tư dự án Nuôi cấy mô lan In-Vitro và sản xuất phong lan giống tại thành phố Cao Lãnh trên diện tích 10 ha, bước đầu đã đồng ý cho thuê 1,3 ha đất để xây dựng hạ tầng kỹ thuật và sản xuất giống lan thử nghiệm xã Tân Thuận Tây. Bên cạnh đó, thành phố Cao Lãnh cũng đang chuẩn bị đề án phong lan cho công ty nước ngoài thuê 35 ha ở xã Hòa An. Trong điều kiện xâm nhập mặn toàn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long như hiện nay, các nhà vườn phong lan tại các tỉnh thành như Thành phố Hồ Chí Minh, Mỹ Tho và Long An đã phát hiện ra trồng phong lan không phù hợp trong điều kiện nước nhiễm mặn. Cho nên các nhà vườn tại các địa điểm trên có xu hướng chuyển về trồng phong lan trên đất Đồng Tháp.
Thấy được nhu cầu thị trường cần cây giống phong lan, Trại giống Tân Khánh Đông thuộc Trung Tâm Giống Nông nghiệp Đồng Tháp đã bước đầu nhân giống thành công lan Dendrobium, tiến tới phát triển vườn lan cắt cành của Mokara và Hồ Điệp. Tuy nhiên trong nhiệt độ nóng như Đồng Tháp thì lan Hồ Điệp không phát triển và ra hoa như mong muốn. Lan Hồ điệp là loài lan rất được ưa chuộng trên thị trường nước ta, tuy nhiên giá cả vẫn còn rất cao so với các loại lan khác, vì đặc tính sinh lý cũng như đặc điểm sinh trưởng phát triển. Mặc dù lan Hồ điệp có thể phát triển tốt trong biên độ (rộng) nhiệt độ từ 20-35oC nhưng nếu nhiệt độ trồng cao hơn 25oC thì lan Hồ điệp sẽ cho phát hoa ngắn, hoa nhỏ, ít hoa hoặc không tạo mầm hoa. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin và phương pháp nghiên cứu trong trồng lan Hồ điệp để tạo ra phát hoa dài và đẹp trong khí hậu nóng như tỉnh Đồng Tháp.
Theo như kinh nghiệm của các nhà vườn, việc thay đổi nhỏ trong thời tiết và lượng phân bón cũng đã làm ảnh hưởng đến giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp. Vì vậy, thông thường lan Hồ Điệp được xử lí trong điều kiện nhiệt độ ngày và đêm tối ưu nhất. Một cây lan Hồ Điệp trưởng thành trong điều kiện nhiệt độ tối ưu có thể cho khoảng 20 hoa/cây. Tuy nhiên số lượng hoa này có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào sự trưởng thành của cây, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, sự phá hoại của côn trùng và bệnh cây. Nhiệt độ phát triển sinh trưởng tối ưu của lan Hồ Điệp là từ 26-28oC. Theo nghiên cứu của Đài Loan, gia tăng sự chênh lệch giữa nhiệt độ ngày và đêm làm gia tăng chiều dài của phát hoa lan Hồ Điệp (hình 1), nếu sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm thấp sẽ dẫn đến phát hoa (hay còi hoa) ngắn, dẫn đến bông ít. Nếu nhiệt độ mát giữ trong ngày khoảng 25oC và ban đêm khoảng 20oC thì 100% các cây lan Hồ Điệp trồng trong vườn sẽ cho 1 phát hoa. Nếu nhiệt độ ban ngày được giữ khoảng 20oC và ban đêm khoảng 18oC thì 100% cây lan Hồ Điệp sẽ cho 2 phát hoa [1]. Cho nên, nhà vườn nào có vốn và đầu tư cao, sẽ thành lập nhà kính để điều khiển nhiệt độ tối ưu cho cây lan Hồ Điệp ra hoa. Còn lại phần lớn nhà vườn bỏ công vận chuyển lan Hồ Điệp từ vùng nóng lên vùng lạnh (như Đà Lạt) trong giai đoạn ra hoa của lan Hồ Điệp.
Tuy nhiên, việc vận chuyển và đầu tư, đòi hỏi chi phí khá cao và tốn kém, làm giá thành sản xuất của lan Hồ Điệp tăng khá cao. Chưa kể, việc vận chuyển đi trên một đoạn đường khá dài làm cây lan Hồ Điệp mất sức, hư hại dẫn đến làm giảm chất lượng cây.
Để giải quyết tình trạng này, hiện nay, tại Đài Loan đã lai tạo được giống lan Hồ Điệp P. Sogo Yukidian (hình 2), cho hoa to màu trắng có khả năng phát triển và cho phát hoa tốt trong điều kiện nhiệt độ cao. Nhiệt độ ban ngày khoảng 31-33oC và ban đêm khoảng 25-26oC sẽ tạo phát hoa.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Nhật đã tìm ra được, lượng đường sucrose ở lá của lan Hồ Điệp trước giai đoạn tạo phát hoa sẽ giảm đáng kể và tăng trở lại trong sự phân hóa mầm hoa trong điều kiện nhiệt độ cao trên 25oC, trong khi đường fructose và glucose thì không có ảnh hưởng đến sự tạo hoa của lan Hồ Điệp trong điều kiện nhiệt độ cao [2]. Đường sucrose có vai trò trong tín hiệu phân tử, điều hòa một số lượng gen ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm hoa trong lan Hồ Điệp. Cho nên, nếu cần để kích thích tạo mầm hoa và tạo phát hoa khỏe, chất lượng thì cần nghiên cứu xa hơn trong sự bổ sung lượng đường sucrose từ bên ngoài.
Hơn nữa, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như Cytokinin (BA) và Gibberellin (GA) và Abscisic acid (ABA) cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa của lan Hồ Điệp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ cao làm hạn chế quá trình sinh tổng hợp của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật (như BA, GA3) có ích cho giai đoạn phân hóa mầm hoa, trong khi đó nhiệt độ cao lại làm gia tăng lượng chất điều hòa (như ABA) làm ngăn cản sự phát triển của phát hoa. Sự xử lí 1- 5 μg BA/chồi khi phát hoa có chiều dài từ 5-6 cm và có 2-3 mầm hoa, sẽ làm khoảng cách giữa các hoa trên phát hoa ngắn lại, và gia tăng số lượng hoa trên phát hoa trong điều kiện nhiệt độ cao [3]. Năm 2006 các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh việc xử lí với 2.5 mM GA3 cũng làm gia tăng số lượng mầm hoa trên phát hoa [4]. Ngoài ra, đã có nghiên cứu trong sự phối hợp xử lí bằng cách tiêm trực tiếp 100mM BA và 10mM GA3 làm ảnh hưởng đến gia tăng kích cỡ hoa và số lượng mầm hoa của lan Dendrobium [5], ta có thể nghiên cứu xa hơn để tìm được nồng độ xử lí phối hợp giữa BA và GA3 phù hợp cho lan Hồ Điệp. Năm 2001, các nhà khoa học Đài Loan đã nghiên cứu được lượng ABA tự do trong cây không tìm thấy trong giai đoạn phát hoa có chiều dài 2-3 cm và 7-10 cm của lan Hồ Điệp. Điều này gợi ý rằng, việc giảm lượng ABA tự do trong rễ và trong chồi (không cần áp dụng cho lá), sẽ làm tạo mầm hoa, kéo dài phát hoa và kích thích ra nhiều hoa [6].
Hiện nay, bộ gen của lan Hồ Điệp đã được giải mã toàn bộ, các nhà khoa học đã xác định được những gen nào có vai trò trong sự ra hoa của lan Hồ Điệp. Sau đó, nhờ ứng dụng sinh học phân tử, chuyển các gen này vào trong cây lan Hồ Điệp với sự biểu hiện vượt mức của các gen này trong điều kiện thời tiết nóng (không có nhiệt độ tối ưu), cây lan Hồ Điệp vẫn cho phát hoa và hoa đẹp như mong muốn. Năm 2007, các nhà khoa học Anh đã đưa ra gen Class-B MADS-box, PhPI1 của lan Hồ Điệp có vai trò trong phát triển hoa [7].
Lan Hồ Điệp được ưa chuộng hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Hà Lan nổi tiếng về việc trồng và xuất khẩu lan Hồ Điệp trồng trong chậu. Đa phần, lan Hồ Điệp chỉ ra hoa to và đẹp trong điều kiện khí hậu tối ưu mát mẻ và được xem là loài lan khó tính. Cho nên, việc nuôi trồng lan Hồ Điệp để ra hoa đẹp trong điều kiện nhiệt độ nóng và để giảm giá thành trong sản xuất là điều cấp thiết, đòi hỏi phải có sự đam mê và chịu khó nghiên cứu xa hơn nữa, hi vọng trong tương lai gần Đồng Tháp có thể phát triển mạnh trong vấn đề hoa kiểng đặc biệt là loài lan Hồ Điệp, một loài hoa vương giả.
P.T & V.A
Phòng NCKH&TT
Tài liệu tham khảo:
[1] Culture Characteristics for Phalaenopsis. Professor Chiachung Chen, Ph.D. Biosystems Engineering Laboratory National ChungHsing University, Taiwan.
[2] Changes in sugar content of Phalaenopsis leaves before floral transition. K. Kataoka et al.. Scientia Horticulturae 102 (2004) 121–132.

[3] Gibberellic acid and cytokinin affect Phalaenopsis flower morphology at high temperature. Chen et al., 1997. HortScience 32:1069-1073.

[4] Gibberellic Acid and Benzyladenine Promote Early Flowering and vegetative Growth of Miltoniopsis Orchid Hybrids. Trade K. Matsumoto. HortScience  4I(l):131-135. 2006.
[5] Pseudobulb injected growth regulators as aids for year around production of Hawaiian Dendrobium orchid cutfiowers. Sakai et al.,2000. Acta Hort. 541:215-220.
[6] Influence of abscisic acid on flowering in Phalaenopsis hybrida. Wang et al., 2001. Plant Physiol. Biochem. 40 (2002) 97–100.
[7] Cloning and Characterization of a PI-like MADS-Box Gene in Phalaenopsis Orchid. Guo et al., 2007.Journal of Biochemistry and Molecular Biology, Vol. 40, No. 6, November 2007, pp. 845-852.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

hoa phong lan

hoa phong lan



Hoàng Phù Hưng

"Tôi mua cây lan Hồ điệp (Phalaenopsis) hoa lá rất đẹp, trồng trong chậu nhựa với thứ rêu mầu xanh đen. Nhưng chẳng bao lâu hoa tàn, nụ rụng, lá nhăn nheo, thối rễ và từ từ chết dần. Xin cho biết tại sao?"

Đó là câu hỏi của một số người thường gặp phải. Câu trả lời cho trường hợp kể trên có thể ngắn gọn như sau: Lan bị úng nước vì rêu (Sphagnum moss), bởi vì chúng ta tưới quá thường xuyên. Nhất là những người mới chơi lan thường hay tưới mỗi ngày một chút.

Hiện nay có nhiều nhà sản xuất đã bán ra thị trường những cây lan trồng lan bằng loại rêu này và làm cho nhiều người thắc mắc. Vậy xin khai triển rộng rãi vấn đề.

Sở dĩ các nhà sản xuất ưa dùng rêu Sphagnum moss để trồng lan vì lý do:
- Đỡ mất công tưới nước thường xuyên.
- Có thể dùng chậu nhỏ, nên không chóan nhiều chỗ.
- Khi thay chậu hàng năm, họ không cần lấy hết rêu cũ ra vì quá ít nên chỉ quấn thêm rêu mới và bỏ vào chậu lớn hơn.

Đối với những nhà trồng lan kỹ nghệ, họ có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật cung ứng cho từng loại hoa lan như:
• Về nước tưới, họ đã dùng thứ nước đã lấy hết chất Chlorine và khoáng chất không cần thiết cho lan bằng phương pháp (deironized water hay reverse osmosis)
• Về phân bón vì đã nghiên cứu kỹ càng cho từng loài, họ dùng tối đa.
• Họ nuôi hàng trăm ngàn cây, nên để riêng rẽ từng loại ở trong những khu vực khác nhau về nhiệt độ, ánh sáng và tưới nước cũng theo chu kỳ khác nhau.
• Trồng lan với rêu họ không mất nhiều công thay chậu bởi vì trung bình lan Hồ điệp và vài loài lan khác chỉ cần 2-3 năm đã ra hoa và có thể bán ra thị trường.

Khi chúng ta mua về, rêu đã bắt đầu mục và khá nhiều muối đọng trong chậu cho nên nếu không thay chậu, lan sẽ bị thối rễ. Lúc này dễ bị vi trùng xâm nhập và cây sẽ chết dần dần.

Vấn đề khác nữa là chúng ta để lan chung đủ loại vào một chỗ. Những loại lan này phần lớn được trồng với vỏ thông, sơ dừa, đá v.v... cần phải tưới 2 lần trong một tuần. Như vậy sẽ quá nhiều đối với loại trồng bằng rêu, trung bình từ 1 tuần lễ đến 10 ngày mới tưới một lần.

Ngoài ra sphagnum moss cũng có những khuyết điểm: Giá khá đắt, không giữ cây được chặt trong chậu, chóng mục, tối đa 2 năm, và giữ chất muối.

Chúng ta phần đông dùng nước máy có đủ cả chlorine và khoáng chất nhiều khi chỉ số ppm quá cao có nhiều muối và khoáng chất đọng trong chậu nếu trồng bằng rêu. (Xin xem chi tiết trong bài Tưới Nước Bón Phân)

Hiện nay trên thị trường có nhiều cây lan được trồng với rêu sphagnum moss, nhưng chỉ có những cây trồng với rêu của New Zealand mầu vàng rơm là tốt hơn cả vì rất sạch, thứ đến của Chile và sau cùng của Trung hoa. Thứ rêu của Canada hay các nơi khác mầu nâu xanh, phẩm chất không tốt, không nên dùng để trồng lan.

Trồng lan với rêu, chúng ta nên chú ý những điểm sau:

1. Nếu trồng 100% rêu, phải thay hàng năm và chỉ nên dùng cho các cây nhỏ trong chậu 4" hay 10 phân. Bỏ hột móp (peanut foam) ở đáy chậu rồi cho rêu vào. Nên ngâm rêu trong nước 24 giờ để rửa cho sạch. Đừng bao giờ nén chặt quá sẽ không giử được nước và không thoáng khí.
2. Trồng lan với rêu bỏ trên miếng gỗ hay vỏ cây, phải tưới nhiều hơn có thể là 2 -3 ngày một lần, do đó muối sẽ đọng nhiều hơn. Vì vây phải ngâm trong nước tối thiểu mỗi tháng 1 lần cho rã muối.
3. Nên nhớ những loại lan có rễ nhỏ, trồng với rêu rất khó thay chậu vì rễ mọc lẫn trong đám rêu. Với các loài lan này nên trồng với hợp chất như sau:
3 phần rêu cắt vụn.
3 phần rễ dương sỉ.
3 phần than.
1 phần perlite.
Công thức này thích hợp với các loại: Coelogyne, Phalaenopsis, Paphiopedilum, Masdevalia v.v...

4. Với các loài lan không ưa đụng đến rễ như Dendrobium và không ưa rễ bị luôn ẩm ướt như Vanda, Aerides v.v... không nên trồng với rêu.
5. Trồng bằng rêu, chậu cần phải thoáng có nhiều lỗ, nếu không sẽ bị úng nước.

Vì vậy khi mua lan về, nếu thấy trồng với sphagnum moss, chỉ tưới khi thấy rêu đã khô trên mặt, trung bình mỗi tuần lễ tưới một lần và khi tưới, tưới cho thật đẫm. Khi hoa đã tàn, rút cây ra khỏi chậu, nếu thấy rêu còn trắng tức là còn tốt. Nếu rêu ngả sang mầu nâu tức là đã mục.

Tốt hơn hết là thay chậu với vật liệu khác và càng sớm càng tốt, như vậy chắc chắn ta sẽ cứu sống được cây lan.

lan hồ điệp , lan ho diep

Lan hồ điệp , lan ho diep