Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Kỳ 1: 22 năm mê đắm lan hồ điệp

SGTT - Là chủ của một vườn trồng hoa lan lớn ở quận 2 và trang trại 4.500m­2 ở Lâm Đồng, mỗi năm cung cấp cho thị trường 50.000 cây, thu về hàng tỉ đồng/năm, Lê Minh Thanh là điển hình của một người yêu hoa và biết biến tình yêu ấy thành tiền. 22 năm chỉ sống chết với giống lan hồ điệp, Thanh đang ấp ủ giấc mơ lập phòng nuôi cấy mô để lai tạo ra nhiều giống lan mới.Nghệ nhân và công nghệ trồng hoa.


LTS: Bằng một tình yêu đặc biệt dành cho hoa, những nghệ nhân ấy đã không ngừng tìm tòi để lai tạo ra nhiều giống hoa mới, đem đến cho cuộc đời nhiều sắc hương lạ, có giá trị kinh tế cao. Trong hành trình ấy, có mồ hôi, nước mắt, nụ cười và cả những lần trắng tay. Thế nhưng khi ngồi nhớ lại, lắng đọng sâu nhất, dày nhất trong lòng họ vẫn chỉ có những sắc hoa và cách nào để hoa ngày càng lộng lẫy hơn. Nhân dịp xuân về, các vườn hoa tết đang khoe sắc, Sài Gòn Tiếp Thị giới thiệu một số chân dung những nghệ nhân này.
Chăm hoa như… chăm con mọn
Nghệ nhân Lê Minh Thanh chăm sóc những cây lan hồ điệp do mình ươm trồng
Khu trưng bày của Thanh trên đường Lương Định Của, quận 2 những ngày này tấp nập người ra vào mua hoa lan chưng tết. Khoảng không gian hơn 100m2 được phủ kín bởi màu sắc của 30 chủng loại lan hồ điệp vàng, tím, đỏ... Thanh cho biết, tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng lan hồ điệp là loại hoa rất khó tính, đòi hỏi những yêu cầu sinh thái khắt khe. Người trồng phải hiểu biết tính nết của chúng để có những kỹ thuật chăm sóc phù hợp thì mới thành công. Đầu tiên là phải chuẩn bị nhà trồng để có thể kiểm soát và điều chỉnh các điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Muốn cây sinh trưởng tốt, ra hoa đúng thời vụ phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị tăng giảm nhiệt, thiết bị điều chỉnh ánh sáng... Kế đến là chuẩn bị giá treo, chậu, phân bón và các loại thuốc diệt nấm, sâu bệnh. “Khó nhất vẫn là khâu tìm, lai tạo giống và kỹ thuật chăm sóc ở từng giai đoạn của cây. Muốn vậy thì phải siêng đi sưu tầm rồi tiến hành lai tạo”, Thanh kể.
Vì chưa có phòng cấy mô nên sau khi chọn cây làm giống và chấm trái (thụ phấn cho hoa để lấy trái giống), Thanh thu hoạch và mang đến những phòng cấy mình quen biết nhờ lai tạo. Nhờ đó Thanh tự đúc kết có hai cách phổ biến để tạo giống mới là chấm trái hoặc lấy đốt sinh trưởng (lấy mắt trên cành hoa để ghép). Khi cây đậu trái thì chờ lấy hạt đem đi nuôi cấy mô. Khi hình thành cây non thì đưa về ươm, 18 tháng sau mới có bông. Nói thì ngắn gọn vậy nhưng để thu được hoa thành phẩm, Thanh phải thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật khác nữa, Thanh kể: “Cây con được trồng vào chậu và mang vào nhà kính, nhà lưới ở nhiệt độ khoảng 23oC. Lúc này phải đảm bảo hệ thống thông gió, độ ẩm thích hợp và giảm thiểu ánh nắng chiếu vào cây. Trồng một tháng thì bón phân. Thay chậu khoảng hai lần, phun thuốc chống nấm và sâu bệnh. Khi cây lớn thì phải có cách ém cho cây ra hoa vào dịp tết. Nói chung là phải luôn để mắt đến cây như trông con mọn vậy”.
Một số giống lan hồ điệp mới
Trong vườn lan bán tết năm nay của Thanh, có nhiều loại mới do anh chấm trái và phối hợp phòng cấy mô lai tạo như lan da báo, lan vàng lưỡi đỏ… trong đó, Thanh đã từng trồng thành công lan hồ điệp thơm. “Đó là kết quả lai tạo từ hoa lan thường với hoa lan thơm. Loại lan này nhiều hoa, hoa lớn, cành mập, nhiều màu sắc và đặc biệt có mùi hương rất dễ chịu”, Thanh hào hứng nói.
Đưa lan hồ điệp đến với mọi nhà
Thanh không lý giải được tại sao mình lại mê đắm lan hồ điệp như vậy. Chỉ biết rằng, 22 năm trước anh đã bén duyên với loại hoa này. Đó là những ngày thi xong tốt nghiệp 12 và quyết định đi làm để phụ gia đình. Gói ghém hành lý, cậu tú tài quê Quảng Ngãi vào TP.HCM tìm việc. Giữa Sài Gòn nhộn nhịp, anh chọn cho mình công việc lặng lẽ tại cơ sở trồng lan ở quận Bình Thạnh. Công việc mới mà quen vì chủ yếu chỉ chăm sóc cho đám lan trong vườn ươm, giống như việc đồng áng hồi còn ở quê nhà. Làm ở đây gần bảy năm, Thanh học lóm được những kinh nghiệm chăm sóc hoa, đặc biệt là kỹ thuật nuôi cấy mô. Là người mẫn cán nên khi những kỹ sư tại cơ sở nghỉ, Thanh được chỉ định thay thế họ tiếp tục việc nghiên cứu và ra cây giống. Từ một thợ làm vườn, giờ được “đôn” lên quản lý công việc với vai trò kỹ sư, đó là một bước ngoặt trong nghề. “Vậy mà tôi lại quyết định nghỉ để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về hoa lan”, Thanh kể tỉnh bơ.
“Hiện Thanh đang tính đến dự án thành lập phòng nuôi cấy mô để tạo ra những giống hoa lan mới phục vụ cho thị trường”
Về đầu quân vườn sưu tập hoa lan cây cảnh ở quận 2 với công việc của một kỹ sư, làm được bốn năm, thấy vốn liếng về lan hồ điệp đã kha khá, Thanh quyết định ra riêng và mở cơ sở trồng hoa. “Lúc đó trồng hoa cũng đạt nhưng tỷ lệ rất thấp mà số lượng cây hao hụt 60 – 70%. Rồi việc chấm trái nhưng không đậu trái nào, nếu có thì giống mới hoa không đẹp, thậm chí què quặt”, Thanh nhớ lại. Nản nhưng thích thì phải làm, vậy là vừa làm vừa học. Lại lục lọi tài liệu. Nhờ vậy mà Thanh nhận ra, tài liệu viết là một chuyện nhưng áp dụng vào thực tế lại hoàn toàn khác, chỉ có kinh nghiệm rút ra qua những ngày ăn ngủ cùng hoa mới xài được. Nhờ mối quan hệ có được từ những công việc trước đây, Thanh tích cực vừa học hỏi vừa xin giống mới về trồng và nghiên cứu lai tạo. Anh định hướng cho mình việc tìm giống và tạo ra những giống hoa lạ về màu sắc vì như vậy mới bán được giá cao và không sợ “đụng hàng”. Rồi hoa đã không phụ người, những vụ hoa sau đó bán được giá, quy mô trồng hoa ngày càng được mở rộng.
Một số giống lan hồ điệp mới
Hiện Thanh cung cấp hoa cho nhiều mối từ TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Ngãi cho đến Hà Nội, thậm chí “vương quốc” trồng hoa như Bến Tre, Đồng Tháp cũng nhập hoa của anh về tiêu thụ. Tháng 4.2009, Thanh quyết định mở thị trường lên Tây Nguyên khi lập trang trại trồng lan ở Lâm Đồng. Hiện anh đang tính đến dự án thành lập phòng nuôi cấy mô để tạo ra những giống hoa lan mới phục vụ cho thị trường.
Tại vườn lan của Thanh, mỗi cây có giá trung bình từ 100.000 đến 200.000 đồng, có cây thuộc loại “hàng độc” giá lên tới 4 – 5 triệu đồng. Cứ đến dịp thi hoa, anh lại mang sản phẩm mình trồng đi tham dự. Nhiều cây được giải cao nhưng ông chủ 39 tuổi thành thật: “Điều đó không quan trọng bằng việc mình thực hiện được sở thích trồng hoa và sống được nhờ sở thích đó”.
bài và ảnh Trung Dũng
Ông Võ Văn Thông, chủ tịch hội sinh vật cảnh quận 2:
Công nghệ trồng lan đang yếu
Thị trường hoa lan hiện nay rộng, nhu cầu của người tiêu dùng rất cao nhưng có một thực tế là ta vẫn phải nhập hoa thành phẩm từ Thái Lan, Đài Loan… Giống hoa đa số cũng nhập từ nước ngoài hoặc một hình thức tạo giống phổ biến là cấy mô từ giống của người ta vì trong nước cung cấp không đủ giống cung ứng. Việc lai tạo ra những giống hoa mới là rất cần thiết và phải đầu tư mạnh. Nếu ta cứ đi sau về công nghệ, sản xuất lại những giống lan được ưa chuộng nhập từ nước ngoài về thì ta mãi lạc hậu về công nghệ và sẽ thua ngay tại sân nhà. Vì vậy việc một nghệ nhân như anh Thanh tự mày mò nghiên cứu, tạo giống mới là một việc đáng ghi nhận.

Mách bạn cách chọn mua lan hồ điệp "chuẩn"

(Dân Việt) - Đặc đểm chung của lan hồ điệp kém chất lượng là: Hoa mau tàn, các nụ ở ngọn cành không nở (hoa mù), cá biệt có một số giò hoa còn bị giập, gẫy, cong, vẹo, cánh hoa nhăn nhúm, có nụ hoa còn bị khô...
Vài năm gần đây, các nhà vườn trong nước đã trồng được các loại lan hồ điệp phục vụ thú chơi lan của nhiều người, nhất là vào dịp tết. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vẫn có một số loại hoa lan hồ điệp kém chất lượng, nên người chơi phải cẩn thận khi chọn mua.
Đặc đểm chung của lan hồ điệp kém chất lượng là: Hoa mau tàn, các nụ ở ngọn cành không nở (hoa mù), cá biệt có một số giò hoa còn bị giập, gẫy, cong, vẹo, cánh hoa nhăn nhúm, có nụ hoa còn bị khô... Phần lớn trong số này được nhập từ Trung Quốc, chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, khó kiểm soát, nên phẩm cấp hoa không ổn định.
Sản xuất lan hồ điệp ở xã Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.
Nguyên nhân hoa xuống cấp là do điều kiện sinh thái (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng) thay đổi đột ngột; quá trình vận chuyển xa, thời gian lưu chuyển dài, cây không được bổ sung nước và chăm sóc kịp thời; ngoài ra các nhà vườn trước khi xuất bán thường bón thúc các chế phẩm với liều lượng cao cho hoa đẹp mã và tăng sức chống chịu... Tất cả yếu tố trên đã làm giảm sức sống của giò hoa, giảm chất lượng.
Để có được giò lan hồ điệp đẹp chơi trong những ngày tết, người tiêu dùng cần chú ý chọn các giò hoa đảm bảo các yêu cầu sau: Bầu cây (giá thể) phải đủ ẩm, rễ cây còn nguyên vẹn, không giập gẫy, trầy xước, lá cây xanh, tươi tự nhiên, không vết bệnh, không khuyết tật cong vênh, giập nát, có vết lạ. Cành (ngồng) hoa to mập, gốc cành hoa thẳng, ngọn cành uốn cong mềm mại tựa dáng lưỡi câu.
Giò hoa có 1 hoặc 2 cành, không có cành nhánh. Mỗi cành có từ 10 nụ hoa trở lên, nụ hoa phải to, trong đó có 2/3 số nụ hoa đã nở, khi nở, cánh hoa phải phẳng, cân đối, không ngửa ra hay cụp vào; màu sắc hoa có thể là trắng, tím, tím đỏ, đỏ cờ, da báo... tùy sở thích người chơi mà chọn mua màu sắc hoa cho hợp thị hiếu. Nhìn chung, màu sắc hoa thường đặc trưng như tên gọi, như: Hồ điệp trắng môi đỏ thì cánh hoa ngoài màu trắng, nhị và cánh bao nhị (cánh môi) màu đỏ, hồ điệp trắng môi vàng có cánh hoa ngoài màu trắng, nhị và cánh môi màu vàng...
Mua lan về nhà, người chơi cần thực hiện sang chậu. Giò đơn thì đưa vào chậu sành nhỏ có các lỗ hút khí và thoát nước ở đáy và thành chậu; nếu mua nhiều giò lan để đặt ở phòng khách, tiền sảnh nên trồng lại giò hoa trong chậu sứ lớn hơn rồi đổ giá thể giữa các bầu cho đầy chậu, nếu thiếu có thể bổ sung thêm xơ dừa, rêu Đài Loan, than củi.
Trong quá trình chơi hoa, tuyệt đối không bón thúc thêm bất cứ loại phân bón hay dưỡng chất nào nữa; nếu bầu hoa khô phun tưới đủ ẩm bằng nước sạch. Nếu chọn được giò lan hồ điêp đảm bảo các yêu cầu trên thời gian chơi có thể kéo dài 50-60 ngày.
Thạc kỹ, kỹ sư Nguyễn Hải Tiến
(Sở NNPTNT Hưng Yên)

Phương pháp chăm sóc lan hồ điệp sau Tết

Sau Tết, khi đa phần hoa trên các cần lan đã tàn, muốn cho cây sống sót và nhanh phục hồi, ta nên dỡ chậu lan ra thành từng cây một để trồng và chăm sóc.

Các cây lan hồ điệp trưng bày ngày Tết thường ghép vào các chậu lớn tạo nên những giò lan rực rỡ. Tuy nhiên, sau Tết, do các gia đình bận rộn nên thường quên hoặc chăm sóc lan không chu đáo, vì thế phần lớn lan bị chết hoặc không thể phát triển, hoặc lụi dần do người chơi không mấy quan tâm đến hoặc chưa biết chăm sóc nó ra sao sau khi tàn hoa.
Độc giả Hà Bắc chia sẻ cách xử lý và chăm sóc cây lan hồ điệp sau khi tàn hoa:
Dùng kéo cắt bỏ ngồng hoa, cách mắt ngủ cuối cùng trên cần hoa khoảng 3 cm. Không nên cắt sát cần cuống, dễ làm dập gãy lá và dễ bị thối lan vào thân cây. Chỗ mắt ngủ còn lại trên cần hoa có khả năng cho ra cây con, dùng bông y tế chấm ít thuốc atonic đặt vào chỗ mắt ngủ khoảng một tuần rồi mở ra, sau 1-2 tháng có khả năng ra cây con.
- Đối với các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì ta cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng dao lam hoặc dao thật sắc khoét bỏ phần bị lá bị hỏng.
- Đối với các lá bị bệnh nhiều, mặt sau lá có dấu hiệu nấm, nhện loang rộng nên cắt bỏ hoàn toàn.
Tiếp theo, xử lý phần gốc và rễ: Người trồng nên quan sát rễ cây. Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, dịp Tết do người nhà vườn hoặc người chơi tưới nước nhiều, do vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa làm cho rễ cây bị thối rất nhiều. Ta cần rút bỏ bầu nhựa.
- Nếu thấy rễ cây vẫn còn tươi xanh, thối ít thì ta cố gắng giữ nguyên cả bầu của cây, dùng kéo sạch cắt bỏ tất cả các rễ thối, để nguyên các rễ vẫn còn tươi xanh. Bôi vôi, hoặc sơn móng tay, hoặc thuốc làm liền da cây, hoặc keo 502 vào tất cả các vết cắt đặt nguyên bầu cây vào chậu, dùng dây cố định chặt gốc cây lan không cho lung lay. Đổ dớn cọng đã xử lý nấm vào xung quanh chậu vỗ nhẹ cho hơi chặt, không phủ kín lên gốc để quan sát sự phát triển của rễ cây.
- Nếu rễ cây bị hỏng nhiều, gỡ bỏ toàn bộ phần rêu nước trong bầu cây để cắt rễ thối, cắt bỏ toàn bộ các rễ bị thối hoặc dập gãy. Bôi vôi, keo vào vết cắt, bỏ ít xốp vào đáy chậu.
Cây bị cắt gần như hết rễ nên rất khó đứng vững trong chậu. Dùng một thỏi xốp hình chữ nhật, đặt vào chính giữa gốc cây, cho cây lên cục xốp đó. Buộc dây vào gốc và buộc cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay khi cầm chậu.
- Để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô khoảng ba ngày sau thì tưới đẫm toàn bộ chậu 1 lần.
- Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trưởng như Atonic, K/H ...thật loãng, tỉ lệ 1/2 thìa cà phê cho 20 lít nước phun sương ẩm hàng ngày.
- Khoảng 1-2 tuần sau, các rễ mới nhú ra, đợi khi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớp đất vào.
- Sau 1-2 tháng cây phát triển ổn định trở lại, bón phân, tưới nước bình thường.
Hà Bắc

Kỹ thuật đơn giản trồng hoa lan rừng

Hoa lan rừng khi mang về trồng trong môi trường nhà ở nếu bị ánh nắng trực tiếp, nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng dù lan được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan.

Khi người "chơi hoa" mua hoa lan về nuôi trồng trong môi trường nhà thường gặp nhiều khó khăn như cây không phát triển, héo rũ, không ra hoa. Độc giả Ô Kim Duy chia sẻ với VnExpress kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan rừng để người yêu hoa có những giò lan phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là lan rừng.
"Theo kinh nghiệm dân gian, muốn cho lan sinh trưởng tốt, môi trường thuận lợi nhất cho lan bám vào cây tươi nơi thoáng gió, ít ánh sáng chói. Vì vậy, khi lan đưa vào trồng trong chậu cần chăm sóc từ từ cho cây quen dần, không bón thúc phân hóa học quá sớm. Lúc lấy lan rừng cần bóc cả vỏ gỗ mục (loại lan đang sống) bó lại để nơi thoáng mát, ngày tưới vài ba lần bằng cách phun sương đều cả lá thân rễ. Chăm sóc cho lan một tháng rồi chiết thành nhánh trồng vào giò. Chú ý lót giò bằng mùn cưa hay xơ dừa đều không được nén chặt. Tránh để ánh nắng gay gắt, thỉnh thoảng đưa lan ra ngoài trời đêm. Chơi lan không nên bón nhiều phân hóa học, chỉ cần đủ nước, ánh sáng và không gian phù hợp là cây phát triển tốt.
Khi muốn lan ra hoa bất thường, vào dịp tết chẳng hạn, thì bón phân qua lá dành riêng cho lan. Song cần rất hạn chế bón thúc cho hoa vì sau mỗi đợt bón như vậy cây sẽ yếu sức. Tốt nhất là cách hai tháng lại thay lót giò một lần bằng xơ dừa mạt cưa. Hoa tàn thì cắt ngay cuống lá để tập trung dinh dưỡng nuôi cây lại sức. Tưới nước nhẹ đều đặn ngày vài ba lần là cây sống khỏe không cần bón phân.

Chăm sóc

Một trong những đặc điểm sinh học của lan là loài cây khó tính ở chỗ lan có khả năng chịu cớm cao, ưa ẩm và bóng râm nhưng nếu thiếu ánh sáng cũng giảm năng suất và phẩm chất. Nếu lan bị ánh nắng trực tiếp nhất là nắng quá chiều sẽ gây lụi tàn nhanh chóng mặc dù vẫn được cung cấp đầy đủ nước và khoáng hòa tan. Để phòng ngừa tác hại của nắng hạn đối với lan, ta cần chủ động tiến hành một số biện pháp sau:

Đối với phong lan: Không để cho nắng trời trực tiếp chiếu vào giỏ, bụi lan và toàn bộ giá thể (lồng lan), đặc biệt “kỵ” với nắng quái chiều và gió Tây (gió Lào). Nếu trồng đại trà thì phải làm giàn bằng lưới nilon có lỗ để lan vẫn quang hợp được. Chú ý phun tưới (tốt nhất là phun sương mù nhân tạo) toàn bộ cây và giá thể theo kinh nghiệm "2 ướt 1 khô" trong ngày đó là vào các thời điểm trước bình minh và sau hoàng hôn. Lượng nước vừa đủ làm mát cây, ướt rễ và dự trữ.

Đối với địa lan: Chăm sóc như đối với phong lan, cần chú ý đảm bảo đất nền tơi xốp, nhiều mầu ở thể hữu cơ đang hoai mục là tốt nhất. Nên bổ sung từ 10-20% vụn gỗ mục (cả vỏ), 10-20% (theo khối lượng tổng thể) các mẩu than gỗ nhỏ luôn ẩm (nhưng không ướt sũng) để nhử rễ ăn ra mà ta quen gọi là hồ rễ. Tránh gió khô, gió lùa qua phần nổi của cây. Làm mát đất bằng phun tưới nước loang theo bóng tán. Cần loại bỏ ngay những lá già (úa vàng) ngăn chặn sâu bệnh bội nhiễm, tỉa các cành khô, rễ hết chức năng hấp thụ hơi nước và cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nuôi cây.
Không nên dùng NPK- loại dùng cho cây hoa màu, cây lương thực bón cho lan. Để cây tươi lâu đẹp bền, hoa sai thắm màu, hương đậm có thể thúc cho lan (phun tưới toàn bộ giá thể) nước gạo mới vo, nước ngâm tro hoai và rắc xỉ than (nguồn phân vi lượng tổng hợp). Nếu có điều kiện lấy bông (hoặc vải bông cotton) nhúng vào dung dịch glicerin 10- 15% cuốn vào cổ rễ lan để giữ ẩm.
Ô Kim Duy
Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp (15-09-2009)



Hiện nay, Hoa lan đang trở thành loài hoa có nhu cầu lớn nhất và được sử dụng một cách rộng rãi mang tính chất trang trí và thương mại. Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng hoa lan rất khó trồng ở nhà. Đây là một số lời khuyên cho việc trồng và chăm sóc lan hồ điệp tương đối ít cầu kỳ trong việc chăm sóc


Phong lan là giống cây có hoa thuộc họ lan (orchidaceae). Nó gồm có 880 giống và gần 22000 loài. Hồ điệp có 60 loài. Lan hồ điệp được xem như là một trong số các giống lan phổ biến nhất, vì chúng dễ trồng ở nhà hơn so với các giống tương tự.

Các đặc tính chung

Lan Hồ điệp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Philipin và Australia  Những loài cây này luôn bám chặt vào những cái cây ở trong rừng sâu hoặc bám vào đá. Chúng có những cái lá to, rộng mọng nước và cuống hoa uốn cong mang nhiều hoa. Thường một cây có 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng. Một số loài cuống hoa mang những hoa tròn to. Những loài có cuống hoa ngắn và hoa có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng, hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc, viền hay đốm. Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghi trong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên. Một yếu tố quan trọng của lan hồ điệp là trong điều kiện nhân tạo thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai thì thời gian hoa tàn có thể kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.

Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Bạn có thể đặt nó vào chậu riêng hoặc bỏ chung vào một chậu. Những cái chậu thông thường chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm, nếu chúng được chăm sóc hợp lý.

Các cây con có sẵn trong phòng thí nghiệm sẽ được đưa ra ngoài và kích thước của cây phụ thuộc vào độ lớn cuả lá, mà độ rộng của lá được đo từ đỉnh lá đến điểmđối diện. Thông thường, một cây có chiều dài lá  khoảng 20cm hoặc lớn hơn được xác định khi cây có hoa đầu tiên nở, tuy nhiên một số loài chiều dài lá chỉ đạt 10cm khi hoa vừa mới nở.
Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ
Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Trong nhà, lan hồ điệp ưa thích một vị trí gần cửa sổ có ánh sáng nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp thì không nên, đặc biệt hướng mặt trời chiếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng. Bạn có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo. Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày. Trường hợp ở trong nhà kính, bạn nên che bằng tấm vải nhất là trong mùa hè.
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-290C và nhiệt độ ban đêm là 13-180C. Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 160C liên tục trong 3 tuần khi cụm hoa bắt đầu xuất hiện. Thông thường sự thay đổi bất thường về nhiệt độ và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ.
Ẩm độ và nước tưới
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm. Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng màn che, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh. Một biện pháp đề phòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước. Bạn phải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước. Việc tưới nước cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận. Vào mùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vào mùa đông, khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổi trưa, vì lá sẽ khô cho tới tối. Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá. Vì thế, cách tốt nhất là tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhu cầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than củi).
Phân bón và thuốc trừ sâu
Phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đang trong giai đoạn tăng trưởng. Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng ít hơn. Luôn tưới nước cho cây đầy đủ trước khi bón phân. Loại phân bón với công thức ổn định như là NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây. Cây đang ra hoa sử dụng công thức có hàm lượng photpho cao hơn. (10-30-20). Suốt những tháng mùa đông bạn có thể giảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng.
Rất có lợi khi lặp lại việc bón phân cho cây trong suốt thời gian cây nở hoa. Lan hồ điệp đôi lúc cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên. Khi những con sâu hại bám vào lá sẽ được loại bỏ bằng nước xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng một miếng vải mềm. Thậm chí bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu thương mại.
Kích thích ra hoa
Hoa lan hồ điệp tàn sau khi nở 3 tháng. Sau khi hoa tàn, bạn có thể điều khiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa. Thỉnh thoảng việc làm này cũng có thể cho một cụm hoa mới, mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9 tháng. Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu. Nhưng, nếu cuống hoa còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa. Đoạn cành cắt bỏ dài khoảng 10-12cm. Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-3 tuần.
Thay chậu
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài. Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phải biết khi nào và làm như thế nào để thay chậu cho cây. Có hai lý do mà cây cần được thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặc giá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt
Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm. Mùa thích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân.
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kín các khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây. Điểm bắt đầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể. Sau khi thay chậu nên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày.
Trồng lan không khó hay cầu kỳ. Bạn có thể tự hào sở hữu những cây lan nhập nội với những bông hoa đầy màu sắc. Hãy tự tin, chọn lan hồ điệp để làm cho cuộc sống của bạn tràn đầy màu sắc và hương thơm.
Phan Diễm Quỳnh


Giá một chậu lan Hồ Điệp bằng thu nhập cả năm của người lao động

Khách hàng chủ yếu vì…tò mò và muốn chụp ảnh, chứ người mua rất thưa thớt.

Chỉ còn chưa đến hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán, dạo quanh các phố Lê Văn Lương, Bà Triệu, Trương Định, Nguyễn Chí Thanh, Bưởi, Xuân Thủy…ở Hà Nội những ngày này không khó để bắt gặp một điểm bày bán hoa Lan.
Lan có nhiều loại, cả nội lẫn ngoại, nhưng năm nay phổ biến là loại lan Hồ Điệp và Địa lan nội, xuất xứ Tây Bắc và Đà Lạt. Giá cả cũng vô cùng, từ vài trăm nghìn đến gần trăm triệu đồng mỗi chậu.
Những cửa hàng bán hoa lan thu hút khá đông khách đến xem, hơn hẳn các điểm bán đào, quất, mai. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, khách đến chủ yếu vì…tò mò và muốn chụp ảnh, chứ người mua rất thưa thớt.
Chị Minh ở Trung Tự (Đống Đa) đang xem lan bày bán trước cửa tòa nhà Vincom trên đường Bà Triệu cho biết, gia đình chị cũng muốn chơi lan dịp Tết này, nên hôm nay tiện thể đi mua sắm, ghé vào xem giá cả ra sao. “Nhưng xem qua e là khó”, chị nói và chỉ vào chậu lan Hồ Điệp bày trong cửa hàng cho biết: Chậu này đẹp thật, nhưng giá 65 triệu đồng thì …chỉ nên chụp ảnh.

Chậu lan Hồ Điệp bán tại Vincom có giá 65 triệu đồng (Ảnh: P.T)

Chậu này giá rẻ hơn một chút, chỉ...30 triệu đồng (Ảnh: P.T)


Cùng tâm lý với chị Minh, anh Thành, một nhân viên làm việc tại công ty Someco Sông Đà ở Từ Liêm đang xem hoa tại đường Lê Văn Lương cho biết, hàng ngày anh đưa con gái đi học qua đây, con anh muốn bố sắm một chậu lan dịp tết. Hôm nay Chủ Nhật, anh ghé vào định mua, nhưng chắc phải thất hứa với con gái.
“Giá một chậu lan Hồ Điệp nhìn ưng một chút thì 25 – 35 triệu đồng, những chậu rẻ dưới 10 triệu đồng thì xấu, vậy tôi làm sao có tiền để chơi thứ hoa xa xỉ này”, anh nói.
Anh Thành cho biết thêm, ngành xây dựng năm nay khó khăn, lương năm 2011 đã thấp lại chưa được thanh toán hết, chưa kể còn không có tiền thưởng, nếu mua chậu lan chơi tết thì coi như phải bỏ hết số lương làm ra của năm vừa rồi.

Chậu Lan này có giá 25 triệu đồng (Ảnh: P.T)


Những chậu này có giá 2,5 - 8,5 triệu đồng/chậu được khách chọn nhiều hơn
dù không ưng (Ảnh: P.T)


Những người bán hàng thì thừa nhận, năm nay sức mua quá thấp, chỉ có các công ty mua, chứ gia đình thì ít. Chị Khánh, chủ một quầy lan Tây Bắc trên đường Lê Văn Lương cho biết, mỗi ngày chỉ bán được khoảng chục chậu giá trung bình, những chậu giá cao thì may ra có ngày bán được 1- 2 chậu. Còn những chậu đắt thật, thì hầu  như không có khách nào hỏi mua.
Chị Hoa bán lan trên phố Bà Triệu thì cho biết, mỗi ngày cửa hàng cũng bán được vài chục chậu. Tuy nhiên khi hỏi người trông xe thì ông này khẳng định, cả ngày chỉ được vài chậu, có hôm cả buổi sáng không bán được chậu nào.
Bài và ảnh: Phương Thảo
Theo TTVN



máy photocopy  , may photocopy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét