Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

lan hồ điệp , địa lan shop , cửa hàng bán ở tại yên bái , lan ho diep dia lan yen bai

 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH YÊN BÁI

Điều kiện địa lý tự nhiên

1. Vị trí địa lý
                Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm địa hình
            Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
3. Khí hậu
             Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 - 230C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới. Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 320C, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, chè vùng thấp, vùng cao, cây ăn quả và cây lâm nghiệp. Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 240C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả. Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 230C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
            Theo số liệu thống kê năm 2010, Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 583.717,47 ha, chiếm 84,76% diện tích đất tự nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 51.713,13 ha chiếm 7,51%; diện tích đất chưa sử dụng là 53.197,04 ha chiếm 7,73%.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là 107.317,69 ha; đất lâm nghiệp 474.768,01 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.574,35 ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì đất ở 4.826,62 ha; đất chuyên dùng 13.837,31 ha, còn lại là đất sử dụng vào mục đích khác. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì đất bằng chưa sử dụng là 666,02 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 48.654,14 ha, còn lại là núi đá không có rừng cây.
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít, đất phù sa, đất glây, đất đỏ…
2. Tài nguyên rừng 
Năm 2010, diện tích đất có rừng toàn tỉnh Yên Bái đạt 406.230,8 ha, trong đó: đất rừng tự nhiên 231.563,7ha, đất rừng trồng 174.667,1 ha; đạt độ che phủ trên 58,4%.
            Yên Bái có nhiều loại rừng khác nhau như: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, và núi cao. Trong khu vực rừng á nhiệt đới của tỉnh có nhiều loại cây lá kim (như: pơmu, thông nàng, thông tre lá lớn, sa mộc, sam mộc) xen lẫn cây lá rộng thuộc họ sồi dẻ, đỗ quyên. Ở độ cao trên 2000m, rừng hỗn giao giảm dần, pơmu mọc thành rừng kín cao tới 40-50m, đường kính thân có cây tới 1,5m. Cao hơn nữa là những cánh rừng thông xen kẽ các tầng cây bụi nhỏ rồi đến trúc lùn, cậy họ cói, cậy họ hoa hồng, cây họ thạch nam, cây họ cúc, cây họ hoàng liên xen kẽ. Lùi dần về phía đông nam, độ cao hạ dần, khí hậu ấm áp hơn làm cho lớp phủ thực vật rừng có điều kiện phát triển. Bên cạnh các loại gỗ quý (nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ, pơmu, cây thuốc quý (đẳng sâm, sơn tra, hò thủ ô, hoài sơn, sa nhân), động vật hiếm (hổ, báo, cầy hương, lợn rừng, chó sói, sơn dương, gấu, hươu, vượn, khỉ, trăn, tê tê, đàng đẵng, ếch dát, gà lôi, nộc cốc, phượng hoàng đất) cùng nhiều khu rừng cho lâm, đặc sản (cọ, măng, song, móc, nấm hương, mộc nhĩ, trẩu, quế, chè).
3. Tài nguyên khoáng sản
             Tài nguyên khoáng sản Yên Bái khá đa dạng, hiện đã điều tra 257 điểm mỏ khoáng sản, xếp vào các nhóm khoáng sản năng lượng, khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản kim loại và nhóm nước khoáng. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm các loại than nâu, than Antraxit, đá chứa dầu, than bùn…; loại than nâu và than lửa dài tập trung ở ven sông Hồng, sông Chảy và các thung lũng bồn địa như Phù Nham (Văn Chấn). Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá ốp lát, sét gạch ngói, cát sỏi…được phân bố rộng rãi trên khắp địa bàn tỉnh. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm đầy đủ các nguyên liệu công nghiệp từ nguyên liệu phân bón, nguyên liệu hoá chất, nguyên liệu kỹ thuật, đặc biệt là đá quý và bán đá quý được phân bố chủ yếu ở Lục Yên và Yên Bình. Nhóm khoáng sản kim loại có đủ các loại từ kim loại đen (sắt) đến kim loại nâu (đồng, chì, kẽm) và kim loại quý (vàng), đất hiếm phân bố chủ yếu ở hữu ngạn sông Hồng. Nhóm nước khoáng được phân bố chủ yếu ở vùng phía tây của tỉnh (Văn Chấn, Trạm Tấu), bước đầu được sử dụng tắm chữa bệnh.
II. Tiềm năng kinh tế
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè, cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật và các loại vật liệu xây dựng khác.
2. Tiềm năng du lịch
Yên Bái là một tỉnh miền núi, phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp: hang Thẩm Lé (Văn Chấn), động Xuân Long, động Thuỷ Tiên (Yên Bình), hồ Thác Bà, du lịch sinh thái Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò; di tích cách mạng, đền thờ Nguyễn Thái Học, Căng Đồn, Nghĩa Lộ…Tỉnh Yên Bái có nhiều dân tộc thiểu số và mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc văn hoá riêng, là điều kiện để kết hợp phát triển du lịch sinh thái

  KHÍ HẬU

Đặc trưng của khí hậu Yên Bái là nhiệt đới gió mùa, nắng và mưa nhiều, nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (khoảng 18-20oC), cao nhất 37-39oC, thấp nhất 2-4oC. Gió thịnh hành là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Mưa nhiều nhưng phân bố không đều, lượng mưa trung bình 1.800 – 2.000mm/năm, cao nhất tới 2.204mm/năm và thấp nhất cũng đạt 1.106mm/năm. Một số vùng tiểu khí hậu vào tiết xuân thường có mưa dầm triền miên.
Các mùa chính trong năm
Khí hậu Yên Bái có 2 mùa rõ rệt gồm:
               - Mùa lạnh: từ tháng11 đến tháng 3 năm sau, vùng thấp lạnh kéo dài từ 115 -125 ngày, vùng cao mùa lạnh đến sớm và kết thúc muộn nên dài hơn vùng thấp, vùng cao từ 1.500m trở lên hầu như không có mùa nóng, nhiệt độ trung bình ổn định dưới 20oC, cá biệt có nơi xuống 0oC, có sương muối, băng tuyết; thường bị hạn hán đầu mùa lạnh (tháng 12- tháng 1), cuối mùa thường có mưa phùn, điển hình là khu vực thành phố Yên Bái , Trấn Yên, Yên Bình.
            - Mùa nóng: từ 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 25o C, tháng nóng nhất 37- 380C, mùa nóng cũng chính là mùa mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.200 mm/năm và thường kèm theo gió xoáy, mưa lũ  gây ra lũ quét ngập lụt. Sự phân bố ngày mưa, lượng mưa tùy thuộc vào địa hình theo hướng giảm dần từ Đông sang Tây theo địa bàn tỉnh. Theo thung lũng sông Hồng giảm dần từ Đông Nam lên Tây Bắc. Nhưng trong vùng thung lũng sông Chảy lại giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Chế độ mưa
            Yên Bái thuộc vùng có lượng mưa trung bình, theo số liệu của khí tượng thủy văn tỉnh, lượng mưa bình quân ở trạm Yên Bái là: 1.740,6 mm/năm; Văn Chấn 1.368,7 mm/năm; Mù Cang Chải 1.834,5 mm/năm.
            Phân bố lượng mưa theo xu hướng tăng dần từ vùng thấp đến vùng cao và lượng mưa phân bố không đồng  đều các tháng trong năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9 (từ 114,8 đến 429,4 mm ); các tháng mưa ít nhất là tháng 12 đến tháng 3 (từ 1,1 đến 80,3 mm ).
              Do lượng mưa không đều giữa các tháng (10,11,12) là mùa khô, lượng mưa trung bình chỉ đạt 16,7 mm/tháng nên gây ra hạn hán, thiếu nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
            Vào mùa mưa, ở một số nơi lượng mưa quá lớn như Mù Cang Chải, Trạm Tấu và vùng trong huyện Văn Chấn gây lũ lụt, thiệt hại mùa màng, làm hỏng các công trình giao thông, thủy lợi.
Chế độ ẩm
            Theo số liệu khí tượng thì độ ẩm tương đối, trung bình năm tại các trạm:
            Yên Bái là 86%; Văn Chấn 83%, Mù Cang Chải 81%. Sự chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng trong năm của các vùng trong tỉnh lệch nhau không lớn, từ 3- 50C. càng lên cao độ ẩm tương đối giảm xuống. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ bốc hơi (chế độ nhiệt và chế độ gió), tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 2,3,4,5,6,7 từ 80%- 89%, những tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11,12,1 có độ ẩm từ 77% 85%.
              Yên Bái có lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối cao nên thảm thực vật xannh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa.
  Các hiện tượng thời tiết khác
           Sương muối: Xuất hiện chủ yếu ở độ cao trên 600m, càng lên sao số ngày có sương muối càng nhiều. Vùng thấp thuộc thung lũng sông  Hồng, sông Chảy ít xuất hiện.
           Mưa đá: Xuất hiện rải rác ở một số vùng, càng lên cao càng có nhiều mưa đá, thường xuất hiện vào cuối mùa xuân đầu mùa hạ và thường đi kèm với hiện tượng đông và gió xoáy cục bộ.
            Ngoài ra ở các vùng cao trên 1000m thỉnh thoảng còn có băng tuyết vào cuối tháng mùa đông.
Các vùng khi hậu
     Với các nét đặc trưng có thể chia Yên Bái thành hai vùng khí hậu lớn, có ranh giới được xác định bởi đường phân thủy của dãy núi cao theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, dọc theo hữu ngạn sông Hồng.Trong hai vùng lớn lại có tiểu vùng với những đặc biệt khác biệt.
Vùng phía Tây
            Phần lớn vùng này có độ cao trung bình trên 700m, địa hình chia cắt mạnh, mang tính chất khí hậu á nhiệt đới và ôn đới, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Có gió Tây Nam nóng, khô nên khí hậu vùng này có nét đặc trưng là nắng nhiều, ít mưa so với vùng phía Đông. Xuất phát từ các yếu tố địa hình, khí hậu, đặc thù có thể chia vùng này thành 3 tiểu vùng sau:
            Tiểu vùng Mù Cang Chải: Vùng này có độ cao trung bình từ 900m, có nhiều nắng nhất tỉnh và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Do độ cao địa hình lớn nên nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình 18-200C, về mùa đông lạnh có khi xuống tới 00C.Tổng nhiệt độ năm 6.500-7.0000C, lượng mưa: 1.800- 2.000 mm/năm; độ ẩm 80% thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi vùng ôn đới.
     Tiểu vùng Tây Nam Văn Chấn: Vùng này có độ cao trung bình 800m, phía Bắc nhiều mưa, phía Nam là vùng ít mưa nhất tỉnh. Nhiệt độ trung bình là 18-200C, mùa đông nhiệt độ xuống tới 10C, lượng mưa 1.800mm/năm, độ ẩm 84%. Thích hợp trồng cây và vật nuôi vùng á nhiệt đới và ôn đới.
            Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ: Độ cao trung bình vùng này 250-300m, có thung lũng Mường Lò với diện tích trên 2.200 ha, nhiệt độ trung bình 22-230C, tổng nhiệt độ cả năm 8.0000C, độ ẩm 83% thích hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp chè, đặc biệt chè tuyết vùng cao, quế, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
Vùng phía Đông
              Khí hậu này chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc, mưa nhiều về cả số ngày và lượng mưa. Mưa phùn kéo dài ở thành phố Yên Bái và huyện Trấn Yên. Nhiệt độ trung bình 21-220C, lượng mưa bình quân 1.800-2000mm/năm, thích hợp phát triển cây nông nghiệp; lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, cây ăn quả, chè, cà phê; phát triển thuỷ sản... có hai tiểu vùng sau:
       Tiểu vùng Nam Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe; thuộc thung lũng sông Hồng, dưới chân hệ thống núi Hoàng Liên Sơn - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23-240C, tổng nhiệt độ 8.0000C, lượng mưa bình quân 1.800-2.200 mm/năm và vùng có mưa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm.
       Tiểu vùng Lục Yên- Yên Bình: Thuộc thung lũng sông chảy- hồ Thác Bà, là vùng có diện tích mặt nước nhiều nhất tỉnh ( hồ Thác Bà diện tích 19.050 ha), có khí hậu ôn hòa, có điều kiện thuận lợi phát triển nông- lâm nghiệp, thủy sản và du lịch
DÂN CƯ

       Năm 2010, tổng dân số toàn tỉnh là 752.922 người. Mật độ dân số bình là 109 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ.   
         Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó người Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%, người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm 1%, còn lại là các dân tộc khác.
           Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc trưng sau:
     + Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong đó: người Kinh 43%, người Tày chiếm 33%, người Dao chiếm 10%, người Hmông chiếm 1,3% so với dân số toàn vùng.
          + Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Trong đó người Kinh chiếm 43%, người Tày chiếm 11%, người Dao chiếm 13%, người Nùng chiếm 7%... so với dân số toàn vùng.
     + Vùng ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn) chiếm 31% dân số toàn tỉnh.Trong đó: người Kinh là 33%; người Thái 19,2%, Tày 11,8%, Hmông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao 5,1% so với dân số toàn vùng.
        Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
NGUỒN LAO ĐỘNG
Năm 2010, số lao động trong độ tuổi là 400.643 người (trong đó thành thị là 68.754 người, nông thôn là 331.889 người) chiếm 53.21% dân số....
Trình độ lao động: 20.085 người có trình độ đại học, cao đẳng, 207 người trình độ thạc sỹ, có 9 tiến sỹ.

Yên Bái: Ra quân Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Tỵ 2013

Cập nhật lúc: 11:18:20 SA, ngày 19/02/2013
CTTĐT - Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người", sáng 18/2/2013 các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã ra quân Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Tỵ 2013

* Tại huyện Lục Yên: Dự lễ ra quân Tết trồng cây có các đồng chí Hoàng Văn Vui, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Văn Thịnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ, lãnh đạo các phòng ban, đơn vị, đoàn thể huyện, đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong huyện và thị trấn Yên Thế.
Đồng chí Bùi Văn Thịnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện dự lễ ra quân Tết trồng cây
Phong trào Tết trồng cây theo lời kêu gọi của Bác Hồ hằng năm đã được các đơn vị và nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên hưởng ứng, tham gia tích cực. Năm 2012, toàn huyện trồng được 2.400 ha rừng, nhờ đó góp phần đưa độ che phủ rừng của huyện đạt trên 66%.
Tại lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Tỵ, đồng chí Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các cấp, các ngành cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân thấy rõ tác dụng của rừng và công tác bảo vệ rừng, trồng cây, trồng rừng gắn liền với phát triển kinh tế- xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngay sau lễ phát động Tết trồng cây Xuân Quý Tỵ, các đơn vị đã tham gia trồng trên 100 cây sấu trên tuyến đường nhánh mới mở tại tổ 17, thị trấn Yên Thế, mở đầu cho việc thực hiện mục tiêu trồng mới 2.100 ha rừng tập trung trong năm 2013.
Minh Tuấn – BBT Website Lục Yên
* Tại huyện Trạm Tấu: Với mục  đích làm cho mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, cải thiện chất lượng rừng và môi trường sinh thái nâng cao độ che phủ của rừng, làm cho tết trồng cây trở thành hoạt động thường niên mỗi dịp đầu xuân, sáng ngày 18/ 2,  huyện  Trạm Tấu đã phát động tết trồng cây đời nhớ ơn Bác Hồ .
Lãnh đạo huyện Trạm Tấu trồng cây tại lễ phát động
Tham dự lễ phát động có các đồng chí lãnh đạo BTV Huyện ủy-  Thường trực HĐND – UBND huyện,  lãnh đạo và đông đủ cán bộ LLVT,  cán bộ các cơ quan ban ngành trên địa bàn huyện. Thông qua các khẩu hiệu nhân dân các dân tộc huyện Trạm Tấu quyết tâm thực hiện tốt phong trào xanh rừng- xanh đồng- xanh nương rẫy, xây dựng huyện Trạm Tấu phát triển toàn diện bền vững  thân thiện với môi trường. Tại lễ phát động các đồng chí lãnh đạo huyện ủy- HĐND- UBND huyện đã trồng cây tại khu vực nhà máy nước của huyện, ngay sau lễ phát động đồng loạt các cơ quan ban ngành, các xã thị trấn đã phát động trồng cây hưởng ứng tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ.
Cũng nhân dịp này, lãnh đạo huyện Trạm Tấu đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ xuân tại một số xã trong huyện huyện. Qua kiểm tra cho thấy,  ngay sau tết nguyên đán Quý Tỵ 2013, bà con đã bắt tay vào sản xuất vụ xuân với một không khí khẩn trương, phấn khởi phấn đấu gieo cấy trên 1000 ha lúa xuân trong khung thời vụ tốt nhất .
Thu Hằng - Lộc Chầm -  Đài TT-TH Trạm Tấu
* Tại huyện Trấn Yên: Sáng ngày 18/02/2013, tại tuyến đường cây xăng đi bệnh viện Đa khoa huyện Trấn Yên, huyện Trấn Yên đã tổ chức lễ phát động Tết trồng cây và tổ chức giải thể thao mừng Đảng mừng xuân năm 2013.
Lãnh đạo huyện Trấn Yên dự lễ phát động Tết trồng cây
Năm 2012, nhân dân các dân tộc trong huyện đã trồng được hơn 3.000 ha rừng, sản lượng gỗ khai thác và chế biến hơn 76.000 m3, trong đó cơ cấu rừng trồng chủ yếu là cây nguyên liệu giấy. Bên cạnh đó, nhân dân huyện Trấn Yên còn tích cực trồng những cây có giá trị kinh tế cao và đến nay diện tích cây quế của toàn huyện được nâng lên hơn 8.000ha và hơn 1.000 ha tre măng Bát Độ. Nhiều địa phương trồng rừng đạt và vượt kế hoạch giao như  Hồng Ca, Vân Hội, Việt Hồng, Kiên Thành, Quy Mông, Báo Đáp, Tân Đồng, Lương Thịnh. Qua đây đã duy trì tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 68%, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ phát triển. Với tinh thần "nhà nhà trồng cây, người người trồng cây", năm 2013 huyện Trấn Yên phấn đấu trồng 2.400 ha rừng các loại, trong đó phấn đấu vụ xuân trồng đạt 70% kế hoạch năm. Để thực hiện được kế hoạch đó, ngay trong ngày 18/2 tất cả các địa phương trong huyện đồng loạt tổ chức lễ phát động trồng cây và ngay trong ngày đầu ra quân Trấn Yên đã trồng được 850 ha rừng tập trung và 185.000 cây phân tán.
Cùng ngày Huyện đoàn Trấn Yên còn phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Thể thao tổ chức hội thi kéo co giữa các tổ chức đoàn trong huyện. Được biết, tham gia giải thể thao mừng Đảng mừng xuân này có 21 đoàn với hơn 200 vận động viên là các đoàn viên đang sinh hoạt tại các cơ sở đoàn trong huyện, sau 1 ngày thi đấu nhiệt tình và sôi nổi, Ban tổ chức đã trao các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các đội có thành tích xuất sắc trong thi đấu./.
Thanh Hùng - Đài TT-TH Trấn Yên

Chủ trang trại giàu nghị lực

Không cam chịu đói nghèo, sau nhiều đêm suy nghĩ, anh Hoàng Đức Hưởng ở xã Đại Phác, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã mạnh dạn thuê đất, vay tiền của người thân, bạn bè đầu tư xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi. Trời không phụ người có tâm, chỉ sau một thời gian ngắn, gia đình anh Hưởng không chỉ đủ ăn, mà còn có bát ăn, bát để, từng bước vươn lên làm giàu bằng chính sức lao động của mình.
Chuồng nuôi lợn siêu nạc của anh Hưởng.

Anh Hưởng tâm sự: "Thời gian đầu bắt tay vào nghề mới, vợ chồng tôi cũng lo lắm và không biết sẽ bắt đầu từ đâu? Thế nhưng, không lẽ bó tay, mãi chịu cảnh đói, nghèo, nên sau khi học hỏi kinh nghiệm của các hộ làm trang trại trong vùng, vợ chồng tôi quyết định mua vài đôi lợn giống về nuôi. Khi đã có kinh nghiệm, lợn quen chuồng, phát triển tốt, vợ chồng tôi mới đầu tư tăng thêm đầu lợn".
Ngừng một lát, anh Hưởng cho biết thêm: “Cái nghề chăn nuôi này gắn nhiều với sách báo, tài liệu khoa học kỹ thuật. Hồi đầu mình cũng tìm đọc nhiều, lại nhờ cả cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn nên dần dần vợ chồng mình cũng tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm. Làm được một thời gian, thấy có khả năng phát triển, hai vợ chồng bàn nhau, quyết định “làm lớn” luôn”.
Cái chuyện “làm lớn” của vợ chồng anh bắt đầu từ việc anh lặn lội xuống tận Trại giống Thụy Phương (Hà Nội) để tìm mua loại lợn nái chất lượng cao. Rồi lứa lợn con đầu tiên sinh ra khỏe mạnh, ai cũng chúc mừng cho thành công của đôi vợ chồng trẻ dám nghĩ dám làm...
Từ đó, số đầu lợn trong chuồng tăng lên qua từng năm để giờ đây mỗi năm anh chị xuất ra thị trường hàng chục tấn lợn thịt, cộng với thu nhập từ dịch vụ khác, mỗi năm gia đình anh thu về 700 đến 800 triệu đồng. Trừ chi phí, anh chị Hưởng cũng còn lãi được ngót nghét 200 triệu đồng/năm.
Thăm ngôi nhà 3 tầng mới xây khang trang, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cạnh con đường từ trung tâm huyện vào xã Đại Phác của gia đình anh Hưởng, chúng tôi thực sự thấy ngỡ ngàng và cảm phục người nông dân dám nghĩ dám làm và biết cách làm giàu từ chính sức lao động của mình.
 Theo Báo QĐND

Thị xã Nghĩa Lộ khai thác hiệu quả mô hình cá xen lúa

Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.
Người dân đến Trạm giống Thủy sản Nghĩa Lộ mua cá giống về thả ruộng.

Với lợi thế đồng ruộng trũng, nguồn nước dồi dào quanh năm nên trong nhiều năm qua gia đình ông Lường Văn Sính, tổ Tông Pọng 1, phường Tân An đã tận dụng, áp dụng biện pháp kỹ thuật thả cá xen lúa cho thu nhập đáng kể.
Gia đình ông Sính đã tận dụng 3.000m2 ruộng vừa cấy lúa vừa thả cá. Cá nuôi chủ yếu là cá chép, cá rô, mỗi năm thu hoạch 2 vụ được trên 2 tạ cá, giá bán bình quân từ 50.000 - 55.000 đồng/kg mang về cho gia đình ông trên 10 triệu đồng.
Ông Sính cho biết: “Mặc dù không phải là nghề chính nhưng người dân chúng tôi đã biết tận dụng diện tích trồng lúa để nuôi cá, tăng thêm thu nhập cho gia đình”. Là một trong những người nuôi cá lâu năm ở thôn Bản Vệ, xã Nghĩa An, ông Đồng Văn Nọ có 4.000m2  diện tích trồng lúa đều đã thả cá chép, mỗi vụ thu về trên 1 tạ cá.
Ông Nọ cho biết: “Gia đình nuôi cá xen lúa đã lâu. Nuôi loại cá này không khó, không phải chăm sóc nhiều vì cá ăn cây cỏ non, phân chuồng bón cho lúa, khi lúa trỗ ăn phấn hoa. Nuôi cá trước hết là để cải thiện bữa ăn cho gia đình và nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác”.
Phong trào nuôi cá xen lúa ở Nghĩa Lộ đã có từ lâu, hiện nay, diện tích thả cá xen lúa trên địa bàn là hơn 160ha, tập trung ở 7 xã, phường, trong đó: phường Tân An trên 32ha, Cầu Thia gần 10ha, Trung Tâm trên 7ha, xã Nghĩa Lợi trên 10ha, Nghĩa An gần 15ha… Chương trình nuôi cá xen lúa đã góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân và nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha canh tác của địa phương.
Tuy nhiên, hiện nay, tập quán canh tác của bà con trong vùng là nuôi cá để cải thiện chứ chưa sản xuất tạo vùng hàng hóa tại chỗ. Việc nuôi thả, chăm sóc chưa đúng kỹ thuật cũng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất như: thả giống mật độ cao, kéo dài thời gian thả, con giống không đồng đều... cộng với các yếu tố môi trường như: nước bị ô nhiễm do dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nên cá dễ bị ngộ độc chết…
Để khai thác được hết các tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần đẩy mạnh ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế  có tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp, thị xã Nghĩa Lộ cần tăng cường công tác quản lý giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa năng suất cá lúa xen canh tăng cao; tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình cá lúa mang lại hiệu quả; cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cung ứng giống, kỹ thuật cho nhân dân; các cơ quan chuyên môn cần có biện pháp phối hợp, chỉ đạo trong công tác tuyên truyền, vận động, tập trung hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thủy sản đến từng thôn, bản và hộ dân...
 Theo Báo Yên Bái điện tử

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tại Sở Y tế

Chiều ngày 5/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái do đồng chí Nguyễn Công Bình - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Y tế về việc thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006-2012.

Từ năm 2006 - 2012 bằng nguồn vốn TPCP, ngành Y tế Yên Bái đã được đầu tư, triển khai thực hiện 8 dự án Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 14 phòng khám đa khoa khu vực, 13 dự án mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh với tổng nguồn vốn TPCP trên 330 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã góp phần nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho việc khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, nâng cao chất lượng các dịch vụ khám, chữa bệnh, đưa các dịch vụ kỹ thuật y tế hiện đại về gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày một tốt hơn.
Giai đoạn 2012 - 2015, ngành Y tế được phân bổ từ nguồn vốn  TPCP trên 163 tỷ đồng để thực hiện 8 dự án Bệnh viện tuyến huyện và 3 dự án Bệnh viện tỉnh bao gồm: Cải tạo, nâng cấp tổng thể Bệnh viện đa khoa tỉnh; mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh và chỉ đạo chuyên khoa Bệnh viện tâm thần tỉnh Yên Bái; Bệnh viện lao và bệnh phổi; với tổng mức vốn đăng ký trên 160 tỷ đồng. Đến nay công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, phân bổ và điều chỉnh mức phân bổ giữa các dự án đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.
Tuy nhiên việc không cho phép bố trí vốn TPCP giai đoạn 2012 -2015 cho các hạng mục phát sinh đã gây mất cân đối trong bố trí vốn thanh toán không phát huy được hiệu quả đầu tư của dự án. Sở Y tế đề xuất, kiến nghị với Chính phủ cho phép địa phương được chủ động điều hành, thanh toán khối lượng các dự án tránh nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Đề nghị bổ sung vốn từ  TPCP và ngân sách Nhà nước để hoàn thành các dự án bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu vực theo quy mô được phê duyệt.
Phát biểu  kết luận cuộc giám sát, đồng chí Nguyễn Công Bình - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của Sở Y tế trong việc triển khai thực hiện, phân bổ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn TPCP đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2006 - 2012. Đồng chí cũng phân tích rõ và nhấn mạnh một số nhiệm vụ cụ thể mà ngành y tế cần tiếp tục thực hiện như cần có căn cứ quy hoạch bổ sung kế hoạch vốn để phân kỳ đầu tư hiệu quả, tránh nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tăng cường công tác thẩm định, giám sát, chú ý trong lựa chọn nhà thầu tránh thất thoát lãng phí. Cần có các giải pháp cụ thể trong đào tạo đội ngũ cán bộ để sử dụng hiệu quả các trang thiết bị y tế đã được đầu tư. Thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Theo Báo Yên Bái

Những con đường “Dân liệu”

Năm 2012, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã triển khai thi công hoàn thành được gần 3km đường bê tông, với tổng kinh phí đầu tư trị giá trên 3 tỷ 205 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp trị giá trên 1,4 tỷ đồng.
Năm 2012 xã Mai Sơn đã kiên cố hóa gần 3 km đường bê tông.

Thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn, năm 2012, cấp ủy, chính quyền xã Mai Sơn, huyện Lục Yên đã linh hoạt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái tham gia hiến đất mở đường, thực hiện kiên cố hóa đường giao thông liên thôn, bản và là một điểm sáng trong phong trào phát triển làm đường giao thông nông thông (GTNT) của huyện Lục Yên.
Dẫn chúng tôi đi trên con đường mới mở ở thôn Đán Đăm, ông Hứa Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã Mai Sơn, Phó ban Chỉ đạo thực hiện kiên cố hóa đường GTNT của xã cho biết: "Là xã được huyện chọn làm điểm để triển khai thực hiện kiên cố hóa đường GTNT liên thôn, bản, ngay sau khi có kế hoạch, cấp ủy Đảng, chính quyền đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trực tiếp xuống từng thôn bản, tổ chức họp dân, tuyên truyền vận động nhân dân, với phương châm "Đường ta làm ta đi",  từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác phát triển GTNT và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Đến nay, toàn xã có hơn 60 hộ dân tình nguyện hiến trên 10 nghìn mét vuông đất để làm đường, tích cực hưởng ứng tham gia đóng góp ngày công, vật liệu, tiền mặt... kiên cố hóa đường GTNT".
Năm 2012, xã Mai Sơn được huyện giao kế hoạch kiên cố hóa gần 3km đường bê tông ở các thôn: Sơn Đông, Sơn Nam và Đán Đăm. Trong đó, riêng thôn Sơn Đông được giao chỉ tiêu làm 1,3km. Để làm được con đường này, ngoài việc huy động đóng góp bằng vật liệu cát sỏi, ngày công tham gia san gạt, làm mặt nền đường, 35 hộ dân của thôn đã tham gia hiến trên 3.000m2 đất. Nhiều gia đình trong thôn đã tình nguyện chặt bỏ những cây trồng lâu năm và nhiều diện tích cây cối, hoa màu… phục vụ cho việc kiên cố hóa đường giao thông liên thôn, bản.
Gia đình bà Hoàng Thị Tiếng ở thôn Sơn Đông là một trong số những hộ đã hiến nhiều diện tích đất nhất với hơn 200m2 đất vườn tạp để làm đường, cho biết: "Ban đầu, gia đình tôi cũng chưa thông vì muốn dựng thêm cái nhà cho đứa con trai nhưng Đảng ủy, chính quyền xã, đoàn thể đến tuyên truyền, vận động cả gia đình tôi cũng đã dần hiểu ra lợi ích lâu dài, làm đường là để cho tương lai con, cháu mình còn đi học hành".
Nhân dân xã Mai Sơn tham gia mở mới trên 16km đường liên thôn, bản.
Ông Hoàng Trung Khiêm cũng là một tấm gương điển hình trong phong trào hiến đất làm đường của xã tâm sự: "Năm nay tôi đã ngoài 70 tuổi rồi, có còn đi đâu xa được nữa nhưng khi có chủ trương vận động nhân dân hiến đất để triển khai làm đường, gia đình tôi cũng đồng tình, ủng hộ ngay. Đến nay, con đường đã hoàn thành, tôi cũng thấy rất vui và phấn khởi lắm, gia đình tôi đóng góp một phần nhỏ để làm nên con đường cũng vì lợi ích chung của bà con trong dân bản, tạo điều kiện cho việc giao lưu, buôn bán dễ dàng hơn và con cháu mình đi học thuận tiện, không bị lầy lội như trước nữa".
Thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong đó, Nhà nước đầu tư hỗ trợ  60%, bằng xi măng, hỗ trợ các phương tiện máy móc, còn lại 40% nhân dân đóng góp bằng tiền, ngày công, vật liệu, năm 2012, xã Mai Sơn đã triển khai thi công hoàn thành được gần 3km đường bê tông, với tổng kinh phí đầu tư trị giá trên 3 tỷ 205 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp trị giá trên 1,4 tỷ đồng.
Theo thống kê, toàn xã có khoảng 25km đường liên thôn, bản, trong đó mới kiên cố hóa được 5,5km đường bê tông. Phát huy kết quả đạt được trong năm 2012 Đảng ủy, chính quyền xã Mai Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, các hộ dân sẵn sàng hiến đất khi có các tuyến đường đi qua.
Xã Mai Sơn đã vận động nhân dân mở mới thêm 2km đường đất (tuyến từ thôn Đán Đăm đi thôn Sơn Thượng) và nhân dân đã hiến trên 5.514m2  đất cùng với rất nhiều diện tích cây cối, hoa màu, cây trồng lâu năm khác để giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho thi công.
Từ phong trào này cùng sự đồng tình, ủng hộ nhất trí cao trong nhân dân đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, khí thế thi đua sôi nổi rộng khắp toàn xã trong việc triển khai huy động sức dân tham gia mở đường GTNT. Đến nay, toàn xã đã vận động nhân dân mở mới được hơn 16/24,6km đường đất, mặt nền đường rộng 5,5m để đảm bảo cho việc có thể thi công được ngay khi có chủ trương hỗ trợ đầu tư của Nhà nước.
Nói về những kinh nghiệm trong việc huy động nhân dân tham gia kiên cố hóa đường GTNT trên địa bàn xã, Phó chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho hay: "Đó là nhờ phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên và trong quá trình triển khai thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch, dân chủ, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, khi lòng dân đã thuận thì làm việc gì cũng thuận lợi, thành công". Đó là minh chứng rõ ràng nhất khi "Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
(Theo Báo Yên Bái)

Kết quả sản xuất nông lâm nghiệp tháng 2 năm 2013

CTTĐT - Tháng 2 năm 2013 là tháng có Tết Nguyên đán Quý Tỵ tuy nhiên các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh vẫn đạt mục tiêu đề ra.
Nông dân Lục Yên chăm sóc cây ngô đông.

Tổng diện tích gieo trồng đạt 9.217 ha, tăng 9,83% (tăng 824,6 ha) so với vụ đông năm trước. Diện tích tăng chủ yếu ở diện tích cây ngô (tăng 22,35% = 1.017,2 ha) so với năm trước vượt 11,37% kế hoạch vụ đông. Diện tích các cây trồng khác như khoai lang, rau các loại đạt thấp hơn so với cùng kỳ (khoai lang đạt 990,7 ha, bằng 88,1% so với cùng kỳ; rau các loại đạt 2.639,8 ha bằng 99,63% so với cùng kỳ).
Năng suất ngô đạt 28,02 tạ/ha, sản lượng đạt 15.603,4 tấn, tăng 28,45% so với cùng kỳ năm trước; cây khoai lang năng suất đạt 48,92 tạ/ha, sản lượng đạt 4.846,9 tấn bằng 90,34% so với cùng kỳ; cây rau các loại năng suất đạt 117,09 tạ/ha, sản lượng đạt 30.909,6 tấn tăng 1,69% so cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 19/02/2013 toàn tỉnh đã cung ứng được 659 tấn giống các loại phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đã cấy được 15.389 ha/17.930 ha, đạt 85,8% kế hoạch và vượt 1,5% so cùng kỳ năm trước; trong đó vùng thấp đạt 89% kế hoạch, vùng cao đạt 62,5% kế hoạch. Quản lý và chăm sóc tốt 11.202 ha chè hiện có; sản xuất, chăm sóc 10.000.000 bầu cây giống, đủ cho kế hoạch trồng thay thế 500 ha chè.
Toàn tỉnh cũng đã trồng được 2.150,6 ha rừng trồng sản xuất, đạt 14,3% kế hoạch trồng rừng cả năm và đạt 21,5 % kế hoạch trồng rừng vụ Xuân Hè. Trong đó diện tích trồng tập trung 1.875,8 ha; trồng cây phân tán đạt 274,8 ha.
Thanh Thuỷ

Đầu xuân gặp những nông dân giỏi

Một chuyên gia về kinh tế nhận định, trong thời điểm khó khăn này, nông nghiệp vẫn là nòng cốt, là trụ cột, đặc biệt là chỗ dựa cho toàn nền kinh tế. Và không ai khác, chính những người nông dân năng động sẽ làm nên một nền nông nghiệp phát triển.
Anh Hà Tiến Hùng có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi ba ba.

Giữa cái náo nức của một mùa xuân mới, gặp những nông dân giỏi bàn chuyện làm giàu thật thú vị…
Làm giàu từ đất
Thời tiết những ngày đầu năm se sắt lạnh kèm theo mưa phùn nhỏ rất đặc trưng của mùa xuân. Nhưng câu chuyện về con ba ba trong ngày đầu xuân với anh Hà Tiến Hùng ở tổ 28, phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái) quả là hấp dẫn. Ngay giữa lòng thành phố đông đúc mà có một cơ ngơi rộng rãi, đẹp đẽ như nhà ông chủ Hùng thật đáng tiền! Bên cạnh ngôi nhà tiền tỷ với kiến trúc hiện đại là trang trại quy mô. Với diện tích hơn 700m2 mặt nước, những ao nuôi được ngăn riêng thành từng khu dành cho ba ba trưởng thành, khu ươm ba ba giống, nhà ấp trứng...
Trong câu chuyện đầu xuân, người đàn ông có quê gốc Cát Thịnh (Văn Chấn) - “thủ phủ” của ba ba say sưa kể về cái nghiệp đã vận vào mình. Thấm thoắt 10 năm theo nghề với nhiều thăng trầm đã cho anh Hùng không ít kinh nghiệm quý báu, từ tập tính của loại vật này đến cách phòng trị bệnh, thời gian sinh trưởng, nguồn nước...
Nhìn lại năm qua, anh đã bán được hơn 1.000 con ba ba giống và hơn 1 tạ ba ba thương phẩm. Ông chủ trẻ phân tích: “Tuy không được giá như các năm trước nhưng hiện ba ba giống mới nở cũng có giá từ 200.000 - 250.000 đồng/con, ba ba thương phẩm giá 600.000 đồng/kg. Không chỉ có những người trong vùng mà còn tận Sơn La, Tuyên Quang… cũng lặn lội tìm đến mua giống, tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Ba ba vẫn sẽ là loại vật nuôi mang lại thu nhập “khủng” cho những người đam mê”.
Với giá cả như vậy, mỗi năm, anh Hùng cũng đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm đem lại thành công cho không ít người nông dân, trong đó có ông chủ ba ba Hùng.
Ông Nguyễn Văn Sách chăm sóc cá.
Mỗi người có một đam mê nhưng đam mê nào cũng xuất phát từ ý chí thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Với ông Nguyễn Văn Sách ở thôn Đồng Danh, xã Minh Quân (Trấn Yên) lại khác. Hai vợ chồng ông là những nông dân thuần chất, lam lũ, chịu khó và giỏi lao động. Hỏi chuyện thu nhập năm qua từ mô hình kinh tế tổng hợp, hai vợ chồng ông cười rồi giơ bàn tay lên nhẩm tính.
Ao cá trước nhà mỗi năm cho thu nhập 1 tấn cá thịt chừng 40 triệu đồng; đàn lợn với 3 con lợn nái và mấy chục con lợn thịt mỗi năm xuất bán vài tấn được 100 triệu đồng; 2ha keo đã đến kỳ khai thác, nửa héc-ta chè mỗi năm thu 5 tấn và 5 sào lúa mỗi năm 2 vụ cho thu hoạch 2 tấn thóc, cộng với chăn nuôi mấy trăm con gà, vịt các loại, tính ra mỗi năm trừ chi phí ông cũng thu được 100 triệu đồng.
Năm mới đến, hai vợ chồng ông Sách còn thật nhiều dự định. Vừa nhận khoán 9ha đầm, ông đã đầu tư hơn 40 triệu đồng thả 1 tấn cá giống cộng thêm năm nay, 80 gốc thanh long ruột đỏ đã bước sang tuổi thứ 3 sẽ bắt đầu cho thu hoạch ổn định, mang lại cho gia đình thêm những nguồn thu không nhỏ.
Ngược con đường bê tông êm thuận, tôi đến thăm gia đình ông Phạm Thế Cầu, thôn Bình Sơn, xã Văn Tiến (thành phố Yên Bái). Ông Cầu từ lâu được gọi với cái tên ông Cầu “trồng chanh”. Tên gọi đó gắn với ông từ cái nghề trồng chanh tứ thời Đà Lạt nổi tiếng đã 10 năm nay. Đón khách bằng nụ cười hiền hậu và giọng nói ấm áp, ông bảo: “Nông dân mà, ai cũng chân chất và thật thà, làm được sao thì nói vậy thôi!”.
Trong vườn có trên 1.000 gốc chanh, với giá bán 15.000 - 20.000 đồng/kg và 40.000 đồng/cành chanh giống, hai vợ chồng luôn tay hái quả, chiết cành mà vẫn không đủ cung cấp cho thị trường. “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, 10ha đất trong 10 năm qua là mồ hôi, là công sức để cho chanh, cho thanh long, cho nhãn, cho bưởi đơm hoa kết trái. Những tấm bằng khen trên tường của các cấp, từ thành phố đến tỉnh, Trung ương là ghi nhận cho thành thích lao động của ông.
Mong ước đầu xuân
Sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với khó khăn, từ thiên tai, dịch bệnh cho đến giá cả các loại vật tư nông nghiệp không ngừng tăng cao... Bước sang năm mới, anh Hùng, ông Sách, ông Cầu và rất nhiều người nông dân trên các miền quê khác luôn mong muốn mưa thuận, gió hòa để nông dân bớt đi nhiều nỗi nhọc nhằn.
“Để phát triển sản xuất ổn định, người dân rất cần được Nhà nước quan tâm hơn nữa, có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, vay vốn với lãi suất ưu đãi, có chính sách phát triển chăn nuôi hàng hóa” - ông Sách cho biết.
Bên cạnh đó, nông nghiệp muốn phát triển bền vững cần thị trường đầu ra ổn định, giá cả hợp lý, cần có các chính sách phát triển thị trường, mở rộng liên kết “4 nhà” để các sản phẩm nông sản làm ra tiêu thụ ổn định, nhanh chóng, tạo động lực cho sản xuất. 
Những người nông dân năng động, sản xuất giỏi sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Họ xứng đáng những bông hoa đẹp trong vườn hoa xuân rực rỡ!
 (Theo Báo Yên Bái)

Thoát nghèo nhờ trồng măng mai

Nhiều hộ gia đình ở xã Lâm Thượng (Lục Yên, Yên Bái) không những thoát nghèo mà còn giàu lên nhờ trồng tre măng mai.

Sau 5 năm triển khai mô hình trồng tre măng mai, nhiều hộ gia đình ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái không những thoát nghèo mà còn giàu lên từ trên chính những mảnh vườn, đồi nương của mình.
Năm 2009, anh Trần Ngọc Quỳ, dân tộc Tày ở thôn Bản Khéo, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tham gia mô hình trồng tre măng mai, với trên 1000 gốc tre măng mai. Sau 5 năm, những gốc tre của gia đình anh đã cho thu nhập. Vụ măng năm vừa qua gia đình anh thu được hơn 12 tấn măng tươi, tương đương trên 1,2 tấn măng khô, đem về trên 120 triệu đồng. Ngoài trồng măng, gia đình anh còn chăn nuôi thêm lợn, gà, đào ao thả cá…mỗi năm cũng đem lại nguồn thu cho gia đình vài chục triệu đồng. Từ 2 bàn tay trắng, gia đình anh chị giờ đã làm được một ngôi nhà sàn khang trang,  mua sắm được đồ dùng, phương tiện đi lại như xe máy, ti vi, tủ lạnh….
Anh Trần Ngọc Quỳ cho biết: “Lúc chưa trồng cây măng mai, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ khi tham gia trồng và có nguồn thu từ cây tre măng mai cuộc sống gia đình đã thay đổi nhiều và gia đình tôi sẽ tiếp mở rộng trồng loại cây này vì có giá trị kinh tế cao”.
Cũng giống như anh Quỳ, khi được chính quyền địa phương vận động trồng cây tre măng mai, một loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao, chị Sầm Thị Thường, dân tộc Tày ở Bản Khéo, xã Lâm Thượng nhận thấy gia đình sẵn có đất đồi, vốn đầu tư ban đầu không cao, dễ chăm sóc, hầu như không bệnh tật nên đã tham gia trồng 600 gốc măng. Sau 5 năm trồng, từ cung cấp giống, thu gom măng của bà con trong bản để bán ra thị trường bên ngoài, mỗi năm gia đình chị có thu nhập khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Và cũng từ cây măng đã giúp chị trở thành một nông dân nắm vững kỹ thuật chăm sóc, khai thác, chế biến cây măng như người được đào tạo bài bản.
Chị Sầm Thị Thường cho biết: “Trồng cây măng tốt nhât là vào mùa xuân vì đây là thời điểm lượng mưa đều. Lúc trồng, đối với đất bằng thì nên bón lót thêm phân NPK hoặc phân chuồng, mỗi gốc cách gốc khoảng 5 mét; nếu đất tốt thì khoảng cách này có thể xa hơn. Khi thu hoạch, mỗi gốc phải để 2 đến 3 củ măng phát triển thành cây cho sang năm mọc măng tiếp. Và sau lấy măng, tầm tháng 9, tháng 10 phải tỉa bớt những cây nhỏ ở gốc để dinh dưỡng tập trung cho cây to sang năm mọc măng”.
Không chỉ gia đình anh Quỳ, chị Thường mà nhiều hộ gia đình trong xã đã có kinh tế khá giả nhờ trồng cây măng mai. Hiện toàn xã có khoảng 80 ha, tập trung chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, với tổng sản lượng hàng năm khoảng gần 400 tấn măng tươi. Đối với thị trường tiêu thụ hiện nay, các tiểu thương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đặt mua tại nhà ngay từ đầu vụ với giá khoảng 100 đến 120 nghìn/1kg măng khô.
Để đảm bảo giá cả, thị trường ổn định trước mắt chính quyền địa phương vận động bà con nhân dân tuân thủ đúng các quy trình làm khô, không sử dụng thuốc bảo quản, chất tẩm màu làm mất hình ảnh, chất lượng và thị trường. Về lâu dài chính quyền địa phương đang tính đến xây dựng lò sấy, để giải quyết được tình trạng hiện nay hầu hết bà con dựa vào thời tiết để làm khô nên thường gặp nhiều bất lợi.
Nói về đống góp của cây măng mai đối với kinh tế của địa phương. Ông Trần Thanh Trúc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: “Cây măng mai hiện nay là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, bình quân mỗi búi cho thu hoạch từ 2 tạ đến 3 tạ măng tươi. Sau đó, phơi khôi bán ra thị trường với giá trên 100.000 đồng/kg, từ đó nâng cao mức thu nhập gia đình của địa phương”.
Mô hình trông tre măng mai ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần nâng cao mức sống của người dân địa phương. Nếu như được chính quyền các cấp quan tâm đảm bảo thị trường ổn định lâu dài thì đây sẽ là một loại cây trồng không những xoá đói giảm nghèo riêng ở Lâm Thượng, mà còn có thể mở rộng ra cho nhiều địa phường của vùng Tây Bắc có địa hình, thổ nhưỡng tương tự./.
Theo VOV

Rộn ràng Khu công nghiệp phía Nam

Không khí tết vẫn còn vương trên mỗi phố phường, bản làng, trên các ngả đường, tuyến phố người xe tấp nập đi chùa cầu may thì ở các công ty, nhà máy trong Khu công nghiệp (KCN) phía Nam đã rộn rã tiếng máy. Trên đường vào KCN, xe lớn, xe nhỏ nối đuôi nhau nhập, xuất hàng hoá, từng tốp công nhân hối hả vào ca…
Công nhân Công ty cổ phần Dinh dưỡng Việt Tín vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ.

Tại Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc thuộc Công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tín, hàng trăm công nhân đang hối hả vào ca sản xuất, phía ngoài sân một tốp hơn chục công nhân đang vận chuyển hàng trăm tấn thức ăn đưa về các đại lý tiêu thụ.
Anh Bùi Minh Hải - Quản lý sản xuất Công ty cho biết: “Kế hoạch năm 2013 Công ty phấn đấu sản xuất trên 25 ngàn tấn sản phẩm thức ăn gia súc các loại. Vì vậy, ngay từ mùng 6 tết, Công ty đã tổ chức gặp mặt 90 anh em cán bộ công nhân viên và đi vào sản xuất ngay. Qua 7 ngày đi vào hoạt động đã sản xuất được hơn 300 tấn sản phẩm. Từ đầu năm đến nay, Công ty đã sản xuất và tiêu thụ được 1.500 tấn sản phẩm. Với tốc độ sản xuất như hiện nay cùng với có sự chuẩn bị sẵn nguồn nguyên liệu chắc chắn Công ty sẽ hoàn thành kế hoạch cả năm”.
Anh Hoàng Văn Dũng - công nhân Công ty đang đóng bao sản phẩm phấn khởi cho biết: “Sản xuất ở đây tuy vất vả nhưng lại có việc làm và thu nhập ổn định, lương bình quân đạt 5 triệu đồng/người/tháng, có nhiều người đạt hơn 7 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, mọi chế độ của người lao động như bảo hộ lao động, tiền ăn ca, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế được đảm bảo. Cuối tháng, cuối năm phân xưởng nào làm tốt nhiệm vụ còn được thưởng theo giá trị công việc nên anh em công ty rất phấn khởi”.
Tiếp đó, chúng tôi đến Công ty An Phát chuyên sản xuất hạt phụ gia CaCO3 cũng một không khí làm việc rất nhộn nhịp. Tuy mới đi vào sản xuất được hơn 2 năm nhưng nhờ có chiến lược kinh doanh, tiềm lực tài chính ổn định và đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề nên việc sản xuất kinh doanh khá thuận buồm xuôi gió. Năm 2012 sản xuất và tiêu thụ được trên 9.600 tấn sản phẩm doanh thu đạt hàng chục tỷ đồng, đời sống của gần 100 cán bộ, công nhân tương đối ổn định với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Dẫn chúng tôi đi thăm nhà máy, anh Dương Huy Bình - Phụ trách sản xuất, kinh doanh cho biết: “Ra quân ngày mùng 4 tết, bình quân mỗi ngày sản xuất được 33 tấn sản phẩm. Năm 2013, Công ty dự kiến sản xuất trên 20 ngàn tấn sản phẩm. Để hoàn thành kế hoạch, Công ty đã và đang đầu tư lắp đặt thêm 2 dây chuyền và sẽ đi vào sản xuất trong cuối tháng 3 này. Ngoài việc sản xuất kinh doanh hiệu quả, Công ty cũng luôn chú trọng, quan tâm đào tạo và chăm lo các chế độ chính sách cho người lao động được đảm bảo để mỗi công nhân luôn nghĩ mình là một thành viên trong ngôi nhà lớn An Phát”.
Cũng như Công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tín, Công ty An Phát và các công ty, nhà máy, doanh nghiệp nằm trong KCN phía Nam đã đi vào sản xuất ổn định ngay từ những ngày đầu năm. Ông Trần Ngọc Dũng -Trưởng phòng quản lý sản xuất KCN cho biết: “Với diện tích 532 ha, cùng với kết cấu hạ tầng như: điện, đường, nước, bưu chính viễn thông... khá hoàn chỉnh, nhờ vậy đến nay đã hút được 17 dự án với tổng vốn đầu tư gần 2 ngàn tỷ đồng và đã có 12 dự án đã đi vào sản xuất, thu hút 750 lao động.
Các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh khá hiệu quả như: Nhà máy nghiền Felspat thuộc Công ty cổ phần khoáng sản VPG, công suất 100 ngàn tấn sản phẩm/năm, thu hút 50 lao động; Nhà máy nghiền bột đá CaCO3 thuộc Công ty Cổ phần Mông Sơn, công suất 80 ngàn tấn sản phẩm/năm, thu hút 120 lao động; Nhà máy chế biến đá vôi trắng thuộc Công ty Phát triển số 1-TNHH 1 thành viên Hải Dương, công suất 250 ngàn tấn sản phẩm/năm, thu hút 160 lao động...
Bước sang năm 2013 này, nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, thị trường hàng hoá biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nhưng các nhà máy, công ty trong các KCN đã nỗ lực sản xuất, kinh doanh do đó giá trị sản xuất tháng 1 đạt 100 tỷ đồng, chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh”. 
Năm 2013, được dự báo vẫn là một năm đầy khó khăn, thách thức với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất nhưng với sự quyết tâm và những giải pháp, chiến lược trong sản xuất, kinh doanh cùng khí thế ra quân ngay từ những ngày đầu năm chắc chắn các doanh nghiệp Yên Bái sẽ vượt qua để đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Theo Báo Yên Bái

Đồng chí Phạm Duy Cường – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CTTĐT – Chiều ngày 5/3/2013, đồng chí Phạm Duy Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện kế hoạch năm 2013, một số đề án và công tác triển khai đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2013.
Đồng chí Phạm Duy Cường phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành, lãnh đạo UBND các huyện, thị, thành phố.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 4/3/2013 toàn tỉnh đã cấy được 17.703 ha lúa vụ Xuân đạt 98,7% kế hoạch, trong đó vùng thấp đạt 99,7% kế hoạch, vùng cao đạt 91% kế hoạch. Đã trồng được 2.623,3ha, đạt 21% kế hoạch. Tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hái ước đạt 3.000 tấn chè, chế biến được 650 tấn chè khô các loại.
Các ngành chức năng của tỉnh đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 04 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng với diện tích là 12.200 ha, hiện nay đang rà soát, kiểm tra 181.604,3 ha rừng sản xuất hiện có tại các huyện. Đã có 4/9 huyện xây dựng xong Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp huyện. Các đề án này đã được Hội đồng nhân dân huyện thông qua và đang trình UBND tỉnh phê duyệt.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp, công tác phòng chống bệnh dại, sản xuất vụ đông xuân và chăn nuôi trâu bò…
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phạm Duy Cường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận sự đóng góp của ngành nông nghiệp vào thành công chung của tỉnh trong năm 2012. Tuy nhiên đồng chí cũng nêu rõ, trong thời gian vừa qua, công tác quy hoạch của ngành chưa sát với thực tiễn, đặc biệt là quy hoạch sinh vật cảnh, cây quế Văn Yên và cây ngô hàng hóa; Ngành chưa tham mưu với tỉnh để giải quyết kịp thời, dứt điểm một số vấn đề đang vướng mắc thuộc phạm vi quản lý.
Về Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp, đồng chí Phạm Duy Cường nhấn mạnh đây là đề án có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Yên Bái, vì vậy các ngành, các cấp phải tập trung các nguồn lực để triển khai đề án đạt kết quả cao nhất, trong đó chú trọng vào công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về đề án này.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiến hành điều chỉnh, bổ sung một số quy hoạch chưa hợp lý như quy hoạch vùng chè, quế, sơn tra, cao su... Nhanh chóng hoàn chỉnh Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái, Đề án phát triển chăn nuôi đàn gia súc chính theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2013-2015. Tập trung  xây dựng và phát triển các làng nghề nhằm nâng cao đời sống của nhân dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong  năm 2013 sẽ xây dựng 01 xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới để rút kinh nghiệm trên toàn tỉnh. Các  ngành Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư bố trí vốn hợp lý cho các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường cho 11 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần quản lý tốt chất lượng giống, đảm bảo sản xuất đúng khung thời vụ, tăng cường kiểm soát dịch bệnh, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra tại các địa phương. Quan tâm chỉ đạo sản xuất vụ Xuân, công tác phòng dại, phòng dịch bệnh trên phạm vi toàn tỉnh…
Thanh Thủy

Thành phố Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đường tránh ngập

Đến thời điểm này, khu tái định cư (TĐC) số 1 tại phường Đồng Tâ, thành phố Yên Bái đã thi công xong mặt bằng nhưng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nội bộ, cống thoát nước, hệ thống điện chưa hoàn thành.

Đối với tuyến chính hiện còn 13 hộ chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ, hiện chủ đầu tư đang tiếp tục thi công khu TĐC số 4 và số 5 tại xã Văn Phú và xã Phúc Lộc, 37 hộ gia đình nằm trên tuyến tại khu vực xã Phúc Lộc đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư.
Đoạn tuyến chạy qua xã Văn Phú đã có quyết định phê duyệt mức bồi thường hỗ trợ cho 122 hộ gia đình với tổng kinh phí gần 14,5 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện chi trả xong toàn bộ kinh phí bồi thường cho các hộ trong diện thu hồi đất. Riêng đối với đoạn tuyến qua xã Tân Thịnh, tại khu TĐC 2A đã có 52 hộ gia đình và 59 ngôi mộ được phê duyệt kinh phí bồi thường.
Xã Tân Thịnh có 288 hộ nằm trong diện thu hồi đất để thi công tuyến chính và các nút giao, hiện đã có quyết định phê duyệt phương án bồi thường cho 152 hộ, song công tác giải phóng mặt bằng hỗ trợ TĐC ở xã Tân Thịnh đang gặp khó khăn khi giấy tờ pháp lý về đất đai trong trao tặng, mua bán chuyển nhượng, đổi đất, chỉnh lý loại đất hiện trạng đang sử dụng của người dân chưa hoàn thiện.
Thành phố cũng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các khu TĐC trên tuyến để người dân sau thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách đến các hộ dân trong diện phải thu hồi đất, vận động bà con chấp hành nghiêm những quy định trong giải phóng mặt bằng hỗ trợ TĐC.
Theo Báo Yên Bái

Sở NN&PTNT: Đề xuất, trình HĐND tỉnh 2 Đề án phát triển nông nghiệp

CTTĐT - Hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang hoàn thiện 02 Đề án trình Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái thông qua vào kỳ họp HĐND lần thứ 7 khoá XVII vào tháng 7 năm 2013.
Yên Bái phấn đấu đạt 95.000 tấn chè búp tươi vào năm 2015.

Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 - 2015 được thông qua sẽ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh chè bền vững, coi trọng chất lượng, lấy nâng cao chất lượng sản xuất, chế biến chè là khâu đột phá để nâng cao giá trị và hiệu quả. Quy hoạch vùng chè nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến, liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất chè búp với cơ sở chế biến, tích cực vận động nhân dân và có chính sách cụ thể hỗ trợ trồng thay thế, trồng mới diện tích chè có năng suất, chất lượng thấp. Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm chè Yên Bái.
Ổn định diện tích chè đến năm 2015 khoảng 11.500 ha với năng suất bình quân đạt 88,6 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 95.000 tấn. Từ 2013-2015 trồng thay thế, trồng mới 1.800 ha bằng giống chè có năng suất, chất lượng cao. Rà soát, sắp xếp lại 104 cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh chè, sản phẩm chè chế biến các loại đạt khoảng 20.000 tấn, xuất khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác khoảng 30% lượng chè chế biến; nâng giá chè thành phẩm trung bình lên 1,7 USD/01 kg vào năm 2015. Tăng thu nhập cho người trồng chè gấp 1,84 lần so với năm 2010. Hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất, chế biến chè.
Đề án phát triển chăn nuôi đàn gia súc chính theo hướng sản xuất hàng hoá tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013-2015 nhằm mục tiêu phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân của đàn gia súc chính 3%/năm trở lên, đạt 630.202 con vào năm 2015; Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 32.000 tấn (tăng 4% năm), trong đó sản lượng thịt đàn gia súc chính đạt 28.500 tấn; giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 1.200 tỷ đồng. Từng bước nâng dần tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp đạt 26% năm 2015.
Thanh Thuỷ
Thành phố Yên Bái triển khai 7 dự án chỉnh trang đô thị
CTTĐT - Ngày 7/3/2013, thành phố Yên Bái tổ chức hội nghị triển khai 7 dự án chỉnh trang đô thị năm 2013.
Trung tâm thành phố Yên Bái

Trong năm nay, thành phố Yên Bái triển khai 7 dự án chỉnh trang đô thị bao gồm: dự án cải tạo hành lang hè phố đường Yên Ninh, đoạn từ bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái đến ngã tư Nam Cường; Dự án cải tạo hành lang hè phố đường Lý Thường Kiệt; Dự án cải tạo hành lang hè phố tuyến quốc lộ 37, đoạn từ cầu Yên Bái đến UBND xã Hợp Minh; Dự án cải tạo cây xanh hè phố trên toàn địa bàn; Dự án nâng cấp đường nội bộ công viên Yên Hoà và dự án xây dựng cống thoát nước đường Hoàng Hoa Thám, khu vực bến xe khách Yên Bái.
Các dự án này được triển khai từ ngày 15/3/2013, phấn đấu sớm hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần nâng cao bộ mặt đô thị Yên Bái.
Tại hội nghị, lãnh đạo Đảng uỷ, UBND các xã, phường, đại diện tổ trưởng, trưởng thôn nhân dân trong phạm vi tác động của dự án đã phát biểu tham gia nhiều ý kiến đóng góp. Đa số các ý kiến đều bày tỏ niềm tin, phấn khởi khi thành phố triển khai các dự án chỉnh trang đô thị này. Ngay sau hội nghị triển khai cấp thành phố, các thôn, tổ nhân dân trong vùng dự án triển khai các nội dung có liên quan để toàn thể nhân dân được biết, ủng hộ, phối hợp thực hiện./.
Thanh Nghị - Đài Truyền thanh Tp Yên Bái

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015

CTTĐT- Thời gian qua, công tác triển khai Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 còn gặp những khó khăn. Vì vậy tỉnh Yên Bái đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả các nội dung đã đề ra trong thời gian tới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Đề án trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng.

Hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các ngành của tỉnh thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 4 doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng trong Đề án theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Trong đó, Công ty Cổ phần Giấy Miền Bắc được khảo sát, lập dự án thuê đất, thuê rừng với diện tích khoảng 4.000 ha. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu lâm nghiệp Yên Bái được thuê 4.000 ha để tổ chức trồng rừng nguyên liệu phục vụ Nhà máy chế biến gỗ ván thanh, ván MDF tại Yên Bái. Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn được thuê 4.000 ha đất rừng để tổ chức trồng rừng nguyên liệu phục vụ Nhà máy chế biến tại Yên Bái. Công ty xây dựng Hà Nội thuê đất trồng rừng kinh tế tại huyện Văn Chấn với diện tích là 200 ha.
Đến nay 9/9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện. Những đề án này đã được HĐND huyện thông qua và đang trình UBND tỉnh phê duyệt. Cụ thể, đến nay đã có 04 huyện là Trấn Yên, Mù Cang Chải, Văn Yên, Văn Chấn đã hoàn thành đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện, Hội đồng nhân dân huyện thông qua và đang trình UBND tỉnh phê duyệt.
Về việc xây dựng phương án giao rừng cấp xã, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh đã có 07 xã đang tiến hàng xây dựng phương án cụ thể theo các nội dung của đề án. Cụ thể, xã Y Can (huyện Trấn Yên) và xã Vũ Linh (huyện Yên Bình) đã xây dựng xong phương án giao rừng, cho thuê rừng và được thông qua tại HĐND cùng cấp; xã Minh Xuân (huyện Lục Yên), xã Quang Minh (huyện Văn Yên), xã Nghĩa Sơn (huyện Văn Chấn), xã Phình Hồ (huyện Trạm Tấu), xã Púng Luông (huyện Mù Cang Chải) đã thực hiện công tác tuyên truyền đến các hộ gia đình, cộng đồng dân cư về công tác giao rừng, cho thuê rừng và đang tiến hành xây dựng phương án chi tiết trình HĐND xã thông qua trong Quý I năm 2013.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Đề án, việc xây dựng các đề án cấp huyện và phương án cấp xã của các địa phương còn chậm. Kinh phí thực hiện đề án và kinh phí cho thực hiện rà soát diện tích 181.604,3 ha đất rừng chưa được cấp phát cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai Đề án. Một số chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc. Diện tích dự kiến cho thuê, sau khi đoàn công tác cùng với các doanh nghiệp khảo sát tại thực địa một số nơi đã bị người dân tranh thủ lợi dụng lấn chiếm. Diện tích đất trống dự kiến cho thuê để trồng rừng, các địa phương báo cáo sau khi rà soát giảm so với dự kiến vì diện tích này người dân địa phương tự nhận là đã trồng rừng vào đó, vì thế rất khó cho việc thoả hiệp xử lý tài sản trên đất để tiến hành  cho thuê theo quy định. Diện tích rừng có vị trí thuận lợi gần nhà, gần đường giao thông, độ dốc thấp và rừng có trữ lượng lớn thường được nhiều người xin nhận, vì thế khó khăn cho việc phân chia và lập phương án.
Trong thời gian tới tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về tiến độ triển khai Đề án. Đài Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái xây dựng chuyên trang, chuyên mục về triển khai Đề án, Cổng TTĐT tăng cường cập nhật thông tin lên chuyên trang Giao đất, giao rừng, tiếp nhận, chuyển đến các cơ quan liên quan để trả lời các câu hỏi của nhân dân về triển khai Đề án. Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thời gian tới sẽ đưa ra xét xử nghiêm minh các hành vi có tính chất lấn chiếm đất, rừng và cản trở công tác triển khai Đề án giao rừng cho thuê rừng.
Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các địa phương hoàn chỉnh đề án giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt trong Quý I năm 2013. Kiểm tra tiến độ xây dựng Đề án cấp huyện, phương án các xã điểm và kết quả thực hiện công tác rà soát diện tích đất rừng chưa giao, cho thuê trong đề án. Chỉ đạo, giám sát xã Vũ Linh, xã Y Can hoàn thiện phương án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong Quý I năm 2013 và tiến hành thực hiện trong năm 2013 theo kế hoạch.
Tổ chức rút kinh nghiệm việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tại 02 xã Vũ Linh và xã Y Can để triển khai trên diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục tiến hành kiểm tra, rà soát về thực trạng quản lý diện tích rừng chưa giao, cho thuê trong đề án hiện nay đang thuộc nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh theo kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.
Thanh Thuỷ

Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
Yên Bái nằm ở vùng Tây Bắc tiếp giáp với Đông Bắc. Phía đông bắc giáp hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía đông nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây nam giáp tỉnh Sơn La, phía tây bắc giáp hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

Hành chính

Yên Bái bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện:
  1. Thành phố Yên Bái, được nâng cấp từ thị xã ngày 11 tháng 01 năm 2002;
  2. Thị xã Nghĩa Lộ, thành lập ngày 15 tháng 05 năm 1995;
  3. Huyện Lục Yên
  4. Huyện Mù Cang Chải
  5. Huyện Trấn Yên
  6. Huyện Trạm Tấu
  7. Huyện Văn Chấn
  8. Huyện Văn Yên
  9. Huyện Yên Bình
với tổng số 180 xã, phường, thị trấn.

Địa hình

Yên Bái có diện tích tự nhiên 6.882,9 km², nằm trải dọc đôi bờ sông Hồng.
Địa hình Yên Bái có độ dốc lớn, cao dần từ đông sang tây, từ nam lên bắc, độ cao trung bình 600 mét so với mực nước biển và có thể chia làm hai vùng: vùng thấp ở tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du; vùng cao thuộc hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà có nhiều dãy núi.

Sông ngòi

Đèo Khau Phạ trên Quốc lộ 32
Ngoài hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, còn có khoảng 200 ngòi, suối lớn nhỏ và hồ, đầm. Đầu thập niên 1960, Nga giúp thiết kế hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước trên 20.000 ha, với khoảng 1.300 đảo lớn nhỏ. Hồ có sức chứa 3–3,9 tỷ m³ nước với mục đích ban đầu là chạy nhà máy thuỷ điện Thác Bà: Công trình thuỷ điện lớn đầu tiên ở Việt Nam.

Khí hậu

Yên Bái có khí hậu đặc trưng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm của miền bắc Việt Nam, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô.

Rừng

Yên Bái có rừng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. ở đây có gỗ quý pơ-mu sẽ tốt cho sức khỏe và đuổi muỗi nếu làm giường.

Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trữ lượng khá lớn như đá đỏ, sắt, thạch anh, đá fenspat, đá trắng Đông Nam Á.

Nông nghiệp

Đất nông nghiệp chiếm gần 10% diện tích tự nhiên, trong đó có cánh đồng Mường Lò rộng 2.300 ha nổi tiếng vùng Tây Bắc với nhiều sản vật có giá trị như: chè, quế, gạo nếp Tú Lệ, cam Lục Yên, nhãn Văn Chấn.

Dân tộc

Hiện nay, toàn tỉnh có 740.905 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009, gồm 30 dân tộc chung sống. Các dân tộc ở Yên Bái sống xen kẽ, quần tụ ở khắp các địa phương trên địa bàn của tỉnh với những bản sắc văn hoá phong sắc. chan

Lịch sử

Yên Bái là một điểm sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hoá nhân bản, thể hiện ở những di vật, di chỉ phát hiện ở hang Hùm (Lục Yên), công cụ bằng đá ở Thẩm Thoóng (Văn Chấn), thạp đồng Đào Thịnh, Hợp Minh (Trấn Yên), trống đồng Minh Xuân (Lục Yên). Nhiều di chỉ khảo cổ được phát hiện, như đền, tháp, khu di tích lịch sử.
Được thành lập năm 1900, tỉnh Yên Bái được biết đến qua cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng vào thượng tuần tháng 2 năm 1930. Lãnh tụ là Nguyễn Thái Học đã bị thực dân Pháp bắt và đem hành quyết bằng máy chém ở Yên Bái cùng 12 đồng đội vào ngày 17 tháng 6 năm 1930.

Giao thông

Đường vào huyện Trạm Tấu
Nhà thờ Nghĩa Lộ
Giao thông ở Yên Bái có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thuỷ. Quốc lộ 2, 13A, 32, 37 và 70 chạy qua tỉnh. Thông thương từ Yên Bái đến các tỉnh lân cận của miền Tây Bắc và Việt Bắc ngày càng phát triển nhất là khi hệ thống đường bộ đang tiếp tục được hoàn thiện, tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai nối liền tới Côn Minh, Trung Quốc được nâng cấp.

Đặc sản, lâm thổ sản

  • Gạo nếp Tan (Tú Lệ, Văn Chấn)
  • Xôi ngũ sắc (Nghĩa Lộ và Văn Chấn)
  • Xôi tam sắc (Nghĩa Lộ và Văn Chấn)
  • Táo mèo (Mù Căng Chải và Trạm Tấu)
  • Chè tuyết (Suối Giàng, Văn Chấn)
  • Bưởi Đại Minh
  • Cam sành (Lục Yên)
  • Nhãn (Văn Chấn)
  • Khoai sọ (Lục Yên)
  • Quế (Văn Yên)
  • Lạp cá (Mường Lò)
  • Thịt chó (thành phố Yên Bái)
  • Thịt trâu gác bếp (Yên Bái)
  • Cá (hồ thủy điện Thác Bà)
  • Cá tiểu bạc (hồ thủy điện Thác Bà)
  • Dế mèn (Mường Lò)
  • Pơ mu
  • Cải mèo

Du lịch

  • Ruộng bậc thang Mù Căng Chải
  • Thủy điện Thác Bà
  • Chợ đá quý Lục Yên
  • Đền Tuần Quán
  • Cánh đồng Mường Lò
  • Thác Mơ
  • Điểm du lịch Hồ Thác Bà

Giáo dục

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh có nhữngì chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống giáo dục và đào tạo được củng cố, phát triển. Quy mô giáo dục tăng nhanh, các cấp học, ngành học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, từ giáo dục chính quy đến giáo dục thường xuyên dần hoàn thiện. Công tác đào tạo đã có một số chuyển biến tích cực, đáp ứng một phần nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện nay toàn ngành đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2009 - 2015. Một số trường học có uy tín tại Yên Bái
  • Trường CĐSP Yên Bái
  • Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét